Top 5 mẫu Bài thuyết trình về chủ đề Toàn cầu hóa và những thách thức đặt ra đối với đất nước trong giai đoạn hiện nay (2025) SIÊU HAY

Bài thuyết trình về chủ đề Toàn cầu hóa và những thách thức đặt ra đối với đất nước trong giai đoạn hiện nay lớp 12 Chân trời sáng tạo gồm dàn ý và 5 bài văn mẫu hay nhất, chọn lọc giúp học sinh viết bài tập làm văn lớp 12 hay hơn.

1 89 14/12/2024


Bài thuyết trình về chủ đề Toàn cầu hóa và những thách thức đặt ra đối với đất nước trong giai đoạn hiện nay

Đề bài: Trường bạn tổ chức một buổi báo cáo kết quả nghiên cứu về một vấn đề tự nhiên hoặc xã hội. Đề tài nghiên cứu của nhóm bạn được chọn để báo cáo. Bạn và các thành viên cần chuẩn bị để thực hiện những nhiệm vụ sau

- Trình bày báo cáo kết quả nghiên cứu của nhóm.

- Nhận xét, đánh giá nội dung và cách thức thuyết trình của các nhóm khác.

Bài thuyết trình về chủ đề Toàn cầu hóa và những thách thức đặt ra đối với đất nước trong giai đoạn hiện nay (mẫu 1)

Xin chào thầy/cô và các bạn, sau đây nhóm em xin trình bày báo cáo kết quả nghiên cứu: Những ảnh hưởng của mạng facebook đối với học sinh Trường THPT Tây Hồ

1. Thực trạng sử dụng mạng xã hội Facebook của học sinh lớp 11 THPT Tây Hồ.

Hiện nay, blog hay các mạng xã hội không còn xa lạ với chúng ta. Nó được biết đến như một cuốn nhật ký online, thu hút sự tham gia của đông đảo giới trẻ trên toàn thế giới. Facebook ngày càng được nhiều người biết đến là một trang 10 mạng xã hội nổi tiếng trên toàn thế giới và hiện đang tăng đột biến về số lượng người dùng tại Việt Nam. Facebook được sử dụng ở mọi lúc, mọi nơi, tạo ra sức hút, tốc độ lan truyền mạnh mẽ và đặc biệt thu hút sự chú ý, tham gia của đông đảo các bạn sinh viên. Và học sinh lớp 11 trường THPT Tây Hồ cũng không phải là một ngoại lệ. Trong cuộc khảo sát 120 học sinh lớp 11 trường THPT Tây Hồ về việc “Bạn có tham gia sử dụng trang mạng xã hội Facebook hay không?” thì có đến 96,6% trả lời có. Qua đó, cho thấy mức độ sử dụng mạng xã hội Facebook của học sinh lớp 11 trường THPT Tây Hồ là rất cao và hầu như bất kì một bạn nào cũng có riêng ít nhất 1 tài khoản Facebook để tham gia chia sẻ, cập nhật thông tin, hình ảnh và giao lưu kết bạn. Về mức độ thời gian tham gia sử dụng Facebook thì đa số các bạn đã sử dụng Facebook trên 1 năm (chiếm 88,9%). Qua đó, phản ánh sự gắn bó lâu dài của các bạn học sinh lớp 11 trường THPT Tây Hồ đối với Facebook. Tuy nhiên, có nhiều ý kiến cho rằng, mạng xã hội Facebook có nhiều tác động tiêu cực dễ gây ảnh hưởng đến người tham gia sử dụng. Nhưng đối với các bạn sinh viên học sinh lớp 11 trường THPT Tây Hồ thì có đến 83,9% cho rằng: Có thể tránh khỏi những ảnh hưởng xấu của Facebook và có 16,1% nhận định ngược lại. Bên cạnh đó, khi được hỏi: “Trong tương lai, bạn có sẵn sàng bỏ facebook hay không?” thì có 69,9% là Không và 30,1% là Có.

2. Mục đích sử dụng mạng xã hội Facebook của học sinh lớp 11 trường THPT Tây Hồ.

Theo cuộc điều tra quy mô nhỏ tại khối 11, phần lớn học sinh sử dụng Facebook với 3 mục đích chính: Chia sẻ, cập nhật thông tin và hình ảnh: Đây có thể coi là mục đích chính chiếm đến 74,6% kết quả khảo sát. Phần lớn học sinh sử dụng Facebook thay thế cho nhật ký truyền thống, với tính năng lưu trữ trực tuyến. Mục đích thứ hai là giao lưu, kết nối bạn bè: Facebook là một không gian giao tiếp công cộng trực tuyến tạo liên kết dễ dàng, thuận tiện, nhanh nhất giữa con người với nhau thông qua nhiều hình thức liên kết rộng rãi chứ không bị giới hạn không gian và Facebook có sự thông minh cần thiết để gợi ý những người mà bạn có thể biết, thông qua số lượng bạn chung (Mutual Friends), nơi ở (Lives), nơi làm việc (Employers)… Vì thế, Facebook không chỉ giúp bạn tìm kiếm những mối quan hệ mới mà còn giúp bạn giữ liên lạc với những mối quan hệ cũ như: bạn bè, người thân. Cuối cùng là giải trí: Với hơn 500 nghìn ứng dụng giải trí hay, đa dạng và được đánh giá cao dành cho người sử dụng như: Games, Poke, Calendar, Youtube, Free Messenger... Facebook được các bạn học sinh lựa chọn như một nơi để giải tỏa căng thẳng sau những giờ học mệt mỏi. Họ có thể chơi game, trò chuyện với gia đình, người thân, bạn bè. 3. Những tác động tích cực và tiêu cực của mạng xã hội Facebook đối với sinh viên khoa PR, ĐH Văn Lang. 3.1. Những tác động tích cực: Quá trình nghiên cứu cho thấy, đa số sinh viên khoa PR, trường Đại học Văn Lang tham gia Facebook để chia sẻ thông tin cá nhân và cập nhật thông tin của bạn bè, người thân. Thông qua Facebook, các bạn đã có nơi để thể hiện mình và chia sẻ những điều khó nói cùng bạn bè. Facebook tạo cho phần đông nhóm đối tượng khảo sát sự thoải mái về tinh thần khi được chia sẻ những suy nghĩ về cuộc sống cá nhân hay các vấn đề xã hội. Facebook còn là một công cụ hữu hiệu để thể hiện cá tính bản thân. Vì thế, nhiều tài khoản Facebook của các sinh viên khoa PR đã nhận được sự quan tâm của cộng đồng mạng. Facebook còn là một công cụ hỗ trợ cho sinh viên khoa PR mở rộng thêm mối quan hệ hay tìm kiếm lại những người quen biết. Trong cuộc khảo sát, tính năng “Kết bạn” là tính năng thứ 2 được các bạn yêu thích sau tính năng “Chia sẻ, cập nhật thông tin, hình ảnh” chiếm 17,5%. Một số thành viên khác thì sử dụng 13 Facebook để kinh doanh nhỏ (chủ yếu là quần áo, trang sức bán online) để tăng thêm thu nhập của bản thân. Điều này như một trải nghiệm thú vị đối với các bạn khi trực tiếp đàm phán, thuyết phục khách hàng mua những sản phẩm của mình thông qua Facebook. Có thể nói, đây là điều kiện giúp các bạn rèn luyện khả năng ứng xử trong kinh doanh thương mại điện tử. Ngoài ra một bộ phận nhỏ khác, thì sử dụng Facebook với tính chất giải trí.

3. Những tác động tiêu cực

Kết quả của cuộc khảo sát cho thấy, đa số các học sinh lớp 11 trường THPT Tây Hồ sử dụng Facebook một cách thường xuyên (bất kì thời gian nào trong ngày, chiếm 34,9%). Tác động tiêu cực lớn nhất mà nhóm đối tượng khảo sát cho thấy đó là việc tốn thời gian (chiếm 52,4%). Khoảng thời gian sử dụng Facebook mỗi ngày từ 1 - 3 giờ đồng hồ và trên 3 tiếng đồng hồ chiếm đa số câu trả lời trong cuộc khảo sát (41,3% và 30,2%). Bên cạnh đó, học sinh lớp 11 trường THPT Tây Hồ chưa nhận thức được những tác động tiêu cực đến tâm lý, sinh lý của bản thân do việc lạm dụng Facebook như: nghiện Facebook dễ gây béo phì, ảnh hưởng đến thời gian, sức 14 khỏe, công việc học tập và dễ bị ảnh hưởng bởi những thói hư, tật xấu... Ngoài ra, cũng có một bộ phận nhỏ các học sinh không biết mục đích sử dụng Facebook là gì?. Tuy nhiên, vì sự rủ rê của bạn bè nên họ cũng tạo tài khoản để bắt kịp xu hướng. Ngoài ra, 15,9% cho là Facebook không có bất kỳ ảnh hưởng tiêu cực nào đến bản thân đối tượng được khảo sát. Những cuộc giao tiếp ảo đó làm hạn chế khả năng giao tiếp, ứng xử trong đời sống thường ngày của nhóm đối tượng được khảo sát vì Facebook là nơi không quan sát được thái độ của người nghe. Ngoài ra, trên Facebook còn có những đối tượng phát ngôn những lời lẽ thiếu văn hóa cũng tác động đến ý thức và khả năng ứng xử của các đối tượng tham gia. Thậm chí có những bạn sử dụng mạng xã hội Facebook để nói xấu bạn bè và thầy cô.

Việc dành nhiều thời gian sử dụng Facebook sẽ làm thay đổi thói quen hàng ngày của các bạn học sinh. Điều đáng nói, tác động của Facebook đã đi sâu vào tiềm thức của các bạn. Với sự hỗ trợ của những thiết bị điện tử hiện đại như: điện thoại thông minh, máy tính bảng… thì việc truy cập Facebook càng dễ dàng hơn.

4. Các biện pháp nâng cao tác động tích cực của mạng xã hội facebook đối với học sinh lớp 11 Trường THPT Tây Hồ.

Trong bối cảnh hội nhập hiện nay, với sự phát triển mạnh mẽ của nhiều trang mạng xã hội, điển hình là Facebook, học sinh có nhiều cơ hội tham gia vào thế giới thông tin và kết nối rộng lớn, cùng lúc tiếp cận nhiều hệ tư tưởng và giá trị sống khác nhau. Vấn đề đặt ra là cần phải quản lý, định hướng việc sử dụng mạng xã hội Facebook như thế nào để đem đến hiệu quả thật sự cho học sinh lớp 11 trường THPT Tây Hồ và hạn chế những mặt tiêu cực.

- Mỗi cá nhân hãy tự hỏi xem bạn sử dụng Facebook để làm gì hay lý do đầu tiên để bạn quyết định đăng ký một tài khoản Facebook là gì?

- Tự hoạch định cho bản thân khung thời gian hợp lý, cân bằng được giữa công việc, học tập và giải trí. Chỉ dành thời gian cho Facebook khi bạn thật sự rãnh rỗi hay muốn giải tỏa căng thẳng, mệt mỏi.

- Mọi tác động của Facebook nảy sinh ra đều do ý thức của người sử dụng, nếu ý thức không tốt sẽ dẫn đến những hành vi xấu. Vì thế, trước khi chia sẻ bất cứ nội dung gì lên Facebook, mỗi cá nhân phải xem xét nó có hại gì cho ai hay không, đừng chỉ nghĩ đến lợi ích bản thân mà làm ảnh hưởng đến người khác. Và đặc biệt, các bạn học sinh phải có thái độ nghiêm túc trước mọi vấn đề. 2. Biện pháp từ cộng đồng.

- Nhà trường, gia đình cần có sự hướng dẫn, tư vấn, định hướng cho học sinh về việc sử dụng mạng xã hội Facebook một cách có ít, mang lại hiệu quả tốt và ý thức được những nguy cơ tiềm ẩn của việc chia sẻ thông tin cá nhân lên Facebook.

- Các nhà quản lý các cấp, các cơ quan chức năng, chính quyền địa phương nên tạo sân chơi giải trí lành mạnh; giáo dục, tuyên truyền về những tác hại từ việc sử dụng mạng xã hội Facebook không đúng cách. Từ đó, hướng các bạn học sinh lớp 11 trường THPT Tây Hồ không nên quá lệ thuộc vào mạng xã hội Facebook, giúp cho học sinh xây dựng nhiều mối quan hệ trong xã hội để trau dồi những kỹ năng giao tiếp, ứng xử.

- Ngoài ra, xã hội cũng cần có những định hướng và giúp đỡ giới trẻ, đặc biệt là các bạn học sinh tham gia vào các hoạt động thực tế, có ích cho bản thân và cộng đồng. Việc đẩy mạnh công tác giáo dục tư tưởng chính trị, nâng cao tầm nhận thức của học sinh về các vấn đề chính trị, xã hội sẽ từng bước giúp học sinh có được bản lĩnh vững vàng xử lý được những thông tin tiếp cận từ nhiều chiều khác nhau.

Kết luận: Mạng xã hội Facebook căn bản là một phần của xã hội ngày nay. Nó đã, đang và sẽ mang đến cho cuộc sống của con người ngày càng nhiều những tiện ích thú vị, tương tác cao cũng như sự tối đa hóa các chức năng. Tuy nhiên, mạng xã hội Facebook cũng là nơi dấy lên những tiêu cực khiến nhiều người lo lắng. Và chúng ta không thể đổ lỗi hoàn toàn cho mạng xã hội Facebook. Bởi lẽ, nó đơn giản chỉ là một công cụ, một phương tiện được tạo ra để gắn kết mọi người trên toàn Thế giới. Nhưng chính những người tham gia, sử dụng lại không hiểu đúng mục đích đó nên đã sà đà và lạm dụng quá mức dẫn đến gây ra những sự việc không mong muốn. Tất cả là do hành vi và sự nhận thức ở cá nhân người tham gia sử dụng mạng xã hội Facebook. Vì thế, mỗi học sinh lớp 11 trường THPT Tây Hồ nên hiểu rõ những biện pháp từ bản thân và cộng đồng để tham gia vào mạng xã hội Facebook một cách tích cực nhất. Điều này sẽ giúp cho mỗi cá nhân nhận thấy Facebook hữu ích hơn và có thể kiểm soát tốt những hoạt động “không tên” trên mạng xã hội Facebook. Ngoài ra, mỗi cá nhân nên thể hiện trách nhiệm trong việc nâng cao tác động tích cực của mạng xã hội Facebook đối với cộng đồng mạng nói chung và học sinh lớp 11 trường THPT Tây Hồ nói riêng.

Bài báo cáo đến đây là kết thúc, rất mong nhận được lời góp ý để bài báo cáo thêm hoàn thiện. Cảm ơn thầy/cô và các bạn đã lắng nghe.

Bài thuyết trình về chủ đề Toàn cầu hóa và những thách thức đặt ra đối với đất nước trong giai đoạn hiện nay (mẫu 2)

BÁO CÁO NGHIÊN CỨU VỀ VẤN ĐỀ XÃ HỘI - HIỆN TƯỢNG PHỤ HUYNH ÁP LỰC ĐIỂM SỐ VỚI CON CÁI

1. Giới thiệu

Hiện tượng phụ huynh áp lực điểm số với con cái là một vấn đề xã hội nghiêm trọng đang gây ra nhiều ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ em và gia đình. Báo cáo này nhằm đánh giá các nguyên nhân, hậu quả và các giải pháp để giảm thiểu áp lực này.

2. Phương pháp nghiên cứu

- Thu thập dữ liệu: Sử dụng phương pháp khảo sát, phỏng vấn và phân tích các nghiên cứu trước đây về tình trạng áp lực điểm số từ phía phụ huynh.

- Phân tích dữ liệu: Đánh giá sự gia tăng áp lực điểm số, những yếu tố gia đình, xã hội và giáo dục ảnh hưởng đến hành vi này.

- Nghiên cứu trường hợp và điều tra: Tập trung vào các gia đình và trường hợp có mức độ áp lực cao để hiểu rõ hơn nguyên nhân và tác động của áp lực điểm số.

3. Kết quả nghiên cứu

- Nguyên nhân của áp lực điểm số từ phụ huynh: Đánh giá các yếu tố như sự cạnh tranh xã hội, kỳ vọng gia đình, áp lực kinh tế và sự so sánh với những trường hợp khác.

- Hậu quả của áp lực này đối với trẻ em: Phân tích tác động tiêu cực đến sức khỏe tâm lý, sự tự tin và áp lực học tập không cần thiết.

- Các giải pháp và đề xuất: Đề xuất các biện pháp như tăng cường giáo dục phụ huynh về giá trị của sự cân bằng và phát triển toàn diện, khuyến khích phương pháp dạy dỗ tích cực hơn.

