Na2O + H2O → NaOH | Na2O ra NaOH
Na2O + H2O → NaOH là phản ứng hóa hợp. Bài viết này cung cấp đầy đủ thông tin về phương trình hóa học đã được cân bằng, điều kiện các chất tham gia phản ứng, hiện tượng (nếu có), ... Mời các bạn đón xem:
Phản ứng Na2O + H2O → NaOH
1. Phương trình phản ứng Na2O tác dụng với H2O
Na2O + H2O → 2NaOH
2. Cách thực hiện phản ứng kim loại Na2O với H2O
Cho mẫu natri oxit vào cốc nước cất, dùng quỳ tím để nhận biết dung dịch sau phản ứng, làm quỳ chuyển sang màu xanh.
3. Bản chất của Na2O (Natri oxit) trong phản ứng
Na2O là một oxit bazo tan trong nước để tạo thành dung dịch trong suốt, không màu, không mùi, không vị là NaOH có tính ăn mòn như ăn mòn vải, ăn mòn da nên còn gọi là xút ăn da.
4. Tính chất hoá học của các oxit bazo
4.1. Oxit bazo tác dụng với nước H2O
Một số Oxit bazo tác dụng với nước tạo thành dung dịch bazo (kiềm)
Phương trình phản ứng: Oxit bazo + H2O → Bazo
Ví dụ:
BaO(r) + H2O (dd) → Ba(OH)2,(dd)
K2O + H2O (dd) → 2KOH
BaO + H2O (dd) → Ba(OH)2
- Một số oxit bazo khác tác dụng với nước như: K2O, Li2O, Rb2O, Cs2O, SrO,…
4.2. Oxit bazo tác dụng với Axit
Oxit bazo tác dụng với axit tạo thành muối và nước
Phương trình phản ứng: Oxit bazo + Axit → Muối + H2O
Ví dụ: CuO(r) + HCl (dd) → CuCl2, dd + H2O
BaO + 2HCl → BaCl2 + H2O
Fe2O3 + 3H2SO4 → Fe2(SO4)3 + 3H2O
4.3. Oxit bazo tác dụng với Oxit axit
Một số oxit bazo (là những oxit bazo tan trong nước) tác dụng với oxit axit tạo thành muối
Phương trình phản ứng: Oxit bazo + Oxit axit → Muối
Ví dụ: CaO + CO2 → CaCO3
BaO + CO2 → BaCO3
5. Tính chất hóa học của H2O
5.1. Nước tác dụng với kim loại
Ở điều kiện thường, nước có thể phản ứng với các kim loại mạnh như Li, Ca, Na, K, Ba,… để tạo thành dung dịch Bazo và khí Hidro.
H2O + Kim loại → Bazơ + H2↑
2M + 2nH2O → 2M(OH)n + nH2↑
2Na + 2H2O → 2NaOH + H2
2K + 2H2O → 2KOH + H2
Ca + 2H2O → Ca(OH)2 + H2
Ba + 2H2O → Ba(OH)2 + H2
Đặc biệt, một số kim loại trung bình như Mg, Zn, Al, Fe,…phản ứng được với hơi nước ở nhiệt độ cao tạo ra oxit kim loại và hidro. Bên cạnh đó, kim loại Mg tan rất chậm trong nước nóng.
5.2. Nước tác dụng với oxit bazo
Nước tác dụng với một số oxit bazo như Na2O, CaO , K2O,… tạo thành dung dịch bazo tương ứng. Dung dịch bazo làm cho quỳ tím hóa xanh.
H2O + Oxit bazơ → Bazơ
Na2O + H2O → 2NaOH
Li2O + H2O→ 2LiOH
K2O + H2O→ 2KOH
CaO + H2O → Ca(OH)2
5.3. Nước tác dụng với oxit axit
Nước tác dụng với oxit axit tạo thành axit tương ứng. Dung dịch axit làm quỳ tím hóa đỏ.
H2O + Oxit axit → Axit
CO2 + H2O → H2CO3
SO2 + H2O → H2SO3
P2O5 + 3H2O → 2H3PO4
SO3 + H2O → H2SO4
N2O5 + H2O → 2HNO3
6. Ứng dụng của NAOH
Sản xuất các sản phẩm làm sạch và khử khuẩn
- Ứng dụng trong ngành y học - dược phẩm
- Ứng dụng trong chế tạo nguyên liệu, năng lượng
- Sử dụng trong xử lí nước
- Ứng dụng trong chế biến thực phẩm
- Ứng dụng trong các sản phẩm gỗ và giấy
7. Bài tập vận dụng
Câu 1. Cho các chất sau: Na, Na2O, NaCl, Na2CO3, NaHCO3 số chất tạo ra NaOH từ 1 phản ứng
A. 2
B. 4
C. 5
D. 3
Lời giải:
Đáp án: C
Câu 2. Dãy chất tác dụng được với nước ở nhiệt độ thường là
A. Na, K, Fe, Mg
B. Na, K, Mg, Ba
C. Na, Mg, Fe, K
D. Na, Mg, Ca, Ba
Lời giải:
Đáp án: D
Câu 3. Cho các chất rắn đựng trong các lọ mất nhãn BaO, MgO, Al2O3. Chỉ dùng một hóa chất nào sau đây có thể nhận biết được 3 chất trên?
A. H2O
B. HCl
C. H2SO4
D. Fe(OH)2
Lời giải:
Đáp án: A
Giải thích:
Hòa tan lần lượt các mẫu vào nước, mẫu chất rắn nào tan là BaO
Phương trình hóa học: BaO + H2O → Ba(OH)2
Lấy Ba(OH)2 cho vào 2 chất rắn, chất nào tan ra là Al2O3 còn lại là MgO
Phương trình hóa học: Ba(OH)2 + Al2O3+ H2O → Ba(AlO2)2 + 2H2O
Câu 4. Cho m gam Zn vào dung dịch chứa 0,15 mol FeCl3. Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được 3,92 gam chất rắn. Giá trị của m là:
A.9,425.
B.4,875.
C.4,550.
D.14,625.
Lời giải:
Đáp án: A
Giải thích:
nFeCl3 = 0,15mol => mFe tối đa sinh ra = 0,15 . 56 = 8,4 gam > 3,92 gam
=> chất rắn chỉ có Fe, còn Zn đã phản ứng hết
nFe = 3,92 / 56 = 0,07 mol
FeCl3 phản ứng với Zn tạo thành Fe (0,07 mol) và FeCl2 (0,15 – 0,07 = 0,08 mol)
Bảo toàn e: 2nZn = 3nFe + nFeCl2 => nZn = 0,145 mol
=> m = 9,425 gam
Câu 5. Nhận định nào sau đây không đúng về kim loại kiềm ?
A. Đều có cấu tạo mạng tinh thể giống nhau: lập phương tâm khối.
B. Dễ bị oxi hóa.
C. Năng lượng ion hóa thứ nhất của các nguyên tử kim loại kiềm thấp hơn so với các nguyên tố khác trong cùng chu kì.
D. Là những nguyên tố mà nguyên tử có 1 e ở phân lớp p.
Lời giải:
Đáp án: B
Câu 6. Cho các phát biểu sau :
(1) Có thể tìm được kim loại kiềm ở dạng nguyên chất ở những mỏ nằm sâu trong lòng đất.
(2) Trong cùng một chu kì của bảng tuần hoàn, kim loại kiềm có tính khử mạnh nhất.
(3) Trong bảng tuần hoàn, đi từ trên xuống dưới trong một nhóm, nhiệt độ nóng chảy của các kim loại tăng dần.
(4) Trong bảng tuần hoàn, đi từ trên xuống dưới trong một nhóm, nhiệt độ sôi của các kim loại giảm dần.
(5) Kim loại kiềm đều là những kim loại nhẹ hơn nước.
Trong các phát biểu trên, số phát biểu đúng là:
A. 2
B. 3
C. 4
D. 5
Lời giải:
Đáp án: A
Xem thêm các phương trình phản ứng hóa học khác:
CaCO3 + HNO3 → Ca(NO3)2 + CO2 + H2O
Xem thêm các chương trình khác:
- Các dạng bài tập Tiếng Anh thông dụng nhất
- 3000 câu hỏi ôn tập môn Tiếng Anh có đáp án
- Toàn bộ kiến thức về cụm động từ | Định nghĩa và cách dùng
- 500 đoạn văn Tiếng Anh thông dụng nhất và cách làm
- 1000 câu hỏi ôn tập môn Công nghệ có đáp án
- 1000 câu hỏi ôn tập Giáo dục công dân
- 15000 câu hỏi ôn tập môn Toán có đáp án
- Wiki Toán | Khái niệm, định lí, tính chất, dạng bài, công thức
- Tuyển tập đề thi + chuyên đề ôn thi Toán Kangaroo các cấp độ (có đáp án 2024)
- 3000 câu hỏi ôn tập môn Vật lí có đáp án
- Tổng hợp Dạng bài - Công thức môn Vật lí
- 2000 câu hỏi ôn tập môn Tin học có đáp án
- 3000 câu hỏi ôn tập môn Lịch sử có đáp án
- 3000 câu hỏi ôn tập môn Địa lí có đáp án
- 2000 câu hỏi ôn tập môn Sinh học có đáp án
- Tổng hợp Dạng bài - Công thức môn Sinh học
- Tổng hợp về các tác giả văn học
- 3000 câu hỏi ôn tập môn Ngữ văn có đáp án
- Tổng hợp kiến thức Ngữ Văn
- Trò chơi Powerpoint | Game Powerpoint
- Tổng hợp bài thu hoạch BDTX Giáo viên mầm non (2024) theo Thông tư 12
- Tổng hợp bài thu hoạch BDTX Giáo viên tiểu học (2024)
- Tổng hợp bài thu hoạch BDTX Giáo viên THCS (2024)
- Tổng hợp bài thu hoạch BDTX Giáo viên THPT (2024)