BaCO3 + H2SO4 → H2O + CO2 ↑ + BaSO4 ↓ | BaCO3 ra BaSO4 | BaCO3 ra CO2 | H2SO4 ra BaSO4

BaCO3 + H2SO4 → H2O + CO2 ↑ + BaSO4 ↓ là phản ứng trao đổi. Bài viết này cung cấp đầy đủ thông tin về phương trình hóa học đã được cân bằng, điều kiện các chất tham gia phản ứng, hiện tượng (nếu có), ... Mời các bạn đón xem:

1 1,505 16/11/2023


Phản ứng: BaCO3 + H2SO4 → H2O + CO2 ↑ + BaSO4

BaCO3 + H2SO4 → H2O + CO2 ↑ + BaSO4 ↓ | BaCO3 ra BaSO4 | BaCO3 ra CO2 | H2SO4 ra BaSO4 (ảnh 1)

1. Phương trình phản ứng hóa học giữa BaCO3 và H2SO4

BaCO3 + H2SO4 → H2O + CO2 + BaSO4

2. Điều kiện phản ứng

- Không có

3. Cách thực hiện phản ứng

- Cho BaCO3 tác dụng với dung dịch H2SO4

4. Hiện tượng nhận biết phản ứng

- Xuất hiện kết tủa trắng bari cacbonat và có khí CO2 thoát ra

5. Bản chất của các chất tham gia phản ứng

5.1 Bản chất của BaCO3

Bản chất của BaCO3 là một muối carbonat không tan trong nước tác dụng được với axit.

5.2 Bản chất của H2SO4

Bản chất của H2SO4 là một axit mạnh và có khả năng tạo liên kết ion.

6. Tính chất hóa học của BaCO3

- Mang tính chất hóa học của muối:

6.1 Tác dụng với axit mạnh:

Na2CO3 + 2HCl → 2NaCl + H2O + CO2

6.2 Kém bền với nhiệt:

BaCO3 -to→ BaO + CO2

7. Tính chất hóa học của H2SO4 loãng

7.1. Làm đổi màu quỳ tím thành đỏ

7.2. Axit sunfuric loãng tác dụng với kim loại

Axit sunfuric loãng có khả năng tác dụng với kim loại đứng trước hidro trong dãy hoạt động hóa học của kim loại

Tác dụng với kim loại (Al, Fe, Zn, Mg,…) → muối sunfat + khí hidro

Ví dụ:

Fe + H2SO4 (loãng) → FeSO4 + H2

Mg + H2SO4 → MgSO4 + H2

7.3. Axit sunfuric loãng tác dụng với bazơ

Tác dụng với bazơ → muối sunfat + nước

Thí dụ:

H2SO4 + Fe(OH)2 → FeSO4 + 2H2O

2NaOH + H2SO4 → Na2SO4 + 2H2O

7.4. Axit sunfuric loãng tác dụng với oxit bazơ

Tác dụng với oxit bazơ → muối sunfat + nước

Ví dụ:

BaO + H2SO4 → BaSO4 + H2O

H2SO4 + MgO → MgSO4 + H2O

H2SO4 + CuO → CuSO4 + H2O

7.5. Axit sunfuric loãng tác dụng với muối

Tác dụng với muối → muối (mới) + axit(mới)

BaCl2 + H2SO4 → BaSO4 + HCl

H2SO4 + Na2CO3 → Na2SO4 + CO2 + H2O

8. Tính chất hóa học của H2SO4 đặc

Trong H2SO4 thì S có mức oxi hóa +6 cao nhất nên H2SO4 đặc có tính axit mạnh, oxi hóa mạnh và có tính háo nước.

Có những tính chất hóa học riêng

8.1. Axit sunfuric đặc tác dụng với kim loại trừ (Au, Pt)

Axit sunfuric tác dụng với kim loại tạo muối và nhiều sản phẩm oxi hóa khác nhau như SO2, H2S, S.

Ví dụ:

Cu + H2SO4 → CuSO4 + SO2 + H2O

Fe + H2SO4 → Fe2(SO4)3 + SO2 + H2O

Fe, Al, Cr bị thụ động hóa trong dung dịch HNO3 đặc, nguội

8.2. Tính háo nước của axit sunfuric đặc

C12H22O11 \overset{H_{2} SO_{4} }{\rightarrow}11H2O + 12C

8.3. Axit sunfuric đặc tác dụng với phi kim

C + 2H2SO4 đặc nóng → CO2 + 2SO2 + 2H2O

S + 2H2SO4 đặc nóng → 3SO2 + 2H2O

8.4. Axit sunfuric đặc tác dụng với các chất khử khác

H2SO4 đặc nóng + 8HI → H2S + 4I2 + 4H2O

9. Ứng dụng BaCO3

– Hóa chất BaCO3 dùng trong công nghiệp sản xuất thủy tinh, sản xuất kính và gốm sứ, gạch men…
– BaCO3 công nghiệp dùng trong các loại thuốc trừ các loài gậm nhấm, chất trợ dung trong gốm sứ, chất tinh quang học và các bóng đèn hình TV.
– Ngoài ra ngành sản xuất gạch, thuốc duyệt chuột có dùng Hóa chất BaCO3 (Barium Carbonate)

10. Bạn có biết

CaCO3 cũng có phản ứng tương tự

11. Ví dụ minh họa

Ví dụ 1: Bari có cấu trúc tinh thể theo kiểu nào?

A. Lập phương tâm khối

B. Lục phương

C. Lập phương tâm diện

D. Khác

Đáp án: A

Hướng dẫn giải

Bari có cấu trúc tinh thể dạng lập phương tâm khối

Ví dụ 2: Để bảo quản Bari người ta cất giữ ở đâu

A. trong không khí B. trong dầu

C. trong nước D. trong axit

Đáp án: B

Hướng dẫn giải

Vì bari nhạy cảm với không khí nên các mẫu bari thường được cất giữ trong dầu

1 1,505 16/11/2023