Fe + FeCl3 → FeCl2 | FeCl3 ra FeCl2
Fe + FeCl3 → FeCl2 là phản ứng oxi hóa khử. Bài viết này cung cấp đầy đủ thông tin về phương trình hóa học đã được cân bằng, điều kiện các chất tham gia phản ứng, hiện tượng (nếu có), ... Mời các bạn đón xem:
Phản ứng Fe + FeCl3 → FeCl2
1. Phương trình phản ứng FeCl3 ra FeCl2
Fe + 2FeCl3 → 3FeCl2
2. Điều kiện phản ứng FeCl3 tạo ra FeCl2
Nhiệt độ thường
3. Bản chất của các chất tham gia phản ứng
3.1. Bản chất của Fe (Sắt)
- Trong phản ứng trên Fe là chất khử.
- Fe là kim loại có tính khử trung bình đẩy được kim loại đứng sau ra khỏi dung dịch muối của chúng.
3.2. Bản chất của FeCl3 (Sắt (III) clorua)
Trong phản ứng trên FeCl3 là chất oxi hoá.
4. Tính chất hóa học của Fe
4.1. Tác dụng với phi kim
Với oxi: 3Fe + 2O2 Fe3O4
Với clo: 2Fe + 3Cl2 2FeCl3
Với lưu huỳnh: Fe + S FeS
Ở nhiệt độ cao, sắt phản ứng được với nhiều phi kim.
4.2. Tác dụng với dung dịch axit
Tác dụng với với HCl, H2SO4 loãng
Fe + 2HCl → FeCl2 + H2
Tác dụng với H2SO4 đặc, nóng; HNO3 đặc:
2Fe + 6H2SO4 → Fe2(SO4)3 + 3SO2 + 6H2O
Fe + 4HNO3 → Fe(NO3)3 + NO↑ + 2H2O
Fe + 6HNO3 → Fe(NO3)3 + 3NO2 ↑ + 3H2O
Không tác dụng với H2SO4 đặc nguội, HNO3 đặc, nguội
4.3. Tác dụng với dung dịch muối
Đẩy được kim loại yếu hơn ra khỏi muối
Fe + CuSO4 → FeSO4 + Cu
Fe + AgNO3 → Fe(NO3)2 + Ag
5. Tính chất hóa học của FeCl3
- Tính chất hóa học của muối
- Có tính oxi hóa: Khi tác dụng với chất khử, hợp chất sắt (III) clorua bị khử thành hợp chất sắt (II) hoặc kim loại sắt tự do.
Fe3+ + 1e → Fe2+
Fe3+ + 3e → Fe
5.1. Tính chất hóa học của muối
- Tác dụng với dung dịch kiềm:
FeCl3 + 3KOH → Fe(OH)3 + 3KCl
- Tác dụng với muối:
FeCl3 + 3AgNO3 → Fe(NO3)3 + 3AgCl
- Tác dụng với dung dịch axit:
- Sục khí H2S vào dung dịch FeCl3 có hiện tượng vẫn đục:
2FeCl3 + H2S → 2 FeCl2 + 2 HCl + S
5.2. Tính oxi hóa
Fe + 2FeCl3 → 3FeCl2
Cu + 2FeCl3 → 2FeCl2 + CuCl2
6. Ứng dụng của FeCl3
- Nó được sử dụng làm chất làm se vết thương khá phổ biến hiện nay.
- FeCl3 là thành phân quan trọng trong các sản phẩm thuốc trừ sâu.
- Chúng được sử dụng rộng dãi trong sản xuất các bo mạch in: Là chất cầm màu, tác nhân khắc axit cho bản in khắc, chất xúc tác trong tổng hợp hữu cơ, chất làm sạch nước, và được sử dụng trong nhiếp ảnh,...
- FeCl3 là một thành phần được sử dụng nhiều trong các chất nhuộm với vai trò là chất giữ màu.
- Là thành phần có mặt trong các bồn tẩy tạp chất cho nhép, nhôm.
- Giúp tạo bông bên và thô trong quy trình xử lý nước.
