Top 5 mẫu Viết thư trao đổi về vấn đề lựa chọn nghề nghiệp tương lai (2025) SIÊU HAY

Viết thư trao đổi về vấn đề lựa chọn nghề nghiệp tương lai lớp 12 Chân trời sáng tạo gồm dàn ý và 5 bài văn mẫu hay nhất, chọn lọc giúp học sinh viết bài tập làm văn lớp 12 hay hơn.

1 8,055 17/01/2025


Viết thư trao đổi về vấn đề lựa chọn nghề nghiệp tương lai

Đề bài: Viết thư trao đổi về vấn đề lựa chọn nghề nghiệp tương lai.

Viết thư trao đổi về vấn đề lựa chọn nghề nghiệp tương lai (mẫu 1)

Hà Nội, Ngày … tháng … năm

Chào Mai Linh!

Tôi nghe nói cuối tuần có buổi tọa đàm định hướng nghề nghiệp cho học sinh lớp 12, bạn có tham gia chung không? Đây là trong những vấn đề quan trọng được rất nhiều bạn trẻ, đặc biệt là các bạn sau khi tốt nghiệp trung học phổ thông quan tâm.

Việc chọn ngành nghề là một quyết định quan trọng và đôi khi khá áp đặt đối với nhiều học sinh. Đây không chỉ đánh dấu bước quan trọng trong sự nghiệp cá nhân mà còn ảnh hưởng đến tương lai và hạnh phúc của từng người.

Mình hiểu rằng việc lựa chọn ngành nghề không phải lúc nào cũng dễ dàng. Đối với nhiều học sinh, có rất nhiều yếu tố cần xem xét như sở thích, điểm mạnh, điểm yếu, cũng như triển vọng tương lai của ngành nghề đó. Việc tham khảo ý kiến từ người thầy cô, gia đình, và những người đã có kinh nghiệm trong ngành cũng rất quan trọng.

Đầu tiên, hãy bắt đầu với việc tự tìm hiểu về chính mình. Hỏi bản thân mình về sở thích, niềm đam mê và điều mình thực sự muốn làm trong tương lai. Sau đó, hãy nghiên cứu về các ngành nghề khác nhau, điều kiện để theo học, cũng như triển vọng tương lai của từng ngành. Hỏi ý kiến từ người thầy cô, gia đình và những người đã có kinh nghiệm trong ngành cũng là điều rất quan trọng.

Một khía cạnh không thể bỏ qua là trải nghiệm thực tế. Tham gia các hoạt động thực tế như thực tập, hoặc làm tình nguyện, cũng như tham gia các khóa học ngoại khóa có thể giúp bạn có cái nhìn rõ ràng hơn về ngành nghề mà bạn hướng đến.

Để làm được điều đó, cần phải có một kế hoạch cụ thể. Xác định mục tiêu ngắn hạn và dài hạn, làm sao để đạt được chúng, và hãy chuẩn bị tinh thần cho những thách thức mà bạn sẽ gặp phải trên đường đi.

Cuối cùng, đừng quên rằng ngành nghề không phải là tất cả. Chọn ngành nghề mà bạn yêu thích và sẵn lòng dành thời gian và công sức để phát triển sẽ là chìa khóa quan trọng cho một sự nghiệp thành công và hạnh phúc.

Bạn nghĩ sao về vấn đề này? Bạn đã có kế hoạch cụ thể cho tương lai sau khi tốt nghiệp chưa? Hãy chia sẻ với tôi ý kiến của bạn về vấn đề này nhé. Rất mong mình sẽ được gặp nhau vào buổi tọa đàm cuối tuần này nhé!

Chào Linh xinh đẹp,

Hoa

Viết thư trao đổi về vấn đề lựa chọn nghề nghiệp tương lai (mẫu 2)

Sở GD&ĐT Thái Bình CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Trường THPT Nguyễn Du Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

THƯ NGỎ

Kính gửi: Quý Phụ Huynh học sinh khối 12 của Trường THPT Nguyễn Du

Tên tôi là: Trần Gia Linh

Chức vụ: Hiệu trưởng Trường THPT Nguyễn Du

Như Quý Phụ Huynh đã biết, việc lựa chọn nghề nghiệp sau khi tốt nghiệp Trung học phổ thông là một bước ngoặt quan trọng và có ảnh hưởng rất lớn đến tương lai của các em. Chúng tôi nhận thấy rằng việc này đôi khi là một thách thức đối với học sinh và phụ huynh, và chúng tôi mong muốn cùng Quý Phụ Huynh chia sẻ một số thông tin và khuyến nghị để giúp các em có thể đưa ra quyết định chín chắn và phù hợp với bản thân.

Trước hết, chúng tôi khuyến khích Quý Phụ Huynh nên lắng nghe và tôn trọng mong muốn và khả năng của học sinh, đồng thời hỗ trợ các em trong quá trình tìm kiếm thông tin về các ngành nghề, cũng như cơ hội học tập và phát triển sau này. Quý Phụ Huynh cũng nên khuyến khích các em tham gia các hoạt động ngoại khóa và tìm hiểu thêm về các ngành nghề tiềm năng hiện nay.

Chúng tôi cũng muốn nhấn mạnh rằng việc lựa chọn nghề nghiệp không chỉ dựa vào yêu thích cá nhân mà còn cần xem xét các yếu tố khác như cơ hội việc làm, mức lương, và tiềm năng phát triển trong tương lai. Đồng thời, chúng tôi cũng khuyến nghị Quý Phụ Huynh tìm hiểu về các chương trình học bổng và hỗ trợ tài chính để giúp các em có điều kiện học tập tốt hơn.

Chúng tôi đánh giá cao sự quan tâm và hợp tác của Quý phụ huynh trong việc thảo luận và đưa ra lời khuyên hay chia sẻ kinh nghiệm về lựa chọn nghề nghiệp cho học sinh. Chúng tôi mong muốn có thể cùng nhau tạo ra môi trường lý tưởng để hỗ trợ các em trong việc xác định và theo đuổi đam mê nghề nghiệp của mình.

Trong quá trình này, nhà trường sẽ tổ chức các buổi tư vấn nghề nghiệp, hỗ trợ học sinh tìm hiểu về các ngành nghề khác nhau và cung cấp thông tin về các chương trình học tập, đào tạo phù hợp với mục tiêu nghề nghiệp của mỗi em.

Chúng tôi rất mong nhận được sự hỗ trợ và hợp tác tích cực từ Quý phụ huynh trong việc giúp các em phát triển và thực hiện ước mơ nghề nghiệp của mình. Mọi ý kiến đóng góp và đề xuất từ Quý phụ huynh sẽ được nhà trường đánh giá và thực hiện để cung cấp môi trường học tập tốt nhất cho học sinh.

Chân thành cảm ơn sự quan tâm và hỗ trợ của Quý phụ huynh.

Trân trọng,

Trần Gia Linh

Hiệu trưởng Trường Trung học Phổ thông Nguyễn Du.

Viết thư trao đổi về vấn đề lựa chọn nghề nghiệp tương lai (mẫu 3)

A thân mến,

Mình viết thư này cho bạn để cùng trao đổi về vấn đề chọn ngành học sau khi tốt nghiệp THPT. Đây là một vấn đề quan trọng và được rất nhiều bạn học sinh lớp 12 quan tâm, trong đó có cả mình và bạn.

Bản thân mình rất yêu thích lĩnh vực văn học, vì vậy, mình đã rất băn khoăn giữa ngành Văn học của trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn - ĐHQGHN. Nhưng mình phân vân vì đây là một ngành rộng và vị trí việc làm sau khi ra trường không nhất quán, cụ thể. Vì vậy, mình cũng đắn đo việc học chuyên ngành Sư phạm Ngữ văn của trường Đại học Giáo dục - ĐHQGHN. Nếu như vậy, sau này ra trường mình có thể trở thành một cô giáo.

Mình có liệt kê một số ưu điểm và nhược điểm của cả hai ngành học, bạn xem giúp mình nhé.

Đối ngành Văn học của trường Khoa học Xã hội và Nhân văn – ĐHQGHN, mình rất thích việc được học chuyên sâu, nghiên cứu về lĩnh vực văn học, mình tin chắc sẽ học được rất nhiều kiến thức bổ ích khi học tại đây. Ngoài ra, trường cùng rất gần nhà mình và môi trường học tập sẽ phù hợp với tính cách hướng nội và thích tỉ mỉ tìm tòi của mình. Nhưng mình cũng khá băn khoăn về cơ hội làm việc trong tương lai.

Còn với ngành Sư phạm Ngữ văn, đây là ngành học cụ thể và mình sẽ xác định được rõ tương lai trong nghề nghiệp. Lĩnh vực học cũng xoay quanh lĩnh vực văn học mà mình yêu thích. Nhưng mình lại không tự tin đứng trước đám đông và cũng không giỏi giao tiếp.

Bạn nghĩ mình nên chọn ngành nào?

Bạn có thể chia sẻ với mình về những kinh nghiệm của bạn trong việc chọn ngành học? Bạn có thể tham khảo ý kiến của gia đình, thầy cô giáo, bạn bè và những người có chuyên môn trong lĩnh vực mà bạn quan tâm.

Mình rất mong nhận được phản hồi từ bạn.

Thân ái,

B

Viết thư trao đổi về vấn đề lựa chọn nghề nghiệp tương lai (mẫu 4)

Hà Nội, ngày 11 tháng 4 năm 2024

Hương thân mến,

Mình viết thư này cho bạn để cùng trao đổi về vấn đề chọn ngành học sau khi tốt nghiệp THPT. Đây là một vấn đề quan trọng và được rất nhiều bạn học sinh lớp 12 quan tâm, trong đó có cả mình.

Hiện tại, mình đang phân vân giữa hai ngành Kinh doanh quốc tế và Ngôn ngữ Trung Quốc. Cả hai ngành đều có những điểm thu hút riêng, khiến mình khó đưa ra quyết định.

Về ngành Kinh doanh quốc tế:

- Mình thích ngành này bởi học kinh tế khiến mình năng động, làm việc với những con số.

- Ngành này có môi trường làm việc năng động và sáng tạo.

- Tuy nhiên, mình lo lắng rằng ngành này quá rộng, không học chuyên sâu vào lĩnh vực nào.

Về ngành Ngôn ngữ Trung Quốc:

- Mình thích ngành này vì được tìm hiểu văn hoá, con người Trung Quốc.

- Ngành này có nhiều cơ hội việc làm tốt với mức lương cao.

- Tuy nhiên, mình lo lắng rằng học ngôn ngữ sẽ phải học thêm một chuyên ngành khác bởi AI đang dần thay thế con người trong việc dịch thuật.

Bạn nghĩ mình nên chọn ngành nào?

Bạn có thể chia sẻ với mình về những kinh nghiệm của bạn trong việc chọn ngành học? Bạn có thể tham khảo ý kiến của gia đình, thầy cô giáo, bạn bè và những người có chuyên môn trong lĩnh vực mà bạn quan tâm.

Mình rất mong nhận được phản hồi từ bạn.

Thân ái,

Hạ.

1 8,055 17/01/2025


Xem thêm các chương trình khác: