KOH + H2S → K2S + H2O l KOH ra K2S
KOH + H2S → K2S + H2O là phản ứng trao đổi. Bài viết này cung cấp đầy đủ thông tin về phương trình hóa học đã được cân bằng, điều kiện các chất tham gia phản ứng, hiện tượng (nếu có), ... Mời các bạn đón xem:
Phản ứng KOH + H2S → K2S + H2O
1. Phản ứng hóa học
2KOH + H2S → K2S + 2H2O
2. Điều kiện phản ứng
Phản ứng xảy ra ngay điều kiện thường.
3. Cách thực hiện phản ứng
Dẫn khí H2S vào ống nghiệm chứa KOH và vài giọt chất chỉ thị.
4. Hiện tượng nhận biết phản ứng
Quan sát sự chuyển màu của chỉ thị phù hợp trước và sau phản ứng.
5. Bản chất của các chất tham gia phản ứng
5.1. Bản chất của KOH (Kali hidroxit)
- KOH là một bazo mạnh phản ứng với H2S tùy theo tỉ lệ về số mol mà sản phẩm thu được có thể là muối sunfua trung hòa hoặc muối axit hoặc hỗn hợp cả hai muối.
- KOH phản ứng với H2S chỉ thu được muối K2S khi T = .
5.2. Bản chất của H2S (Axit sunfuhidric)
H2S là một axit yếu tác dụng được với dung dịch kiềm tạo muối.
6. Tính chất hoá học của KOH
KOH là một bazo mạnh có khả năng làm thay đổi màu sắc các chất chỉ thị như khiến quỳ tím chuyển sang màu xanh, còn dung dịch phenolphtalein không màu thành màu hồng.
6.1. Tác dụng với oxit axit
Ở điều kiện nhiệt độ phòng, KOH tác dụng với SO2, CO2,...
KOH + SO2 → K2SO3 + H2O
KOH + SO2 → KHSO3
6.2. Tác dụng với axit
-
Tác dụng với axit tạo thành muối và nước
KOH(dd) + HCl(dd) → KCl(dd) + H2O
-
Tác dụng với các axit hữu cơ để tạo thành muối và thủy phân este, peptit
RCOOR1 + KOH → RCOOK + R1OH
6.3. Tác dụng với kim loại
KOH tác dụng với kim loại mạnh tạo thành bazo mới và kim loại mới.
KOH + Na → NaOH + K
6.4. Tác dụng với muối
KOH tác dụng với muối để tạo thành muối mới và axit mới
2KOH + CuCl2 → 2KCl + Cu(OH)2↓
6.5. KOH điện li mạnh
KOH là một bazo mạnh, trong nước phân ly hoàn toàn thành ion K+ và OH-
6.6. KOH phản ứng với một số oxit kim loại mà oxit, hidroxit của chúng lưỡng tính
KOH phản ứng được với một số oxit kim loại mà oxit, hidroxit của chúng lưỡng tính như nhôm, kẽm,…
2KOH + 2Al + 2H2O → 2KAlO2 + 3H2↑
2KOH + Zn → K2ZnO2 + H2↑
6.7. Phản ứng với một số hợp chất lưỡng tính
KOH + Al(OH)3 → KAlO2 + 2H2O
2KOH + Al2O3 → 2KAlO2 + H2O
7. Tính chất vật lý của KOH
- Khối lượng riêng: 2.044 g/cm3
- Độ pH: 13
- Nhiệt độ sôi: 1.327oC (1.6000 K; 2.421 oF)
- Nhiệt độ nóng chảy: 406 oC (679 K; 763 oF)
- Độ hòa tan trong nước:7 g/ml (0 oC); 121 g/ml (25 oC); 178 g/ml (100 oC)
- Khả năng hòa tan chất khác: có thể được hòa tan trong alcohol, glycerol và không tan được trong ether.
8. Tính chất hóa học của H2S
8.1. Tính axit yếu
- Hiđro sunfua tan trong nước tạo thành dung dịch axit rất yếu (yếu hơn axit cacbonic), có tên là axit sunfuhiđric (H2S).
- Axit sunfuhiđric tác dụng với kiềm tạo nên 2 loại muối: muối trung hòa, như Na2S chứa ion S2- và muối axit như NaHS chứa ion HS−.
H2S + NaOH → NaHS + H2O
H2S + 2NaOH → Na2S + 2H2O
8.2. Tính khử mạnh
- Là chất khử mạnh vì trong H2S lưu huỳnh có số oxi hoá thấp nhất (-2).
- Khi tham gia phản ứng hóa học, tùy thuộc vào bản chất và nồng độ của chất oxi hóa, nhiệt độ,...mà nguyên tố lưu huỳnh có số oxi hóa −2 (S-2) có thể bị oxi hóa thành (S0), (S+4), (S+6).
- Tác dụng với oxi có thể tạo S hoặc SO2 tùy lượng ôxi và cách tiến hành phản ứng.
- Ở nhiệt độ cao, khí H2S cháy trong không khí với ngọn lửa xanh nhạt, H2S bị oxi hóa thành SO2:
- Tác dụng với clo có thể tạo S hay H2SO4 tùy điều kiện phản ứng.
H2S + 4Cl2 + 4H2O → 8HCl + H2SO4
H2S + Cl2 → 2HCl + S (khí clo gặp khí H2S)
9. Câu hỏi vận dụng
Câu 1. Cho 2,24 lít khí H2S ở đktc phản ứng với lượng dư dung dịch KOH thu được dung dịch X. Khối lượng muối tan có trong X là
A. 11 gam. B. 12 gam. C. 13 gam. D. 14 gam.
Lời giải:
Do KOH dư nên có phản ứng
mmuối = 0,1.110 = 11 gam.
Đáp án A.
Câu 2. Cho H2S tác dụng với lượng dư dung dịch KOH thu được dung dịch X. Chất tan có trong dung dịch X là
A. K2S. B. K2S và KHS. C. KHS. D. K2S và KOH.
Lời giải:
Do KOH dư nên có phản ứng
2KOH + H2S → K2S + 2H2O
Chất tan có trong dung dịch X là K2S và KOH dư.
Đáp án D.
Câu 3. Cho 2,24 lít khí H2S ở đktc phản ứng với dung dịch chứa 0,3 mol KOH. Khối lượng muối tan có trong dung dịch sau phản ứng là
A. 11 gam. B. 12 gam. C. 11,5 gam. D. 10 gam.
Lời giải:
Có T = nên có phản ứng
mmuối = 0,1.110 = 11 gam.
Đáp án A.
Xem thêm các phương trình hóa học khác:
Xem thêm các chương trình khác:
- Các dạng bài tập Tiếng Anh thông dụng nhất
- 3000 câu hỏi ôn tập môn Tiếng Anh có đáp án
- Toàn bộ kiến thức về cụm động từ | Định nghĩa và cách dùng
- 500 đoạn văn Tiếng Anh thông dụng nhất và cách làm
- 1000 câu hỏi ôn tập môn Công nghệ có đáp án
- 1000 câu hỏi ôn tập Giáo dục công dân
- 15000 câu hỏi ôn tập môn Toán có đáp án
- Wiki Toán | Khái niệm, định lí, tính chất, dạng bài, công thức
- Tuyển tập đề thi + chuyên đề ôn thi Toán Kangaroo các cấp độ (có đáp án 2024)
- 3000 câu hỏi ôn tập môn Vật lí có đáp án
- Tổng hợp Dạng bài - Công thức môn Vật lí
- 2000 câu hỏi ôn tập môn Tin học có đáp án
- 3000 câu hỏi ôn tập môn Lịch sử có đáp án
- 3000 câu hỏi ôn tập môn Địa lí có đáp án
- 2000 câu hỏi ôn tập môn Sinh học có đáp án
- Tổng hợp Dạng bài - Công thức môn Sinh học
- Tổng hợp về các tác giả văn học
- 3000 câu hỏi ôn tập môn Ngữ văn có đáp án
- Tổng hợp kiến thức Ngữ Văn
- Trò chơi Powerpoint | Game Powerpoint
- Tổng hợp bài thu hoạch BDTX Giáo viên mầm non (2024) theo Thông tư 12
- Tổng hợp bài thu hoạch BDTX Giáo viên tiểu học (2024)
- Tổng hợp bài thu hoạch BDTX Giáo viên THCS (2024)
- Tổng hợp bài thu hoạch BDTX Giáo viên THPT (2024)