- FeCl3 là hóa chất được sử dụng phổ biến nhất hiện nay để xử lý nước thải đô thị và rác thải công nghiệp vì nó có thể sử dụng được cho cả nước có nồng độ muối cao.
- Hợp chất hóa học này còn có tác dụng như keo lắng để làm nước tron hơn. đặc biệt chúng còn có thể giúp loại bỏ photphase bằng phản ứng kết tủa.
7. Bài tập vận dụng liên quan
Câu 1. Cho thanh sắt vào dung dịch H2SO4 loãng sau đó thêm tiếp vài giọt dung dịch CuSO4. Hiện tượng quan sát được là
A. bọt khí bay lên ít và chậm hơn lúc đầu.
B. khí ngừng thoát ra (do Cu bao quanh Fe).
C. bọt khí bay lên nhanh và nhiều hơn lúc đầu.
D. dung dịch không chuyển màu.
Lời giải:
Các quá trình xảy ra như sau :
Fe + H2SO4 → FeSO4+ H2
Fe + CuSO4 → FeSO4+ Cu
→ Cu sinh ra bám vào thanh sắt và hình thành 2 điện cực cùng tiếp xúc với dung dịch chất điện li
→ xảy ra ăn mòn điện hóa → tốc độ thoát khí tăng
Câu 2. Hiện tượng nào xảy ra khi cho kali vào dung dịch FeCl3?
A. sủi bọt khí không màu và có kết tủa nâu đỏ.
B. sủi bọt khí không màu và có kết tủa trắng xanh.
C. sủi bọt khí không màu và có kết tủa màu đỏ
D. sủi bọt khí không màu và có kết tủa xanh.
Lời giải:
Sủi bọt khí không màu, kết tủa có màu nâu đỏ
(Vì K + 2H2O → KOH + H2 (Chất khí bị sủi bọt không màu)
(Vì trong dung dịch có dung môi là nước)
3KOH + FeCl3→ 3KCl + Fe(OH)3 (Chất kết tục có màu nâu đỏ))
Câu 3. Cho các thí nghiệm sau:
Thí nghiệm 1: Cho thanh Fe vào dung dịch FeCl3
Thí nghiệm 2: Cho thanh Fe vào dung dịch CuSO4
Thí nghiệm 3: Cho thanh Cu vào dung dịch FeCl3
Thí nghiệm: Cho thanh Fe tiếp xúc với thanh Cu rồi cho vào dung dịch HCl. Số trường hợp xuất hiện ăn mòn điện hoá là
A. 1.
B. 2.
C. 4.
D. 3.
Lời giải:
TN1 : Fe + 2FeCl3 → 3FeCl2
→ ăn mòn hóa học vì không hình thành 2 điện cực mới
TN2 : Fe + CuSO4: ăn mòn điện hóa vì hình thành 2 điện cực Fe và Cu. Hai điện cực tiếp xúc với nhau và tiếp xúc với dung dịch điện li Fe2+, Cu2+
TN3 : Cu + FeCl3: ăn mòn hóa học vì không hình thành 2 điện cực mới
TN4: Ăn mòn điện hóa vì có 2 kim loại tiếp xúc với nhau và cùng tiếp xúc với dung dịch chất điện li. Fe là cực (-), Cu là cực (+)
Tại cực (-): Fe → Fe2+ + 2e
Tại cực (+): 2H+ + 2e → H2
→ có 2 trường hợp xuất hiện ăn mòn điện hóa
Câu 4. Cho dung dịch NaOH vào ống nghiệm đựng dung dịch FeCl3, hiện tượng quan sát được là:
A. Có kết tủa trắng xanh.
B. Có khí thoát ra.
C. Có kết tủa đỏ nâu
D. Kết tủa màu trắng.
Lời giải:
Cho dung dịch NaOH vào ống nghiệm đựng dung dịch FeCl3, xảy ra phản ứng:
3NaOH + FeCl3 → Fe(OH)3 ↓ + 3NaCl
Fe(OH)3 kết tủa màu đỏ nâu
Câu 5. Cho dung dịch axit sunfuric loãng tác dụng với muối natrisunfit (Na2SO3). Chất khí nào sinh ra?
A. Khí hiđro
B. Khí oxi
C. Khí lưu huỳnh đioxit
D. Khí hiđro sunfua
Lời giải:
Phương trình phản ứng hóa học
H2SO4 + Na2SO3 → Na2SO4 + SO2 ↑ + H2O
=> chất khí sinh ra là SO2: lưu huỳnh đioxit
Câu 6. Sắt tác dụng với chất nào sau đây tạo muối FeCl3?
A. HCl.
B. Cl2.
C. CuCl2.
D. NaCl.
Lời giải:
A. 2HCl + Fe → FeCl2 + H2.
B. 3Cl2 + 2Fe → 2FeCl3.
C. CuCl2 + Fe → FeCl2 + Cu.
D. NaCl không phản ứng Fe.
Câu 7. Có 4 dung dịch riêng biệt : HCl; CuCl2; FeCl3; HCl có lẫn CuCl2. Nhúng vào mỗi dung dịch một thanh Fe nguyên chất. Số trường hợp xuất hiện ăn mòn điện hoá là
A. 0
B. 1
C. 2
D. 3
Lời giải:
Fe + HCl: ăn mòn hóa học vì không hình thành 2 điện cực mới
Fe + CuCl2: ăn mòn điện hóa vì hình thành 2 điện cực Fe và Cu. Hai điện cực tiếp xúc với nhau và tiếp xúc với dung dịch điện li
Fe + FeCl3: ăn mòn hóa học vì không hình thành 2 điện cực mới
Fe + HCl có lẫn CuCl2: cả ăn mòn điện hóa và ăn mòn hóa học vì xảy ra các phản ứng sau
Fe + 2HCl → FeCl2 + H2 (ăn mòn hóa học vì không hình thành 2 điện cực mới)
Fe + CuCl2 → FeCl2 + Cu
→ Cu sinh ra bám vào thanh sắt và hình thành 2 điện cực cùng tiếp xúc với dung dịch chất điện li
→ xảy ra ăn mòn điện hóa
Câu 8. Cho mẩu Cu vào dung dịch FeCl3. Hiện tượng xảy ra là:
A. Kim loại Fe màu trắng bám vào Cu, dung dịch chuyển sang màu xanh.
B. Đồng tan ra, sủi bọt khí không màu và kết tủa màu trắng.
C. Không hiện tượng, vì phản ứng không xảy ra.
D. Đồng tan ra, dung dịch từ màu đỏ nâu chuyển sang màu xanh.
Lời giải:
Phản ứng hóa học xảy ra khi cho mẩu Cu vào dung dịch FeCl3:
Cu + 2FeCl3 (nâu đỏ) → CuCl2(xanh) + FeCl2
⟹ Đồng tan ra, dung dịch từ màu nâu đỏ chuyển sang màu xanh.
Câu 9. Sắt có tính chất vật lý nào dưới đây:
A. Màu trắng bạc, nhẹ, có ánh kim, dẫn điện và dẫn nhiệt kém.
B. Màu trắng bạc, nặng, có ánh kim, dẫn điện, dẫn nhiệt tốt
C. Màu trắng xám, nặng, có ánh kim, dẫn điện và dẫn nhiệt tốt
D. Màu trắng xám, nhẹ, có ánh kim, dẫn điện và dẫn nhiệt tốt.
Lời giải:
Màu trắng hơi xám, dẻo, dễ rèn, dễ dát mỏng, kéo sợi; dẫn nhiệt và dẫn điện tốt chỉ kém đồng và nhôm.
Sắt có tính nhiễm từ nhưng ở nhiệt độ cao
Sắt là kim loại nặng, khối lượng riêng lớn
Câu 10. Cho 3,92 gam một kim loại chưa biết hóa trị tác dụng hoàn toàn với dung dịch H2SO4 loãng, thu được 10,64 gam muối sunfat. Kim loại đã dùng là:
A. Mg
B. Al
C. Zn
D. Fe
Lời giải:
Gọi kim loại cần tìm là M có hóa trị n, công thức của muối sunfat là M2(SO4)n
2M + nH2SO4 → M2(SO4)n + nH2
2M gam (2M + 96n) gam
3,92 gam 10,64 gam
=> 2M. 10,64 = 3,92.(2M + 96n) => M = 28n
Lập bảng biện luận ta được
M là Fe => Công thức oxit: Fe2O3
Câu 11. Cho m gam Fe tác dụng hoàn toàn với dung dịch H2SO4 đặc, nóng (dư) thu được 3,36 lít khí SO2 sản phầm khử duy nhất (ở đktc). Tính giá trị của m?
A. 11,2 gam
B. 5,6 gam
C. 8,4 gam
D. 14 gam
Lời giải:
Phương trình hóa học
2Fe + 6H2SO4 đặc nóng → Fe2(SO4)3 + 3SO2 + 6H2O
Ta có: nFe= .nSO2 = . 0,15 = 0,1 mol
→ mFe = 0,1.56 = 5,6 gam
Câu 12. Cho bột Fe vào dung dịch gồm AgNO3 và Cu(NO3)2. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được dung dịch X gồm 2 muối và chất rắn Y gồm 2 kim loại. Hai muối trong X và 2 kim loại trong Y lần lượt là:
A. Cu(NO3)2, Fe(NO3)2 và Cu, Fe.
B. Cu(NO3)2, Fe(NO3)2 và Ag, Cu.
C. Fe(NO3)2, Fe(NO3)3 và Cu, Ag.
D. Cu(NO3)2, AgNO3 và Cu, Ag
Lời giải:
Đáp án: B
Y gồm hai kim loại có tính khử yếu nhất: Ag, Cu
X gồm hai muối của kim loại có tính khử mạnh nhất: Fe(NO3)2, Cu(NO3)2, không có muối Fe(NO3)3 vì do có Cu
Fe + 2AgNO3 → Fe(NO3)2 + 2Ag↓
Fe + Cu(NO3)2 dư → Fe(NO3)2 + Cu↓
Xem thêm các phương trình hóa học khác:
Xem thêm các chương trình khác:
- Các dạng bài tập Tiếng Anh thông dụng nhất
- 3000 câu hỏi ôn tập môn Tiếng Anh có đáp án
- Toàn bộ kiến thức về cụm động từ | Định nghĩa và cách dùng
- 500 đoạn văn Tiếng Anh thông dụng nhất và cách làm
- 1000 câu hỏi ôn tập môn Công nghệ có đáp án
- 1000 câu hỏi ôn tập Giáo dục công dân
- 15000 câu hỏi ôn tập môn Toán có đáp án
- Wiki Toán | Khái niệm, định lí, tính chất, dạng bài, công thức
- Tuyển tập đề thi + chuyên đề ôn thi Toán Kangaroo các cấp độ (có đáp án 2024)
- 3000 câu hỏi ôn tập môn Vật lí có đáp án
- Tổng hợp Dạng bài - Công thức môn Vật lí
- 2000 câu hỏi ôn tập môn Tin học có đáp án
- 3000 câu hỏi ôn tập môn Lịch sử có đáp án
- 3000 câu hỏi ôn tập môn Địa lí có đáp án
- 2000 câu hỏi ôn tập môn Sinh học có đáp án
- Tổng hợp Dạng bài - Công thức môn Sinh học
- Tổng hợp về các tác giả văn học
- 3000 câu hỏi ôn tập môn Ngữ văn có đáp án
- Tổng hợp kiến thức Ngữ Văn
- Trò chơi Powerpoint | Game Powerpoint
- Tổng hợp bài thu hoạch BDTX Giáo viên mầm non (2024) theo Thông tư 12
- Tổng hợp bài thu hoạch BDTX Giáo viên tiểu học (2024)
- Tổng hợp bài thu hoạch BDTX Giáo viên THCS (2024)
- Tổng hợp bài thu hoạch BDTX Giáo viên THPT (2024)