K + CH3COOH → CH3COOK + H2 l K ra CH3COOK
K + CH3COOH → CH3COOK + H2 là phản ứng oxi hóa khử. Bài viết này cung cấp đầy đủ thông tin về phương trình hóa học đã được cân bằng, điều kiện các chất tham gia phản ứng, hiện tượng (nếu có), ... Mời các bạn đón xem:
Phản ứng K + CH3COOH → CH3COOK + H2
1. Phản ứng hóa học
2K + 2CH3COOH → 2CH3COOK + H2
2. Điều kiện phản ứng
Không cần điều kiện.
3. Cách thực hiện phản ứng
Cho kali tác dụng với axit axetic.
4. Hiện tượng nhận biết phản ứng
K tan dần trong và có khí thoát ra.
5. Bản chất của các chất tham gia phản ứng
5.1. Bản chất của K (Kali)
- Trong phản ứng trên K là chất khử.
- K là chất khử mạnh, K tham gia phản ứng cả axit vô cơ và axit hữu cơ.
5.2. Bản chất của CH3COOH (Axit axetic)
- Trong phản ứng trên CH3COOH là chất oxi hóa.
- CH3COOH làm ăn mòn các kim loại và tạo ra khí hidro và các muối axetat.
6. Tính chất hoá học của K
Kali là kim loại kiềm có tính khử rất mạnh.
K → K+ + 1e
6.1. Tác dụng với phi kim
6.2. Tác dụng với axit
2K + 2HCl → 2KCl + H2.
6.3. Tác dụng với nước
K tác dụng mãnh liệt với nước và tự bùng cháy tạo thành dung dịch kiềm và giải phóng khí hidro.
2K + 2H2O → 2KOH + H2.
6.4. Tác dụng với hidro
Kali tác dụng với hidro ở áp suất khá lớn và nhiệt độ khoảng 350 – 400oC tạo thành kali hidrua.
2K (lỏng) + H2 (khí) → 2KH (rắn)
7. Tính chất vật lí của K
Kali là kim loại nhẹ thứ hai sau liti, là chất rắn rất mềm, dễ dàng cắt bằng dao và có màu trắng bạc. - Kali bị ôxi hóa rất nhanh trong không khí và phải được bảo quản trong dầu mỏ hay dầu lửa. - Có khối lượng riêng là 0,863 g/cm3; có nhiệt độ nóng chảy là 63,510C và sôi ở 7600C.
8. Tính chất hoá học của axit axetic
- Nguyên tử hydro trong nhóm cacboxyl có thể cung cấp một proton H+, làm chúng có tính chất axit, tuy nhiên, axit axetic là một axit yếu thuộc nhóm axit monoprotic. Dung dịch có nồng độ mol 1 M (giấm ăn trong gia đình) có độ pH là 2.4, tức chỉ có 0.44 % phân tử axit axetic bị phân ly.
- Axit axetic lỏng là dung môi phân cực với hằng số điện ly khoảng 6.2.
- Nó có khả năng hòa tan các hợp chất không phân cực như dầu, các nguyên tố lưu huỳnh, iot và các dung môi phân cực như nước, chloroform, hexan.
- Axit axetic CH3COOH (etanoic) là một axit hữu cơ, mạnh hơn axit cacbonic. Nó được tào thành bằng việc liên kết nhóm methyl CH3 với cacboxyl COOH.
- Axit axetic tác dụng với bazo, cacbonat và bicacbonat để tạo ra axetat kim loại tương ứng, nước và cacbonic (phổ biến nhất là natri bicacbonat với giấm ăn):
NaHCO3 + CH3COOH → CH3COONa + CO2 + H2O
- Trừ crom (II) axetat, tất cả các axetat khác đều tan được trong nước.
- Tác dụng với kiềm tạo ra nước và ethanoat kim loại:
NaOH + CH3COOH → CH3COONa + H2O
- Axit axetic phân hủy ở nhiệt độ lớn hơn 440oC tạo thành cacbonic, metan hoặc ethenon và nước.
- Tác dụng với rượu tạo thành este:
ROH + CH3COOH → CH3COOR + H2O
- Axit axetic làm ăn mòn các kim loại và tạo ra khí hydro và các muối axetat:
Mg + 2CH3COOH → (CH3COO)2Mg + H2
- Nhôm thụ động với axit axetic do khi phản ứng, nó tạo ra lớp màng mỏng nhôm oxit trên bề mặt, ngăn chặn sự ăn mòn. Vì vậy, các nhà sản xuất vẫn thường dùng bình chứa bằng nhôm để đựng dung dịch này.
- Phản ứng thế halogen vào gốc hydrocacbon ( 90 - 100oC):
Cl2 + CH3COOH → ClCH2COOH + HCl
- Tác dụng với axetylen (xúc tác thủy ngân, nhiệt độ 70 - 80oC) thành etyl diaxetat:
C2H2 + 2CH3COOH → CH3CH(OCOCH3)2
- Tác dụng với amoniac tạo thành amid:
NH3 + CH3COOH → NH3CH3COOHNH4
- Phản ứng decacboxyl hóa thành axeton (Xúc tác mangan oxit, nhiệt độ):
C2H2+ CH3COOH → CH2CHOCOCH3
9. Câu hỏi vận dụng
Câu 1. Có bao nhiêu phản ứng hóa học có thể xảy ra khi cho CH3COOH tác dụng lần lượt với từng chất: Fe, NaOH, Na2CO3, Cu, K?
A. 1 B. 2
C. 3 D.4
Lời giải:
Đáp án D
K + CH3COOH → CH3COOK + H2;
NaOH + CH3COOH → CH3COONa + H2O;
Fe + 2CH3COOH → (CH3COO)2Fe + H2;
Na2CO3 + 2CH3COOH → CO2 + H2O + 2CH3COONa.
Câu 2. Cho K tác dụng với 100 gam dung dịch CH3COOH. Kết thúc phản ứng thấy khối lượng H2 sinh ra là 0,1g . Vậy C% dung dịch muối thu được là:
A. 8,11% B. 9,52%
C. 0,952 % D. 0,82%
Lời giải:
Đáp án B
Phương trình hóa học: 2K + 2CH3COOH → 2CH3COOK + H2
nK = 2nH2 = 0,05.2 = 0,1 mol ⇒ mK = 0,1.39 = 3,9 g
nCH3COOK = 2nH2 = 0,1 mol ⇒ mCH3COOK = 0,1.98 = 9,8 g
mdd = 3,9 + 100 – 1 = 102,9 g ⇒ C% = 9,8/102,9 = 9,52%
Câu 3. Cho 3,9 g K tác dụng với 100 ml dung dịch CH3COOH 1M. Dung dịch sau phản ứng nhỏ vài giọt phenolphtalein. Dung dịch sẽ thu được sẽ thay đổi như thế nào?
A. Từ trắng sang không màu
B. Không màu sang màu hồng
C. Màu hồng sang không màu
D. Màu đỏ sang màu trắng
Lời giải:
Đáp án B
2K + 2CH3COOH → 2CH3COOK + H2
nK = nCH3COOH ⇒ sau phản ứng chỉ có muối CH3COOK
CH3COOK là muối tạo bởi bazo mạnh và axit yếu nên có môi trường bazo ⇒ phenophtalein chuyển sang màu hồng.
Xem thêm các phương trình phản ứng hóa học khác:
Xem thêm các chương trình khác:
- Các dạng bài tập Tiếng Anh thông dụng nhất
- 3000 câu hỏi ôn tập môn Tiếng Anh có đáp án
- Toàn bộ kiến thức về cụm động từ | Định nghĩa và cách dùng
- 500 đoạn văn Tiếng Anh thông dụng nhất và cách làm
- 1000 câu hỏi ôn tập môn Công nghệ có đáp án
- 1000 câu hỏi ôn tập Giáo dục công dân
- 15000 câu hỏi ôn tập môn Toán có đáp án
- Wiki Toán | Khái niệm, định lí, tính chất, dạng bài, công thức
- Tuyển tập đề thi + chuyên đề ôn thi Toán Kangaroo các cấp độ (có đáp án 2024)
- 3000 câu hỏi ôn tập môn Vật lí có đáp án
- Tổng hợp Dạng bài - Công thức môn Vật lí
- 2000 câu hỏi ôn tập môn Tin học có đáp án
- 3000 câu hỏi ôn tập môn Lịch sử có đáp án
- 3000 câu hỏi ôn tập môn Địa lí có đáp án
- 2000 câu hỏi ôn tập môn Sinh học có đáp án
- Tổng hợp Dạng bài - Công thức môn Sinh học
- Tổng hợp về các tác giả văn học
- 3000 câu hỏi ôn tập môn Ngữ văn có đáp án
- Tổng hợp kiến thức Ngữ Văn
- Trò chơi Powerpoint | Game Powerpoint
- Tổng hợp bài thu hoạch BDTX Giáo viên mầm non (2024) theo Thông tư 12
- Tổng hợp bài thu hoạch BDTX Giáo viên tiểu học (2024)
- Tổng hợp bài thu hoạch BDTX Giáo viên THCS (2024)
- Tổng hợp bài thu hoạch BDTX Giáo viên THPT (2024)