H2SO4 + KOH → K2SO4 + H2O | H2SO4 ra K2SO4
H2SO4 + KOH → K2SO4 + H2O là phản ứng trao đổi. Bài viết này cung cấp đầy đủ thông tin về phương trình hóa học đã được cân bằng, điều kiện các chất tham gia phản ứng, hiện tượng (nếu có), ... Mời các bạn đón xem:
Phản ứng H2SO4 + KOH → K2SO4 + H2O
1. Phương trình phản ứng H2SO4 ra K2SO4
H2SO4 + 2KOH → K2SO4 + 2H2O
2. Điều kiện phản ứng xảy ra H2SO4 ra K2SO4
Nhiệt độ thường
3. Bản chất của các chất tham gia phản ứng
3.1. Bản chất của H2SO4 (Axit sunfuric)
H2SO4 là một axit mạnh có đầy đủ tính chất của axit thường gặp nên tác dụng được với bazo tạo thành muối mới và nước.
3.2. Bản chất của KOH (Kali hidroxit)
KOH là một bazo mạnh phản ứng được với axit.
4. Tính chất hoá học của KOH
KOH là một bazo mạnh có khả năng làm thay đổi màu sắc các chất chỉ thị như khiến quỳ tím chuyển sang màu xanh, còn dung dịch phenolphtalein không màu thành màu hồng.
4.1. Tác dụng với oxit axit
Ở điều kiện nhiệt độ phòng, KOH tác dụng với SO2, CO2,...
KOH + SO2 → K2SO3 + H2O
KOH + SO2 → KHSO3
4.2. Tác dụng với axit
-
Tác dụng với axit tạo thành muối và nước
KOH(dd) + HCl(dd) → KCl(dd) + H2O
-
Tác dụng với các axit hữu cơ để tạo thành muối và thủy phân este, peptit
RCOOR1 + KOH → RCOOK + R1OH
4.3. Tác dụng với kim loại
KOH tác dụng với kim loại mạnh tạo thành bazo mới và kim loại mới.
KOH + Na → NaOH + K
4.4. Tác dụng với muối
KOH tác dụng với muối để tạo thành muối mới và axit mới
2KOH + CuCl2 → 2KCl + Cu(OH)2↓
4.5. KOH điện li mạnh
KOH là một bazo mạnh, trong nước phân ly hoàn toàn thành ion K+ và OH-
4.6. KOH phản ứng với một số oxit kim loại mà oxit, hidroxit của chúng lưỡng tính
KOH phản ứng được với một số oxit kim loại mà oxit, hidroxit của chúng lưỡng tính như nhôm, kẽm,…
2KOH + 2Al + 2H2O → 2KAlO2 + 3H2↑
2KOH + Zn → K2ZnO2 + H2↑
4.7. Phản ứng với một số hợp chất lưỡng tính
KOH + Al(OH)3 → KAlO2 + 2H2O
2KOH + Al2O3 → 2KAlO2 + H2O
5. Những đặc tính nguy hiểm của Kali hidroxit
- Kali hydroxit là chất ăn da, rất nguy hiểm. Chúng có tính oxy hóa mạnh có thể làm biến đổi tế bào gốc, gây độc cấp tính hoặc mãn tính với môi trường thủy sinh.
- Tiếp xúc với da: Khiến da bị dị ứng, phồng rộp, có thể gây bỏng và để lại sẹo.
- Tiếp xúc với mắt: Làm tổn thương lớp niêm mạc, gây sưng đau, đỏ mắt. Nguy hiểm hơn là mù lòa.
- Tiếp xúc với đường hô hấp: Nếu hít phải lượng hơi ít, nồng độ thấp sẽ gây dị ứng nhẹ, hắt hơi, sổ mũi, đau họng. Còn nếu thời gian hít phải hơi lâu và hơi Kali hidroxit có nồng độ cao, nạn nhân có thể bị viêm phổi
- Tiếp xúc với đường tiêu hóa: Nuốt phải KOH sẽ khiến vùng họng, miệng, dạ dày bị bỏng. Nếu không được cứu chữa kịp thời, để nạn nhân nhiễm độc quá 5 giờ đồng hồ sẽ dẫn đến tử vong.
6. Tính chất hóa học của H2SO4
6.1. H2SO4 loãng
Axit sunfuric là một axit mạnh, hóa chất này có đầy đủ các tính chất hóa học chung của axit như:
- Axit sunfuric H2SO4 làm chuyển màu quỳ tím thành đỏ.
- Tác dụng với kim loại đứng trước H (trừ Pb) tạo thành muối sunfat.
Fe + H2SO4 → FeSO4 + H2
- Tác dụng với oxit bazo tạo thành muối mới (trong đó kim loại giữ nguyên hóa trị) và nước .
FeO + H2SO4 → FeSO4 + H2O
- Axit sunfuric tác dụng với bazo tạo thành muối mới và nước.
H2SO4 + NaOH → NaHSO4 + H2O
H2SO4 + 2NaOH → Na2SO4 + 2H2O
- H2SO4 tác dụng với muối tạo thành muối mới (trong đó kim loại vẫn giữ nguyên hóa trị) và axit mới.
Na2CO3 + H2SO4 → Na2SO4 + H2O + CO2
H2SO4 + 2KHCO3 → K2SO4 + 2H2O + 2CO2
6.2. H2SO4 đặc
Axit sunfuric đặc có tính axit mạnh, oxi hóa mạnh với tính chất hóa học nổi bật như:
- Tác dụng với kim loại: Khi cho mảnh Cu vào trong H2SO4 tạo ra dung dịch có màu xanh và có khí bay ra với mùi sốc.
Cu + 2H2SO4 → CuSO4 + SO2 + 2H2O
- Tác dụng với phi kim tạo thành oxit phi kim + H2O + SO2.
C + 2H2SO4 → CO2 + 2H2O + 2SO2 (nhiệt độ)
2P + 5H2SO4 → 2H3PO4 + 5SO2 + 2H2O
- Tác dụng với các chất khử khác.
2FeO + 4H2SO4 → Fe2(SO4)3 + SO2 + 4H2O
- H2SO4 còn có tính háo nước đặc trưng như đưa H2SO4 vào cốc đựng đường, sau phản ứng đường sẽ bị chuyển sang màu đen và phun trào với phương trình hóa học như sau.
C12H22O11 + H2SO4 → 12C + H2SO4.11H2O
7. Bài tập vận dụng
Câu 1. Dãy các bazơ bị phân hủy ở nhiệt độ cao
A. Cu(OH)2, NaOH, Fe(OH)2, Zn(OH)2
B. Fe(OH)2, KOH, Mg(OH)2, Zn(OH)2
C. Zn(OH)2, NaOH, Ba(OH)2, Cu(OH)2
D. Cu(OH)2, Mg(OH)2, Zn(OH)2, Fe(OH)2
Lời giải:
Đáp án: D
Câu 2. Dãy kim loại nào sau phản ứng được với dung dịch H2SO4 loãng là:
A. Cu, Fe, Zn
B. Zn, Ag, Fe
C. Ag, Fe, Zn
D. Al, Fe, Zn
Lời giải:
Đáp án: D
Giải thích:
Dãy kim loại nào sau phản ứng được với dung dịch H2SO4 loãng là:
Al, Fe, Zn
2Al + 3H2SO4→ Al2(SO4)3 + 3H2
Zn + H2SO4→ ZnSO4+ H2
Fe + H2SO4 → FeSO4+ H2
Câu 3. Trung hoà 150ml dung dịch H2SO4 1M bằng V ml dung dịch KOH
A. 200 ml
B. 250 ml
C. 300 ml
D. 350 ml
Lời giải:
Đáp án: C
Giải thích:
H2SO4+ 2KOH → K2SO4 + 2H2O.
Có nH2SO4 = CM. V = 1. 0,15 = 0,15 mol
→ nKOH = 2nH2SO4 = 2. 0,15 = 0,3 (mol)
→ VKOH = n/CM = 0,3/1 = 0,3 lít =300 ml
Câu 4. Cho phản ứng NaOH + HCl → NaCl + H2O. Phản ứng hóa học nào sau đây có cùng phương trình ion thu gọn với phản ứng trên?
A. 2KOH + FeCl2 → Fe(OH)2 + 2KCl.
B. KOH + NH4Cl → KCl + NH3 + H2O.
C. NaOH + HNO3→ NaNO3 + H2O.
D. NaOH + NaHCO3 → Na2CO3 + H2O.
Lời giải:
Đáp án: C
Giải thích:
OH- + H+ → H2O
A. 2OH- + Fe2+ → Fe(OH)2
B. OH- + NH4+ → NH3 + H2O
C. OH- + H+ → H2O
D. OH- + HCO3- → CO32- + H2O
Câu 5. Trộn dung dịch chứa Ca2+ ; OH− 0,06 mol và K+ 0,02 mol với dung dịch HCO3− 0,04 mol; CO32− 0,03 mol và Na+. Khối lượng kết tủa thu được sau khi trộn là:
A. 2 gam
B. 4 gam
C. 6 gam
D. 5 gam
Lời giải:
Đáp án: A
Giải thích:
Áp dụng bảo toàn điện tích
2nCa2+ + nK+ = nOH−
=>2.nCa2+ + 1.0,02 = 1.0,06 = > nCa2+ = 0,02 (mol)
HCO3− + OH− → CO32− + H2O
=> nCO32− = 0,07 => nCO32− > nCa2+
nCaCO3 = nCa2+= 0,02 mol
=> mCaCO3↓ = 0,02.100 = 2 (g)
Câu 6. Để an toàn khi pha loãng H2SO4 đặc cần thực hiện theo cách:
A. rót từng giọt nước vào axit.
B. rót từng giọt axit vào nước.
C. cho cả nước và axit vào cùng một lúc.
D. cả 3 cách trên đều được.
Lời giải:
Đáp án: B
Giải thích:
Để an toàn khi pha loãng H2SO4 đặc cần thực hiện theo cách: rót từng giọt axit vào nước.
Câu 7. Cho các chất sau: NaOH, Cu, CaO, Mg, NaCl. Chất nào phản ứng được với dung dịch axit clohiđric?
A. NaOH, CaO, Mg
B. NaOH
C. Mg
D. NaCl.
Lời giải:
Đáp án: A
Giải thích:
Tính chất hóa học của axit
+ Làm quỳ tím chuyển sang màu đỏ.
+ Tác dụng với kim loại đứng trước H trong dãy hoạt động hóa học, tạo ra muối và khí H2.
+ Tác dụng với oxit bazơ tạo ra muối và nước.
+ Tác dụng với bazơ tạo ra muối và nước.
+ Tác dụng với muối tạo ra muối mới và axit mới.
Các chất tác dụng được với axit HCl là NaOH, CaO, Mg.
Phương trình hóa học
NaOH + HCl → NaCl + H2O
CaO + 2HCl→ CaCl2 + H2O
Mg + 2HCl → MgCl2 + H2
Câu 8. Cặp chất tác dụng với nhau tạo thành sản phẩm có chất khí:
A. Bari oxit và axit sunfuric loãng
B. Bari hiđroxit và axit sunfuric loãng
C. Bari cacbonat và axit sunfuric loãng
D. Bari clorua và axit sunfuric loãng
Lời giải:
Đáp án: C
Giải thích:
Phương trình hóa học: BaCO3 + H2SO4 → BaSO4↓ + H2O + CO2↑
Xem thêm các phương trình phản ứng hóa học khác:
Xem thêm các chương trình khác:
- Các dạng bài tập Tiếng Anh thông dụng nhất
- 3000 câu hỏi ôn tập môn Tiếng Anh có đáp án
- Toàn bộ kiến thức về cụm động từ | Định nghĩa và cách dùng
- 500 đoạn văn Tiếng Anh thông dụng nhất và cách làm
- 1000 câu hỏi ôn tập môn Công nghệ có đáp án
- 1000 câu hỏi ôn tập Giáo dục công dân
- 15000 câu hỏi ôn tập môn Toán có đáp án
- Wiki Toán | Khái niệm, định lí, tính chất, dạng bài, công thức
- Tuyển tập đề thi + chuyên đề ôn thi Toán Kangaroo các cấp độ (có đáp án 2024)
- 3000 câu hỏi ôn tập môn Vật lí có đáp án
- Tổng hợp Dạng bài - Công thức môn Vật lí
- 2000 câu hỏi ôn tập môn Tin học có đáp án
- 3000 câu hỏi ôn tập môn Lịch sử có đáp án
- 3000 câu hỏi ôn tập môn Địa lí có đáp án
- 2000 câu hỏi ôn tập môn Sinh học có đáp án
- Tổng hợp Dạng bài - Công thức môn Sinh học
- Tổng hợp về các tác giả văn học
- 3000 câu hỏi ôn tập môn Ngữ văn có đáp án
- Tổng hợp kiến thức Ngữ Văn
- Trò chơi Powerpoint | Game Powerpoint
- Tổng hợp bài thu hoạch BDTX Giáo viên mầm non (2024) theo Thông tư 12
- Tổng hợp bài thu hoạch BDTX Giáo viên tiểu học (2024)
- Tổng hợp bài thu hoạch BDTX Giáo viên THCS (2024)
- Tổng hợp bài thu hoạch BDTX Giáo viên THPT (2024)