Li + H2O → LiOH + H2 l Li ra H2 l Li ra LiOH

Li + H2O → LiOH + H2 là phản ứng oxi hóa khử. Bài viết này cung cấp đầy đủ thông tin về phương trình hóa học đã được cân bằng, điều kiện các chất tham gia phản ứng, hiện tượng (nếu có), ... Mời các bạn đón xem:

1 2057 lượt xem


Phản ứng Li + H2O → LiOH + H2

Li + H2O → LiOH + H2 l Li ra H2 l Li ra LiOH (ảnh 1)

1. Phản ứng hóa học

2Li + 2H2O → 2LiOH + H2

2. Điều kiện phản ứng

Không cần điều kiện

3. Cách thực hiện phản ứng

- Cho Liti tác dụng với nước thu được Litihidroxit

4. Hiện tượng nhận biết phản ứng

Mẫu Liti chạy quanh mặt nước, có bọt khí H2 bay ra, phản ứng toả nhiều nhiệt.

5. Bản chất của các chất tham gia phản ứng

5.1. Bản chất của Li (Liti)

- Trong phản ứng trên Li là chất khử.

- Li phản ứng rất mãnh liệt với nước, có thể gây nổ với lượng lớn.

5.2. Bản chất của H2O (Nước)

Trong phản ứng trên H2O là chất oxi hóa.

6. Tính chất hóa học của Li

Liti là kim loại kiềm có tính khử rất mạnh.

Li → Li+ + 1e

6.1. Tác dụng với phi kim

Tính chất hóa học của Liti (Li) | Tính chất vật lí, nhận biết, điều chế, ứng dụng

6.2. Tác dụng với axit

Liti dễ dàng khử ion H+ (hay H3O+) trong dung dịch axit loãng (HCl, H2SO4 loãng...) thành hidro tự do.

2Li + 2HCl → 2LiCl + H2.

2Li + H2SO4 → Li2SO4 + H2.

6.3. Tác dụng với nước

Li tác dụng chậm với nước tạo thành dung dịch kiềm và giải phóng khí hidro.

2Li + 2H2O → 2LiOH + H2.

6.4. Tác dụng với hidro

Liti tác dụng với hidro ở áp suất khá lớn và nhiệt độ khoảng 350 – 400oC tạo thành Liti hidrua.

2Li (lỏng) + H2 (khí) → 2LiH (rắn)

7. Tính chất vật lý của Li

- Kim loại kiềm. Trắng – bạc. Nhẹ nhất trong các kim loại, mềm, dễ nóng chảy.

- Có khối lượng riêng là 0,534 g/cm3; có nhiệt độ nóng chảy là 180,50C và sôi ở 1336,60C

8. Tính chất hóa học của H2O

8.1. Nước tác dụng với kim loại

Ở điều kiện thường, nước có thể phản ứng với các kim loại mạnh như Li, Ca, Na, K, Ba,… để tạo thành dung dịch Bazo và khí Hidro.

H2O + Kim loại → Bazơ + H2

2M + 2nH2O → 2M(OH)n + nH2↑

2Na + 2H2O → 2NaOH + H2

2K + 2H2O → 2KOH + H2

Ca + 2H2O → Ca(OH)2 + H2

Ba + 2H2O → Ba(OH)2 + H2

Đặc biệt, một số kim loại trung bình như Mg, Zn, Al, Fe,…phản ứng được với hơi nước ở nhiệt độ cao tạo ra oxit kim loại và hidro. Bên cạnh đó, kim loại Mg tan rất chậm trong nước nóng.

8.2. Nước tác dụng với oxit bazo

Nước tác dụng với một số oxit bazo như Na2O, CaO , K2O,… tạo thành dung dịch bazo tương ứng. Dung dịch bazo làm cho quỳ tím hóa xanh.

H2O + Oxit bazơ → Bazơ

Na2O + H2O → 2NaOH

Li2O + H2O→ 2LiOH

K2O + H2O→ 2KOH

CaO + H2O → Ca(OH)2

8.3. Nước tác dụng với oxit axit

Nước tác dụng với oxit axit tạo thành axit tương ứng. Dung dịch axit làm quỳ tím hóa đỏ.

H2O + Oxit axit → Axit

CO2 + H2O → H2CO3

SO2 + H2O → H2SO3

P2O5 + 3H2O → 2H3PO4

SO3 + H2O → H2SO4

N2O5 + H2O → 2HNO3

9. Câu hỏi vận dụng

Câu 1. Hỗn hợp X gồm Na, K, Li hòa tan hết trong nước dư tạo dung dịch Y và 5,6 lít khí (ở đktc). Tính V ml dung dịch H2SO4 2M tối thiểu để trung hòa Y

A. 125 ml B. 100 ml C. 200 ml D. 150 ml

Lời giải:

Đáp án: A

nH2 = 0,25 mol

Ta có nOH– = 2nH2 mà nOH– = nH+
→ nH2SO4 = (nH+) : 2 = (nOH–):2 = nH2 = 0,25 mol
→ V = 0,125 lít = 125 ml

Câu 2. Cho dãy các kim loại: Na, Ca, Cu, Fe, Li. Số kim loại trong dãy tác dụng với H2O tạo dung dịch bazơ là:

A. 4 B. 3 C. 2 D. 1

Lời giải:

Đáp án: B

Phương trình phản ứng: 2Na + 2H2O → 2NaOH + H2

2Li + 2H2O → 2LiOH + H2

Ca + H2O → Ca(OH)2 + H2

Câu 3. Hòa tan m gam Na vào nước được 100 ml dung dịch có pH = 13. Giá trị của m bằng:

A. 0,23 g B. 2,3 g C. 0,46 g D. 4,6 g

Lời giải:

Đáp án: A

pH = 13 ⇒ pOH = 1 ⇒ [OH-] = 0,1M
⇒ nNaOH = 0,01 mol = nNa (BT nguyên tố)
⇒ m = 0,23 g

Xem thêm các phương trình phản ứng hóa học khác:

Li + S → Li2S

Li + HCl → LiCl + H2

Li + H2SO4 → Li2SO4 + H2

Li + H3PO4 → Li3PO4 + H2

Li + H3PO4 → Li2HPO4 + H2

1 2057 lượt xem