4. Những kết luận và đề xuất

- Cần xây dựng môi trường học tập lành mạnh: Đề xuất tăng cường sự hỗ trợ và khuyến khích cho học sinh phát triển theo năng lực riêng của mình.

- Cần thúc đẩy hợp tác giữa nhà trường và gia đình: Đề xuất các chương trình giáo dục và hỗ trợ cho phụ huynh để họ có thể hiểu rõ hơn về quy trình học tập và giá trị của sự phát triển toàn diện.

- Cần nghiên cứu và phát triển chính sách hỗ trợ: Đề xuất nghiên cứu và áp dụng các chính sách nhằm giảm thiểu áp lực điểm số không cần thiết từ phía phụ huynh.

5. Kết luận

Áp lực điểm số từ phía phụ huynh đang là một vấn đề xã hội đáng quan ngại, cần sự chia sẻ và sự hợp tác để giải quyết. Hy vọng báo cáo này sẽ đóng góp vào việc nâng cao nhận thức và giải quyết vấn đề này một cách hiệu quả.

Bài thuyết trình về chủ đề Toàn cầu hóa và những thách thức đặt ra đối với đất nước trong giai đoạn hiện nay (mẫu 3)

BÁO CÁO NGHIÊN CỨU VỀ VẤN ĐỀ TỰ NHIÊN - THẢM HỌA SÓNG THẦN

1. Giới thiệu

Sóng thần là một trong những thảm họa tự nhiên khủng khiếp nhất mà con người từng phải đối mặt. Hiện tượng này gây ra những tác động nghiêm trọng đến đời sống, kinh tế và môi trường của các khu vực ven biển. Báo cáo này nhằm đánh giá các nguyên nhân, tác động và biện pháp phòng ngừa, ứng phó với sóng thần.

2. Phương pháp nghiên cứu

- Thu thập dữ liệu: Sử dụng các báo cáo nghiên cứu, dữ liệu thống kê từ các tổ chức quốc gia và quốc tế về các trận sóng thần lịch sử.

- Phân tích dữ liệu: Đánh giá các yếu tố như địa chất, địa hình, hoạt động địa chấn và biến đổi khí hậu ảnh hưởng đến sự hình thành và tác động của sóng thần.

- Nghiên cứu các trường hợp và mô hình hóa: Phân tích các trường hợp sóng thần nổi bật trên thế giới để rút ra kinh nghiệm và các giải pháp phòng ngừa.

3. Kết quả nghiên cứu

- Nguyên nhân và cơ chế hình thành sóng thần: Đánh giá vai trò của động lực học địa chất như động đất dưới biển, sự chuyển động của mảng đá, hoặc sự sụp đổ của núi lửa.

- Tác động của sóng thần đến đời sống và môi trường: Phân tích tác động tiêu cực đến hệ sinh thái biển, cơ sở hạ tầng và sự mất mát của các nguồn lực tự nhiên.

- Biện pháp phòng ngừa và ứng phó: Đề xuất các biện pháp như xây dựng hệ thống cảnh báo sớm, nâng cao năng lực ứng phó của cộng đồng, và phát triển kế hoạch dự phòng chi tiết.

4. Những kết luận và đề xuất

- Cần tăng cường hợp tác quốc tế: Đề xuất hợp tác chặt chẽ giữa các quốc gia để cùng nhau đối phó với sóng thần và chia sẻ kinh nghiệm, công nghệ.

- Cần phát triển các chính sách bảo vệ môi trường: Đề xuất việc xây dựng và thực thi các chính sách bảo vệ môi trường biển và ven biển để giảm thiểu tác động của sóng thần.

- Cần tăng cường giáo dục và nhận thức cộng đồng: Đề xuất tăng cường giáo dục về các biện pháp ứng phó và sẵn sàng cho cộng đồng, từ đó giảm thiểu thiệt hại do sóng thần.

5. Kết luận

Sóng thần là một thảm họa tự nhiên nghiêm trọng, đòi hỏi sự chuẩn bị kỹ lưỡng và các biện pháp phòng ngừa hiệu quả. Hy vọng báo cáo này sẽ góp phần vào việc nâng cao nhận thức và sự sẵn sàng của cộng đồng trước mối nguy này.

1 89 14/12/2024


Xem thêm các chương trình khác: