NH3 + H2SO4 → (NH4)2SO4

NH3 + H2SO4 → (NH4)2SO4 là phản ứng hoá hợp. Bài viết này cung cấp đầy đủ thông tin về phương trình hóa học đã được cân bằng, điều kiện các chất tham gia phản ứng, hiện tượng (nếu có), ... Mời các bạn đón xem:

1 2359 lượt xem


Phản ứng NH3 + H2SO4 → (NH4)2SO4

NH3 + H2SO4 → (NH4)2SO4 (ảnh 1)

1. Phương trình phản ứng NH3 và H2SO4

2NH3 + H2SO4 → (NH4)2SO4

2. Điều kiện phản ứng xảy ra

Nhiệt độ thường.

3. Bản chất của NH3 (Amoniac) trong phản ứng

NH3 mang dầy đủ tính chất hoá học của một bazo yếu tác dụng với axit tạo thành muối amoni.

4. Tính chất hóa học của NH3

Amoniac có tính bazơ yếu

Amoniac do tính bazơ nên dung dịch amoniac làm cho quỳ tím hóa xanh còn dung dịch phenolphlatein từ màu chuyển thành hồng.

Do đó để phát hiện amoniac, người ta dùng quỳ tím ẩm để nhận biết.

Nguyên nhân: do cặp e chưa tham gia liên kết ở nguyên tử N

Ba(OH)2 > NaOH > NH3 > Mg(OH)2 > Al(OH)3

a) Amoniac phản ứng với nước

NH3 + H2O ⇔ NH4+ + OH-

b) Amoniac phản ứng với Axit → Muối Amoni

Thí dụ:

NH3 (khí) + HCl (khí) → NH4Cl (khói trắng)

NH3 + H2SO4 → NH4HSO4

2NH3 + H2SO4 → (NH4)2SO4

c) Amoniac tác dụng với dung dịch muối của các kim loại mà hidroxit không tan → bazơ và muối

NH3 + Muối (dung dịch) → Bazơ + Muối mới

Thí dụ

2NH3+ MgCl2 + 2H2O → Mg(OH)2 + 2NH4Cl

3NH3 + AlCl3+ 3H2O →Al(OH)3↓ + 3NH4Cl

* Chú ý: Với muối của Cu2+, Ag+ và Zn2+ có kết tủa sau đó kết tủa tan do tạo phức chất tan

Cu(NH3)4(OH)2; Ag(NH3)2OH; Zn(NH3)4(OH)2.

Thí dụ:

ZnSO4+ 2NH3+ 2H2O → Zn(OH)2↓ + (NH4)2SO4

Zn(OH)2 + 4NH3 → [Zn(NH3)3](OH)2

Amoniac có tính khử mạnh

Nguyên nhân: do N trong NH3 có mức oxi hóa thấp nhất -3

a) Amoniac tác dụng với O2

4NH3 + 3O2 \overset{t^{o} }{\rightarrow} 2N2↑ + 6H2O

4NH3 + 5O2 \overset{800^{o}C,Pt }{\rightarrow} 4NO↑ + 6H2O

b) Amoniac tác dụng với Cl2

2NH3 + 3Cl2 \overset{t^{o} }{\rightarrow} N2↑ + 6HCl

8NH3 + 3Cl2 → N2↑ + 6NH4Cl

c) Amoniac tác dụng với oxit của kim loại

Thí dụ:

3CuO + 2NH3 \overset{t^{o} }{\rightarrow}Cu + 3H2O + N2

Khả năng tạo phức

Dung dịch amoniac có khả năng hòa tan hiđroxit hay muối ít tan của một số kim loại, tạo thành các dung dịch phức chất.

Ví dụ:

* Với Cu(OH)2:

Cu(OH)2 + 4NH3 → [Cu(NH3)4](OH)2 (màu xanh thẫm)

* Với AgCl:

AgCl + 2NH3 → [Ag(NH3)2]Cl

Sự tạo thành các ion phức là do sự kết hợp các phân tử NH3 bằng các electron chưa sử dụng của nguyên tử nitơ với ion kim loại.

5. Tính chất vật lý của NH3

Amoniac là một chất khí không màu. Amoniac hóa lỏng nhìn giống nước, không màu, có mùi hôi hăng nồng đặc trưng. NH3 là chất dễ hóa lỏng bởi amoniac có độ phân cực lớn do NH3 có cặp electron tự do và liên kết N-H bị phân cực. Nó nhẹ hơn không khí, mật độ của amoniac gấp 0,589 lần không khí.

Dung dịch Amoniac là dung môi hòa tan tốt.

Tại áp suất tiêu chuẩn 1 atm, khối lượng của một phân tử NH3 là: 0.769 kg/m3 với tỷ lệ giãn nở thể tích 850 - 1000 lần

Khối lượng riêng của NH3 là : 681 kg/m3 (ở nhiệt độ -33°C)

NH3 có độ hòa tan trong nước: 47% ở 0°C (89,9 g/100ml); 31% ở 25 °C; 18% ở 50°C;

Dung dịch NH3 có tính bazơ nên có độ pH > 12

Điểm sôi của dung dịch NH3 là 33,34 °C, điểm nóng chảy của NH3 là -77,7 °C, nhiệt độ tự cháy của NH3 khí là 650°C

6. Tính chất hoá học của H2SO4

6.1. H2SO4 loãng

Axit sunfuric là một axit mạnh, hóa chất này có đầy đủ các tính chất hóa học chung của axit như:

  • Axit sunfuric H2SO4 làm chuyển màu quỳ tím thành đỏ.
  • Tác dụng với kim loại đứng trước H (trừ Pb) tạo thành muối sunfat.

Fe + H2SO4 → FeSO4 + H2

  • Tác dụng với oxit bazo tạo thành muối mới (trong đó kim loại giữ nguyên hóa trị) và nước .

FeO + H2SO4 → FeSO4 + H2O

  • Axit sunfuric tác dụng với bazo tạo thành muối mới và nước.

H2SO4 + NaOH → NaHSO4 + H2O

H2SO4­ + 2NaOH → Na2SO4 + 2H2O

  • H2SO4 tác dụng với muối tạo thành muối mới (trong đó kim loại vẫn giữ nguyên hóa trị) và axit mới.

Na2CO3 + H2SO4 → Na2SO4 + H2O + CO2

H2SO4 + 2KHCO3 → K2SO4 + 2H2O + 2CO2

6.2. H2SO4 đặc

Axit sunfuric đặc có tính axit mạnh, oxi hóa mạnh với tính chất hóa học nổi bật như:

  • Tác dụng với kim loại: Khi cho mảnh Cu vào trong H2SO4 tạo ra dung dịch có màu xanh và có khí bay ra với mùi sốc.

Cu + 2H2SO4 → CuSO4 + SO2 + 2H2O

  • Tác dụng với phi kim tạo thành oxit phi kim + H2O + SO2.

C + 2H2SO4 → CO2 + 2H2O + 2SO2 (nhiệt độ)

2P + 5H2SO4 → 2H3PO4 + 5SO2 + 2H2O

  • Tác dụng với các chất khử khác.

2FeO + 4H2SO4 → Fe2(SO4)3 + SO2 + 4H2O

  • H2SO4 còn có tính háo nước đặc trưng như đưa H2SO4 vào cốc đựng đường, sau phản ứng đường sẽ bị chuyển sang màu đen và phun trào với phương trình hóa học như sau.

C12H22O11 + H2SO4 → 12C + H2SO4.11H2O

7. Bài tập vận dụng liên quan

Câu 1. Có thể thu được nitơ từ phản ứng nào trong các phản ứng dưới đây?

A. Đun nóng dung dịch bão hòa natri nitrit với amoni clorua.

B. Nhiệt phân AgCl.

C. Cho bột Cu vào dung dịch HNO3 đặc nóng.

D. Cho muối NH4NO3 vào dung dịch kiềm.

Lời giải:

Đáp án A

Có thể thu được nitơ từ phản ứng đun nóng dung dịch bão hòa natri nitrit với amoni clorua

2NH4Cl + NaNO3→ N2 + NaCl + 2H2O

Câu 2. Trong phòng thí nghiệm có thể điều chế nitơ bằng phương pháp nào sau đây

A. nhiệt phân atri nitrit

B. Đun hỗn hợp NaNO2 và NH4Cl

C. thủy phân Mg3N2

D. phân hủy khí amoniac

Lời giải:

Đáp án B

Trong phòng thí nghiệm có thể điều chế nitơ bằng phương pháp đun hỗn hợp NaNO2 và NH4Cl

NaNO2 + NH4Cl → N2 + 2H2O + NaCl

Câu 3. Khi nhiệt phân, nhóm các muối nitrat cho sản phẩm kim loại, khí NO2, O2

A. Cu(NO3)2, Pb(NO3)2.

B. Ca(NO3)2, Hg(NO3)2, AgNO3.

C. Zn(NO3)2, AgNO3, NaNO3.

D. Hg(NO3)2, AgNO3.

Lời giải:

Đáp án D

Nếu muối nitrat của kim loại sau Cu → kim loại + NO2 + O2

Hg(NO3)2 → Hg + 2NO2 + O2

AgNO3 → Ag + NO2 + 1/2O2

Câu 4. Cho 17,4 gam muối FeCO3 tác dụng vừa đủ với dung dịch HNO3 được hỗn hợp khí CO2, NO và dung dịch X. Khi thêm dung dịch HCl (dư) vào dung dịch X, thì dung dịch thu được hòa tan tối đa bao nhiêu bột đồng kim loại, biết rằng có khí NO bay ra?

A. 14,4 gam.

B. 48 gam.

C. 16 gam.

D. 32 gam.

Lời giải:

Đáp án B

nFeCO3 = 0,15 mol ⇒ Fe(NO3)3 = 0,15 mol ⇒ nNO3- = 0,45 mol

3Cu + 8H+ + 2NO3- → Cu2+ + 2NO + 4H2O

nCu = 3/2. nNO3- = 0,675 mol

Cu + 2Fe3+ → Cu2+ + 2Fe2+

nCu = 1/2. nFe3+ = 0,075

⇒ ∑nCu = 0,075 ⇒ mCu = 48 gam

Câu 5. Nhiệt phân hoàn toàn AgNO3 thu được sản phẩm là

A. Ag, NO2, O2

B. Ag2O, NO2, O2

C. AgNO2, O2

D. Ag, Ag2O, NO2

Lời giải:

Đáp án A

Nhiệt phân hoàn toàn AgNO3 thu được sản phẩm là Ag, NO2, O2

Câu 6. Nung a gam Mg(NO3)2 đến khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được 11,2 lít (đktc) hỗn hợp khí X gồm NO2 và O2. Giá trị của a là

A. 14,8.

B. 18,5.

C. 29,6.

D. 11,1.

Lời giải:

Đáp án C

Phương trình nhiệt phân Mg(NO3)2

2Mg(NO3)2 → 2MgO + 4NO2+ O2

Đặt số mol O2 là x

=> nNO2 = 4x;

nMg(NO3)2 = 2x

nhỗn hợp khí = 0,5 => nO2 + nNO2 = 5x = 0,5 => x = 0,1 => nMg(NO3)2 = 0,2

mMg(NO3)2 = 29,6 gam

Câu 7. Dẫn 4,48 lít NH3 (đktc) đi qua ống đựng 64 gam CuO nung nóng thu được chất rắn X và khí Y. Ngâm chất rắn X trong dung dịch HCl 2M dư. Tính thể tích dung dịch axit đã tham gia phản ứng ? Coi hiệu suất quá trình phản ứng là 100%.

A. 0,5 lít

B. 0,25 lít

C. 1 lít

D. 0,15 lít

Lời giải:

Đáp án A

nNH3 = 0,2 mol,

nCuO = 0,8 mol

Phương trình phản ứng :

2NH3 + 3CuO → 3Cu + N2+ 3H2O (1)

0,2 0,8 → 0,3

=> nCuO dư = 0,8 - 0,3 = 0,5 mol

X gồm Cu (0,3 mol) và CuO dư (0,5 mol)

- Phản ứng của X với dung dịch HCl :

CuO + 2HCl → CuCl2 + H2O (2)

mol: 0,5 → 1

Theo (2) và giả thiết ta suy ra VHCl = 1/2 = 0,5 lít.

Câu 8. Cặp muối nào tác dụng với dung dịch NH3 dư đều thu được kết tủa?

A. K2SO4, MgCl2.

B. AlCl3, FeCl3.

C. CuSO4, FeSO4.

D. AgNO3, Zn(NO3)2.

Lời giải:

Đáp án B

Cặp muối khi tác dụng với dung dịch NH3 dư đều tạo kết tủa là AlCl3 và FeCl3

2NH3 + AlCl3 + 3H2O → Al(OH)3 ↓ + 3NH4Cl

FeCl3 + 3 NH3 + 3 H2O → Fe(OH)3 + 3 NH4Cl

A sai vì K2SO4 không tạo kết tủa với NH3

C sai vì CuSO4 tạo kết tủa, sau đó kết tủa tan khi NH3 dư

D sai vì AgNO3, Zn(NO3)2 đều tạo kết tủa, sau đó kết tủa tan khi NH3 dư

Câu 9. Nhận biết dung dịch AlCl3 và ZnCl2 người ta dùng hóa chất nào sau đây

A. NaOH.

B. H2SO4.

C. NH3.

D. Ba(OH)2.

Lời giải:

Đáp án C

Để nhận biết AlCl3 và ZnCl2, người ta dùng dung dịch NH3

AlCl3 tạo kết tủa và không tan trong NH3 dư còn ZnCl2 tạo kết tủa sau đó tan.

2NH3 + AlCl3 + 3H2O → Al(OH)3 ↓ + 3NH4Cl

Câu 10. Tính bazơ của NH3 là do

A. trên nguyên tử N còn cặp e tự do.

B. phân tử có 3 liên kết cộng hóa trị phân cực.

C. NH3 tan nhiều trong nước.

D. NH3 tác dụng với nước tạo thành NH4OH.

Lời giải:

Đáp án A

Tính bazơ của NH3 là do trên nguyên tử N còn cặp e tự do không tham gia liên kết.

Theo thuyết bronsted , bazo là chất nhận proton

Theo thuyết areniut, bazo là chất tan trong nước phân li ra ion OH-

H2O + NH3 ⇌ OH + NH4+

Xem thêm các phương trình hóa học khác:

NH3 + HNO3 → NH4NO3

NH3 + Cl2 → N2 + NH4Cl

NH3 + O2 → NO + H2O

NH3 + HCl → NH4Cl

NH3 + H2O → NH4OH

1 2359 lượt xem