Top 5 mẫu Nghị luận so sánh Đây mùa thu tới và Tràng Giang (2024) SIÊU HAY

Nghị luận so sánh Đây mùa thu tới và Tràng Giang lớp 12 Chân trời sáng tạo gồm dàn ý và 5 bài văn mẫu hay nhất, chọn lọc giúp học sinh viết bài tập làm văn lớp 12 hay hơn.

1 46,623 26/09/2024


Nghị luận so sánh Đây mùa thu tới và Tràng Giang

Đề bài: Viết bài văn nghị luận so sánh, đánh giá hai tác phẩm thơ cùng phong cách lãng mạn: so sánh bài thơ Đây mùa thu tới (Xuân Diệu) và bài thơ Tràng Giang (Huy Cận)

Nghị luận so sánh Đây mùa thu tới và Tràng Giang (mẫu 1)

Nhà phê bình nổi tiếng Hoài Thanh trong Thi nhân Việt Nam đã dùng những lời trang trọng, tốt đẹp nhất: “Một thời đại trong thơ ca” để nói về phong trào Thơ mới (1932-1945). Với các gương mặt tiêu biểu nhất là Xuân Diệu, Huy Cận, Hàn Mặc Tử. Đó là những thi nhân chủ yếu đã đem lại cho thơ ca Việt Nam nhiều tác phẩm đặc sắc. Đặc biệt là hình ảnh thiên nhiên trong các tác phẩm này thật đẹp và gợi cảm. Có điều là do hoàn cảnh đất nước ta mất chủ quyền, nhân dân ta phải sống trong vòng áp bức của bọn thực dân phong kiến, nên hình ảnh thiên nhiên trong “Thơ mới" ở đây tuy đẹp mà buồn. Cứ thử đọc lại những bài thơ Đây thôn Vĩ Dạ của Hàn Mặc Tử, Đây mùa thu tới của Xuân Diệu và Tràng giang của Huy Cận, chúng ta sẽ nhận ra rất rõ điều này.

Thơ Hàn Mặc Tử, Xuân Diệu và Huy Cậu, ba khuôn mặt lớn của Thơ mới, đều có chung một đặc điểm là thể hiện tình yêu thiên nhiên thật nồng nàn và say đắm. Bằng cảm hứng lãng mạn, các nhà thơ tài tình này đã xây dựng lên trong thơ mình những bức tranh thiên nhiên đầy màu sắc hữu tình và gợi cảm. Thiên nhiên ở đây mà cũng rất buồn, vì bao giờ cũng lá hình ảnh một thiên nhiên khúc xạ qua tâm hồn của nhà thơ. Nỗi buồn của các thi nhân ở đây cũng là nồi buồn của cả một thế hệ đương thời, nỗi buồn của cả một dân tộc phải sống lầm than trong những

Năm tháng tối tăm u buồn dưới thời Pháp thuộc.

Trước hết là bài thơ Đây thôn Vĩ Dạ của Hàn Mặc Tử, bài thơ thật xinh xắn với những cảnh thiên nhiên xứ Huế đầy cảnh sắc hữu tình, duyên dáng. Qua cái nhìn trong sáng giàu chất thơ của thi nhân, cảnh vật xứ Huế như sáng bừng lên trong ánh nắng ban mai "nặng mới lên ". Nổi bật lên từ bức tranh là một màu xanh óng ả mướt quá của cây cối vườn tược nhà ai, một màu xanh ngọc bích trẻ trung đầy sức sống. Thấp thoáng giữa vẻ đẹp tươi tắn, mượt mà “xanh như ngọc" ấy là một bóng hình gợi cảm:

Nhìn nắng hàng can nắng mới lên

Vườn ai mướt quá xanh như ngọc

Lá trúc che ngang mặt chữ điền.

Từ vẻ đẹp hư ảo như có như không, như ẩn như hiện này, bài thơ dẫn tới một bức tranh thiên nhiên khác, thể hiện cái đẹp huyền ảo của trăng gió mây trời và sông nước xứ Huế:

Gió theo lối gió mây đường mây

Dòng nước buồn thiu hoa bắp lay

Thuyền ai đậu bến sông trăng đó

Có chở trăng về kịp tối nay!

Đây là cảnh sông nước mây trời đầy huyền ảo của xứ Huế trong một đêm trăng tĩnh lặng. Lúc bấy giờ có gió, nhưng gió chỉ nhẹ, không đủ để làm cho mây bay, nhưng vừa đủ để hoa bắp lay khe khẽ. Trong cái không gian tĩnh lặng ấy, có một con thuyền đậu nơi bến vắng, khiến cảnh vật càng huyền ảo hơn. Đặc biệt là bến sông lúc này đã trở thành bến trăng và con thuyền cũng chở khảm ánh trăng. Đó là một không gian mênh mông hư ảo với "sương khói mờ nhân ảnh".

