K + Fe(NO3)2 + H2O → KNO3 + H2 + Fe(OH)2 l K ra KNO3

K + Fe(NO3)2 + H2O → KNO3 + H2 + Fe(OH)2 là phản ứng oxi hóa khử. Bài viết này cung cấp đầy đủ thông tin về phương trình hóa học đã được cân bằng, điều kiện các chất tham gia phản ứng, hiện tượng (nếu có), ... Mời các bạn đón xem:

1 1,297 09/11/2023


Phản ứng K + Fe(NO3)2 + H2O → KNO3 + H2 + Fe(OH)2

K + Fe(NO3)2 + H2O → KNO3 + H2 + Fe(OH)2 l K ra KNO3 (ảnh 1)

1. Phản ứng hóa học

2K + Fe(NO3)2 + 2H2O → 2KNO3 + H2 + Fe(OH)2

2. Điều kiện phản ứng

Không cần điều kiện

3. Cách thực hiện phản ứng

Cho kali tác dụng với dung dịch muối sắt(II) nitrat

4. Hiện tượng nhận biết phản ứng

K tan dần trong dung dịch muối sắt(II)nitrat, có kết tủa màu trắng xanh tạo thành và có khí thoát ra.

5. Bản chất của các chất tham gia phản ứng

5.1. Bản chất của K (Kali)

- Trong phản ứng trên K là chất khử.

- K là chất khử mạnh, K tham gia phản ứng với các dung dịch muối sẽ tham gia phản ứng với nước trước tạo hidroxit.

5.2. Bản chất của Fe(NO3)2 (Sắt (II) nitrat)

Fe(NO3)2 mang tính chất hóa học của muối nên tác dụng được với dung dịch bazơ.

6. Tính chất hoá học của K

Kali là kim loại kiềm có tính khử rất mạnh.

K → K+ + 1e

6.1. Tác dụng với phi kim

Tính chất hóa học của Kali (K) | Tính chất vật lí, nhận biết, điều chế, ứng dụng

6.2. Tác dụng với axit

2K + 2HCl → 2KCl + H2.

6.3. Tác dụng với nước

K tác dụng mãnh liệt với nước và tự bùng cháy tạo thành dung dịch kiềm và giải phóng khí hidro.

2K + 2H2O → 2KOH + H2.

6.4. Tác dụng với hidro

Kali tác dụng với hidro ở áp suất khá lớn và nhiệt độ khoảng 350 – 400oC tạo thành kali hidrua.

2K (lỏng) + H2 (khí) → 2KH (rắn)

7. Tính chất hóa học của Fe(NO3)2

- Mang đầy đủ tính chất hóa học của muối.

- Có tính khử và tính oxi hóa:

Tính khử: Fe2+ → Fe3+ + 1e

Tính oxi hóa: Fe2+ + 1e → Fe

7.1. Tính chất hóa học của muối

Tác dụng với dung dịch kiềm:

Fe(NO3)2 + Ba(OH)2 → Ba(NO3)2 + Fe(OH)2

7.2. Tính khử

Thể hiện tính khử khi tác dụng với các chất oxi hóa:

Fe(NO3)2 + 2HNO3 → H2O + NO2 + Fe(NO3)3

AgNO3 + Fe(NO3)2 → Ag + Fe(NO3)3

3Fe(NO3)2 + 4HNO3 → 3Fe(NO3)3 + NO + 2H2O

7.3. Tính oxi hóa

Thể hiện tính khử khi tác dụng với các chất khử mạnh:

FeCl2 + Mg → MgCl2 + Fe

7.4. Điều chế

- Cho kim loại Fe dư tác dụng với axit HNO3

3Fe + 8HNO3 → 4H2O + 2NO + 3Fe(NO3)2

8. Câu hỏi vận dụng

Câu 1. Khi cho K tác dụng với dung dịch muối sắt(II)nitrat. Phương trình phản ứng xảy ra là:

A. 2K + Fe(NO3)2 + 2H2O → 2KNO3 + H2 + Fe(OH)2

B. 2K + Fe(NO3)2 → KNO3 + Fe

C. 2K + Fe(NO3)2 + 2H2O → KNO3 + H2 + Fe

D. 2K + Fe(NO3)2 → KNO3 + Fe(NO3)3

Lời giải:

Đáp án A

Câu 2. Khi cho K tác dụng với 200 ml dung dịch muối sắt(II)nitrat thu được 9 g kết tủa. Nồng độ dung dịch sắt(II)nitrat là:

A. 1M B. 2M

C. 0,5M D. 0,25 M

Lời giải:

Đáp án C

Phương trình phản ứng: 2K + Fe(NO3)2 + 2H2O → 2KNO3 + H2 + Fe(OH)2

nFe(NO3)2 = nFe(OH)2 = 9/90 = 0,1 mol ⇒ CM Fe(NO3)2 = 0,1/0,2 = 0,5 M

Câu 3. Cho K tác dụng với dung dịch Fe(NO3)2 thu được V lít khí thoát ra đktc. Cho toàn bộ khí thoát ra tác dụng với Oxi dư thu được 1,8 g nước. Giá trị của V là:

A. 2,24 lít B. 1,12 lít

C. 5,6 lít D. 3,36 lít

Lời giải:

Đáp án A

Hướng dẫn giải:

Phương trình hóa học:

2K + Fe(NO3)2 + 2H2O → 2KNO3 + H2 + Fe(OH)2

2H2 + O2 → 2H2O

nH2 = 2nH2O = 2 .0,1 = 0,2 mol

nH2 = nK/2 = 0,2/2 = 0,1 mol ⇒ VH2 = 0,1.22,4 = 2,24 lít

Xem thêm các phương trình phản ứng hóa học khác:

K + Al(NO3)3 + H2O → KNO3 + H2 + Al(OH)3

K + Zn(NO3)2 + H2O → KNO3 + H2 + Zn(OH)2

K + Pb(NO3)2 + H2O → KNO3 + H2 + Pb(OH)2

K + Fe(NO3)3 + H2O → KNO3 + H2 + Fe(OH)3

K + C2H5OH → C2H5OK + H2

1 1,297 09/11/2023