KOH + FeSO4 → K2SO4 + Fe(OH)2 l KOH ra K2SO4

KOH + FeSO4 → K2SO4+ Fe(OH)2 là phản ứng trao đổi. Bài viết này cung cấp đầy đủ thông tin về phương trình hóa học đã được cân bằng, điều kiện các chất tham gia phản ứng, hiện tượng (nếu có), ... Mời các bạn đón xem:

1 1,163 09/11/2023


Phản ứng KOH + FeSO4 → K2SO4 + Fe(OH)2

KOH + FeSO4 → K2SO4 + Fe(OH)2 l KOH ra K2SO4 (ảnh 1)

1. Phản ứng hóa học

2KOH + FeSO4 → K2SO4 + Fe(OH)2

2. Điều kiện phản ứng

Phản ứng xảy ra ngay điều kiện thường.

3. Cách thực hiện phản ứng

Nhỏ từ từ dung dịch KOH vào ống nghiệm chứa FeSO4.

4. Hiện tượng nhận biết phản ứng

Sau phản ứng thu được kết tủa màu trắng xanh, để một thời gian trong không khí kết tủa chuyển sang màu nâu đỏ.

5. Bản chất của các chất tham gia phản ứng

5.1. Bản chất của KOH (Kali hidroxit)

KOH là một bazo mạnh tác dụng với muối để tạo thành muối mới và axit mới.

5.2. Bản chất của FeSO4 (Sắt (II) sunfat)

FeSO4 mang tính chất hoá học của muối tác dụng được với dung dịch bazo như KOH tạo kết tủa.

6. Tính chất hoá học của KOH

KOH là một bazo mạnh có khả năng làm thay đổi màu sắc các chất chỉ thị như khiến quỳ tím chuyển sang màu xanh, còn dung dịch phenolphtalein không màu thành màu hồng.

6.1. Tác dụng với oxit axit

Ở điều kiện nhiệt độ phòng, KOH tác dụng với SO2, CO2,...

KOH + SO2 → K2SO3 + H2O

KOH + SO2 → KHSO3

6.2. Tác dụng với axit

  • Tác dụng với axit tạo thành muối và nước

KOH(dd) + HCl(dd) → KCl(dd) + H2O

  • Tác dụng với các axit hữu cơ để tạo thành muối và thủy phân este, peptit

RCOOR1 + KOH → RCOOK + R1OH

6.3. Tác dụng với kim loại

KOH tác dụng với kim loại mạnh tạo thành bazo mới và kim loại mới.

KOH + Na → NaOH + K

6.4. Tác dụng với muối

KOH tác dụng với muối để tạo thành muối mới và axit mới

2KOH + CuCl2 → 2KCl + Cu(OH)2

6.5. KOH điện li mạnh

KOH là một bazo mạnh, trong nước phân ly hoàn toàn thành ion K+ và OH-

6.6. KOH phản ứng với một số oxit kim loại mà oxit, hidroxit của chúng lưỡng tính

KOH phản ứng được với một số oxit kim loại mà oxit, hidroxit của chúng lưỡng tính như nhôm, kẽm,…

2KOH + 2Al + 2H2O → 2KAlO2 + 3H2

2KOH + Zn → K2ZnO2 + H2

6.7. Phản ứng với một số hợp chất lưỡng tính

KOH + Al(OH)3 → KAlO2 + 2H2O

2KOH + Al2O3 → 2KAlO2 + H2O

7. Mở rộng kiến thức về FeSO4

7.1. Tính chất vật lí và nhận biết

- Tính chất vật lý: Có khả năng hút ẩm tốt, thường tồn tại ở trạng thái ngậm nước. Tan tốt trong nước cho dung dịch không màu.

- Nhận biết: Sử dụng dung dịch BaCl2, thấy xuất hiện kết tủa trắng:

FeSO4 + BaCl2 → BaSO4 + FeCl2.

7.2. Tính chất hóa học

- Mang đầy đủ tính chất hóa học của muối.

- Có tính khử và tính oxi hóa:

Tính khử: Fe2+ → Fe3+ + 1e

Tính oxi hóa: Fe2+ + 1e → Fe

a. Tính chất hóa học của muối:

- Tác dụng với dung dịch kiềm:

FeSO4 + KOH → K2SO4 + Fe(OH)2

- Tác dụng với muối:

FeSO4 + BaCl2 → BaSO4 + FeCl2.

b. Tính khử:

FeSO4 + Cl2 → FeCl3 +Fe2(SO4)3

2FeSO4 + 2H2SO4 đặc nóng → Fe2(SO4)3 + SO2 + 2H2O

10FeSO4 + 2KMnO4 + 8H2SO4 → 5Fe2(SO4)3 + K2SO4 + 2MnSO4 + 8H2O

c. Tính oxi hóa:

FeSO4 + Mg → MgSO4 + Fe

7.3. Điều chế

Cho kim loại Fe dư tác dụng với axit HNO3

3Fe + 8HNO3 → 4H2O + 2NO + 3Fe(NO3)2

7.4. Ứng dụng

FESO4 – sắt sunfat mang tính chất là một chất khử nên được ứng dụng trong việc khử cromat trong xi măng thành các hợp chất Cr (III) ít độc hơn. FeSO4 – sắt sunfat còn được sử dụng trong ngành dệt may như một chất cố định thuốc nhuộm . Nó được sử dụng trong lịch sử để làm đen da và như là một thành phần của mực.

8. Câu hỏi vận dụng

Câu 1. Nhỏ từ từ dung dịch KOH vào ống nghiệm chứa FeSO4. Hiện tượng thu được sau phản ứng là

A. xuất hiện kết tủa trắng.

B. xuất hiện kết tủa trắng xanh, sau một thời gian kết tủa chuyển sang màu nâu đỏ.

C. xuất hiện kết tủa sau đó kết tủa tan.

D. xuất hiện kết tủa xanh.

Lời giải:

2KOH + FeSO4 → K2SO4+ Fe(OH)2

Fe(OH)2: kết tủa trắng xanh.

4Fe(OH)2 + O2 + 2H2O → 4Fe(OH)3 ( nâu đỏ)

Đáp án B.

Câu 2. Phản ứng nào sau đây là phản ứng trao đổi?

A. KOH + CO2 → KHCO3

B. 2KOH + CO2 → K2CO3+ H2O

C. 2K + 2HCl → 2KCl + H2

D. 2KOH + FeSO4 → K2SO4 + Fe(OH)2

Lời giải:

2KOH + FeSO4 → K2SO4 + Fe(OH)2 là phản ứng trao đổi.

Đáp án D.

Câu 3. Cho 100ml FeSO4 0,01M phản ứng vừa đủ với dung dịch KOH thu được kết tủa X. lấy kết tủa X đem nung trong không khí đến khi khối lượng không thay đổi thu được chất rắn có khối lượng là

A. 0,08g. B. 0,8g. C. 0,754g. D. 1,10g.

Lời giải:

2KOH + FeSO4 →  K2SO4 + Fe(OH)2 | Cân bằng phương trình hóa học

mcr = 0,0005.160 = 0,08gam.

Đáp án A.

Xem thêm các phương trình hóa học khác:

KOH + Mg(NO3)2 → KNO3+ Mg(OH)2

KOH + Al(OH)3 → KAlO2 + H2O

KOH + Cr(OH)3 → KCrO2+ H2O

KOH + Zn(OH)2 → K2ZnO2 + H2O

KOH + KHCO3 → K2CO3 + H2O

1 1,163 09/11/2023