Đúng là thiên nhiên ở đây thật dẹp, thật quyến rũ nhưng cũng gợi buồn, một nồi buồn bâng khuâng dịu vợi, man mác lan tỏa. Phải chăng đó cũng chính là tâm trạng của nhà thơ, một chút lòng chơi vơi, hụt hẫng trước một linh cảm tản mạn chia lìa: “Gió theo lối gió mây đường mây” và một nỗi hoài nghi mờ mịt: Ai biết tình ai có đậm đà?...

Tiếp đó, thiên nhiên trong bài thơ Đây mùa thu tới của Xuân Diệu cùng buồn lặng “đìu hiu”, phai tàu, héo úa. Nhà thơ bắt đầu tác phẩm của minh bằng những hàng liễu rũ:

Rặng liễu đìu hiu đứng chịu tang

Tóc buồn buông xuống lộ ngàn hàng.

Lá liễu từng sợi dài rũ xuống, dưới mắt thi nhân đã trở thành làn tóc của người thiếu nữ tóc buồn buông xuống. Nước mắt không rơi thành giọt mà rơi thành sợi, sợi buồn “buông xuống lệ ngàn hàng”.

Nhà thơ nhìn lá vàng từng chiếc rơi từng chiếc lại thấy đó là một sắc áo đẹp của mùa thu, nên đã reo lên chào đón:

Đây mùa thu tới - mùa thu tới

Với áo mơ phai dệt lá vàng.

Cái đẹp của mùa thu ớ đây là cái đẹp của vẻ tàn phai, héo úa, khô gầy:

Hơn một loài hoa đã rụng cành

Trong vườn sắc đỏ rủa màu xanh

Những luồng run rẩy rung rinh lá...

Đôi nhánh khô gầy xương mỏng manh.

Nỗi buồn mùa thu từ hoa rụng lá úa ở hai câu đầu của khổ thơ đã lan ra, thấm sâu vào các nhánh cây trơ trụi Khô gầy xương mỏng manh ở hai câu sau khiến cái rét thấu xương của từng luồng gió lạnh đã làm run rẩy rung rinh cả những chiếc lá thu còn sót lại.

Nỗi buồn ấy, cái rét ấy càng dễ nhận ra ở nơi trống vắng, ở những bến đò. Tuy đây là chỗ bốn bề lộng gió lại hội tụ đông người, nhưng chính cái rét thấu xương kia cùng khiếu người ta e ngại, ít muốn sang sông.

Đã nghe rét mướt luồn trong gió

Đã vắng người sang những chuyến đò

Nỗi buồn mùa thu còn thắm đẫm đến cả mây trời, làm nên một không khí u uất hận chia li với những cảnh chim bay về phương xa tránh rét:

Mây vẩn từng không chim bay đi

Khí trời u uất hận chia li

Tất cả chi tiết của bức tranh thiên nhiên trong bài thơ này đều gợi nên một cảm giác xa xăm, nhớ thương buồn lặng. Cuối cùng, trên bức tranh thơ thấy hiện lên bóng dáng con người:

Ít nhiều thiếu nữ buồn không nói

Tựa cửa nhìn xa nghĩ ngợi gì?

Đúng là hình ảnh của các cô với nét mặt buồn, với đôi mắt nhìn mãi ra xa, không chú mục vào một cái gì cụ thể mà như đang chìm đắm trong nỗi buồn và cô đơn, ngơ ngẩn.

Sau hết, là bài thơ Tràng giang của Huy Cận bức tranh thiên nhiên ở đây là hình ảnh sông nước thấm đượm một nỗi niềm “Băng khuâng trời rộng nhớ sông dài". Mở đầu bài thơ là một khung cảnh thiên nhiên êm đềm bình lặng:

Sóng gợn tràng giang buồn điệp điệp

Con thuyền xuôi mái nước song song

Thuyền về nước lại sầu trăm ngả

Củi một cành khô lạc mấy dòng.

Bên cạnh hình ảnh những “làn sóng”, “con thuyền” quen thuộc, những thi liệu từ lâu đã trở thành cổ điển, khổ thơ trên còn có thêm một nét sáng tạo hết sức bất ngờ: “Củi một cành khô lạc mấy dòng”. Một cành củi khô trôi dạt vô định trên dòng sông chính là hình ảnh gợi người đọc nghĩ đến một thân phận lạc loài. Lối đảo ngữ "Củi một cành khô” càng làm nôi bật thêm sự cô độc, lạc loài và héo hon ấy.

Sang khổ thơ tiếp theo, nỗi buồn như càng thấm sâu hơn vào cảnh vật:

Lơ thơ cồn nhỏ gió đìu hiu

Đâu tiếng làng xa vãn chợ chiều

Nắng xuống, trời lên sâu chót vót;

Sông dài, trời rộng,, bến cô liêu.

Bức tranh thiên nhiên vụt lớn hẳn gió đìu hiu thổi qua vài dải đất lơ thơ giữa sóng dài quạnh vắng, lặng buồn. Ngay cả tiếng chợ chiều đã tàn từ một làng nào đó cũng không có nữa. Không gian tiếp đó lại được mở rộng và đẩy cao thêm trong hai câu cuối của khổ thơ, vì "nắng xuống trời lên" Nhưng tuyệt vời hơn cả là ở đây nhà thơ đã tả chiều sâu trong chiều cao. "Nắng xuống trời lên sâu chót vót”.

Cảnh vật lại được mở ra thêm trong khổ thơ thứ ba với cả “bờ xanh tiếp bãi vàng” và những đám bèo trôi dạt “hàng nối hàng" chẳng biết sẽ về đâu. Toàn cảnh tràng giang trời rộng sông dài ấy lại tuyệt nhiên quạnh vắng, thiếu hẳn bóng người. Ở đây không có lấy một chuyến đò ngang hay một chiếc cầu để "gợi chút niềm thân mật:" Dưới mắt thi nhân, thiên nhiên dù hoang vắng nhưng vẫn lung linh và có hồn. Chính cảnh tình ấy đã lắng đọng thành lòng quê dờn dợn ở khổ kết bài thơ:

Lòng quê dờn dợn vời con nước

Không khói hoàng hôn cũng nhớ nhà

Đến đây, con người mới hiện ra cái cả tâm tình sâu nặng của mình giữa một thiên nhiên. Chua xót hơn nữa thi nhân đứng trên quê hương mình mà da diết nhớ quê hương mình, nói một cách khác là cảm thấy mình lạc loài ngay chính trên quênhiên đẹp đến độ kì vĩ lạ lùng. "Lớp lớp mây cao đùn núi bạc. Chim nghiêng cánh nhỏ bóng chiều sa” Cả một nỗi niềm "Sông dài trời rộng bến cô liêu" đã dàn trải suốt bài thơ đến đây, bỗng hiện ra với một nội dung cụ thể: Đó là nỗi nhớ quê hương da diết. Ngàytrước, Thôi Hiệu đứng trên Hoàng Hạc lâu, trông vời khói sóng chiều hôm mà buồn nhớ quê hương. Còn ở đây, Huy Cận : “Không khói hoàng hôn cũng nhớ nhà”.

Tóm lại, ba bài thơ: Đây thôn Vĩ Dạ của Hàn Mặc Tử, Đây mùa thu tới của Xuân Diệu và Tràng giang của Huy Cận đều là những bức tranh thiên nhiên tuy tuyệt đẹp. Nhưng cũng đều ẩn chứa một nỗi buồn riêng. Cái buồn ở những bài thơ này cũng như của nhiều cái buồn của các nhà Thơ Mới chính là cái buồn của cá một thếhệ, của dân tộc ta trong những năm phải sống tủi nhục và đen tối dưới ách thống trị của bọn thực dân phong kiến đương thời. Đây cũng chính là một trong những giá trị tư tưởng chủ yếu của Thơ mới trong thời kì 1930. Thơ ca lãng mạn với các tác giả trên thể hiện lòng yêu nước thầm kín.

Nghị luận so sánh Đây mùa thu tới và Tràng Giang (mẫu 2)

Xuân Diệu là một nhà thơ lớn của nền văn học Việt Nam hiện đại, ông được mệnh danh là “ông hoàng thơ tình” với những vần thơ tình yêu nồng nàn, tha thiết. Bên cạnh đó, Xuân Diệu cũng có rất nhiều sáng tác về mùa thu, trong đó “Đây mùa thu tới” là một thi phẩm nổi bật. Bài thơ đã khắc họa bức tranh thiên nhiên mùa thu đầy buồn thương nhưng vẫn ẩn chứa vẻ tươi mới, hấp dẫn. So sánh với Tràng Giang của Huy Cận ta thấy cả hai đều mang nỗi sầu nhân thế nhưng mỗi người lại chọn cho mình cách thể hiện khác nhau.

“Rặng liễu đìu hiu đứng chịu tang,

Tóc buồn buông xuống lệ ngàn hàng;

Đây mùa thu tới – mùa thu tới

Với áo mơ phai dệt lá vàng”.

Mở đầu bài thơ là hình ảnh rặng liễu trầm mặc như đang khóc thương cho cuộc đời. Từ lấy “đìu hiu” gợi lên sự vắng lặng, hoang vu đến rợn ngợp. Nhà thơ còn sử dụng nghệ thuật đảo ngữ để nhấn mạnh vào trạng thái cô đơn, lẻ loi của rặng liễu. Chúng đứng một cách “chịu tang”, không hề lay động hay có bất kỳ dấu hiệu của sự sống nào. Hình ảnh này khiến chúng ta liên tưởng đến những nấm mồ trong nghĩa trang, hoặc những thân phận nhỏ bé, bơ vơ giữa dòng đời vô tận. Tiếp theo, câu thơ “Tóc buồn buông xuống lệ ngàn hàng” đã vẽ nên vẻ đẹp mong manh, yếu đuối của liễu. Nó giống như một thiếu nữ xinh đẹp nhưng có số phận bi thương, luôn giấu đi nét u sầu bằng dáng vẻ thướt tha, dịu dàng. Hai câu tiếp theo là lời thông báo về mùa thu tới. Cụm từ “mùa thu tới – mùa thu tới” được lặp lại hai lần nhằm nhấn mạnh bước đi của thời gian. Mùa thu đến cùng với làn sương khói mờ ảo, huyền diệu, làm cho cảnh vật thêm phần hư ảo, khó phân biệt. Trên nền bức tranh ấy, màu sắc dần dần xuất hiện, tô điểm cho khung cảnh trở nên rực rỡ hơn. Đó là màu “mơ phai” nhẹ nhàng, thanh thoát của bầu trời, là màu “lá vàng” ấm áp của cây cối. Tất cả hòa quyện lại với nhau, tạo nên một bức tranh hài hòa, duyên dáng. Qua đoạn thơ trên, ta thấy được tài năng miêu tả tinh tế, sâu sắc của Xuân Diệu. Ông đã thổi hồn vào từng sự vật, biến chúng thành những sinh thể có cảm xúc, tâm tư. Đồng thời, nhà thơ cũng gửi gắm vào đó nỗi niềm tiếc nuối về một mùa hè tươi đẹp sắp qua đi.

Nếu như Xuân Diệu viết về mùa thu bằng những hình ảnh mềm mại, uyển chuyển thì Huy Cận lại lựa chọn các biểu tượng cứng cáp, rắn rỏi để diễn tả tâm trạng của mình:

“Sóng gợn tràng giang buồn điệp điệp,

Con thuyền xuôi mái nước song song.

Thuyền về nước lại sầu trăm ngả

Củi một cành khô lạc mấy dòng.”

Huy cận đã lấy cái rộng lớn của “tràng giang” và cái mênh mông của “tràng giang” để nói về tâm trạng của mình. Điều đó cho thấy sự tương đồng trong việc thể hiện nỗi buồn của hai nhà thơ. Cả Xuân Diệu và Huy Cận đều tìm đến thiên nhiên để giãi bày tâm sự. Nếu như Xuân Diệu mượn hình ảnh rặng liễu để bộc lộ nỗi cô đơn, tuyệt vọng thì Huy Cận lại dùng con sóng “gợn” và cánh buồm “xuôi mái” để thể hiện sự trôi nổi, bấp bênh của kiếp người. Tuy nhiên, cách diễn đạt của hai tác giả lại có sự khác biệt. Trong thơ của Xuân Diệu, các sự vật thường gắn liền với những tính từ chỉ cảm xúc như “đầu hiu”, “buồn”, “dệt lá vàng”,... Còn ở thơ của Huy Cận, chúng chủ yếu được liên kết bởi các từ chỉ sự vận động như “điệp điệp”, “song song”, “về”, “lại”, “lạc”,... Điều này cho thấy Xuân Diệu tập trung vào trạng thái tĩnh, còn Huy Cận lại chú trọng vào trạng thái động. Ngoài ra, Xuân Diệu sử dụng hình ảnh đối lập “tóc buồn” – “lệ ngàn hàng” để tăng cường hiệu ứng thẩm mỹ. Còn Huy Cận sử dụng phép điệp cấu trúc “thuyền về" – “nước lại”, “củi một cành khô" – "lạc mấy dòng” để nhấn mạnh sự chia lìa, xa cách.

Như vậy, cả “Đây mùa thu tới” của Xuân Diệu và “Tràng giang” của Huy Cận đều là những thi phẩm đặc sắc về mùa thu. Mỗi bài thơ mang một vẻ đẹp riêng, phù hợp với phong cách sáng tác của từng tác giả.

Nghị luận so sánh Đây mùa thu tới và Tràng Giang (mẫu 3)

Đang cập nhật ...

Nghị luận so sánh Đây mùa thu tới và Tràng Giang (mẫu 4)

Đang cập nhật ...

1 46,623 26/09/2024


Xem thêm các chương trình khác: