Nhiệt phân AgNO3 → Ag + NO2 + O2

Nhiệt phân AgNO3 → Ag + NO2 + O2 là phản ứng phân hủy. Bài viết này cung cấp đầy đủ thông tin về phương trình hóa học đã được cân bằng, điều kiện các chất tham gia phản ứng, hiện tượng (nếu có), ... Mời các bạn đón xem:

1 828 lượt xem


Phản ứng: Nhiệt phân AgNO3 → Ag + NO2 + O2

Nhiệt phân AgNO3 → Ag + NO2 + O2 (ảnh 1)

1. Phương trình nhiệt phân hoàn toàn AgNO3

2AgNO3 to2Ag + 2NO2 + O2

2. Điều kiện phản ứng nhiệt phân AgNO3

Phản ứng diễn ra ở nhiệt độ cao.

3. Mở rộng bài toán nhiệt phân muối nitrat

Các muối nitrat dễ bị phân hủy khi đun nóng:

+ Muối nitrat của các kim loại hoạt động (trước Mg):

Muối nitrat to muối nitrit + O2

Ví dụ: 2KNO3t02KNO2+O2

+ Muối nitrat của các kim loại từ Mg đến Cu:

Muối nitrat tooxit kim loại + NO2 + O2

Ví dụ: 2Cu(NO3)2t02CuO+4NO2+O2

+ Muối của những kim loại kém hoạt động (sau Cu):

Muối nitrat to kim loại + NO2 + O2

Ví dụ: 2AgNO3t02Ag+2NO2+O2

- Để giải dạng bài tập này ta thường sử dụng phương pháp tăng giảm khối lượng.

4. Tính chất hóa học của AgNO3

- Mang tính chất hóa học của muối

4.1 Tác dụng với muối

AgNO3 + NaCl →AgCl↓+ NaNO3

2AgNO3 + BaCl2 →2AgCl↓+ Ba(NO3)2

4.2 Tác dụng với kim loại:

Fe + 2AgNO3 → Fe(NO3)2 + 2Ag

4.3 Tác dụng với axit:

AgNO3 + HI → AgI ↓ + HNO3

4.4 Oxi hóa được muối sắt (II)

Fe(NO3)2 + AgNO3 → Fe(NO3)3 + Ag

5. Tính chất vật lí của AgNO3

- Là một tinh thể dễ vỡ, trong suốt không màu. Hòa tan trong nước và amoniac, ít tan trong ethanol khan, và gần như không hòa tan trong axit nitric đậm đặc. Dung dịch của nó có tính axit yếu, tính oxy hóa mạnh và có tính ăn mòn nhất định.

6. Câu hỏi vận dụng liên quan đến muối nitrat

Câu 1: Chất X có công thức Fe(NO3)3. Tên gọi của X là

A. sắt(II) nitrit.

B. sắt(III) nitrat.

C. sắt(II) nitrat.

D. sắt(III) nitrit.

Hướng dẫn giải:

Đáp án B

Fe(NO3)3 có tên gọi là sắt(III) nitrat.

Câu 2: Cho dung dịch KOH dư vào dung dịch gồm FeCl2 và FeCl3, thu được kết tủa X. Cho X tác dụng với dung dịch HNO3 dư, thu được dung dịch chứa muối

A. Fe(NO3)3.

B. Fe(NO3)2.

C. Fe(NO3)2 và KNO3.

D. Fe(NO3)3 và KNO3.

Hướng dẫn giải:

Đáp án A

2KOH + FeCl2 → Fe(OH)2↓ + 2KCl

3KOH + FeCl3 → Fe(OH)3↓ + 3KCl

→ Kết tủa X gồm Fe(OH)2 và Fe(OH)3.

3Fe(OH)2 + 10HNO3 → 3Fe(NO3)3 + NO + 8H2O

Fe(OH)3 + 3HNO3 → Fe(NO3)3 + 3H2O

→ Muối là Fe(NO3)3.

Câu 3: Số oxi hóa của sắt trong Fe(NO3)3

A. +3.

B. -2.

C. +2.

D. -3.

Hướng dẫn giải:

Đáp án A

Số oxi hóa của sắt trong Fe(NO3)3 là +3

Câu 4: Có các mệnh đề sau :

(1) Các muối nitrat đều tan trong nước và đều là chất điện li mạnh.

(2) Ion NO3 có tính oxi hóa trong môi trường axit.

(3) Khi nhiệt phân muối nitrat rắn ta đều thu được khí NO2.

(4) Hầu hết muối nitrat đều bền nhiệt.

Trong các mệnh đề trên, những mệnh đề đúng là

A. (1) và (3).

B. (2) và (4).

C. (2) và (3).

D. (1) và (2).

Hướng dẫn giải:

Đáp án D

(1), (2) đúng.

(3) sai vì các muối nitrat của kim loại mạnh (kali, natri,…) khi bị nhiệt phân sinh ra muối nitrit và O2.

(4) sai vì các muối nitrat dễ bị nhiệt phân hủy.

Câu 5: Nhận định nào sau đây là sai ?

A. HNO3 phản ứng với tất cả bazơ.

B. HNO3 (loãng hoặc đặc, nóng) phản ứng với hầu hết kim loại trừ Au, Pt.

C. Tất cả các muối amoni khi nhiệt phân đều tạo khí amoniac.

D. Hỗn hợp muối nitrat và hợp chất hữu cơ nóng chảy có thể bốc cháy.

Hướng dẫn giải:

Đáp án C

C sai vì:

NH4NO2 to N2 + 2H2O

NH4NO3 to N2O + 2H2O

Câu 6: Nhiệt phân hoàn toàn Fe(NO3)2 trong không khí thu được sản phẩm gồm

A. FeO, NO2, O2.

B. Fe2O3, NO2.

C. Fe, NO2, O2.

D. Fe2O3, NO2 , O2.

Hướng dẫn giải:

Đáp án D

4Fe(NO3)3 to 2Fe2O3 + 12NO2↑ + 3O2

Câu 7: Chất nào sau đây tác dụng với dung dịch HNO3 loãng, dư sinh ra khí NO?

A. Fe2O3.

B. FeO.

C. Fe(OH)3.

D. Fe2(SO4)3.

Hướng dẫn giải:

Đáp án B

Chất tác dụng với dung dịch HNO3 loãng, dư sinh ra khí NO

→ Chất này đóng vai trò là chất khử.

→ FeO thỏa mãn.

3FeO + 10HNO3 → 3Fe(NO3)3 + NO↑ + 5H2O

Câu 8: Hòa tan 1,12 gam Fe bằng 300 ml dung dịch HCl 0,2M, thu được dung dịch X và khí H2. Cho dung dịch AgNO3 dư vào X, thu được khí NO (sản phẩm khử duy nhất của N+5) và m gam kết tủa. Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Giá trị của m là

A. 7,36.

B. 10,23.

C. 9,15.

D. 8,61.

Hướng dẫn giải:

Đáp án C

nFe=0,02mol;nHCl=0,06mol

Fe + 2HCl → FeCl2 + H2

nH+ = 0,06 – 0,02.2 = 0,02 mol

3Fe2++4H++NO33Fe3++NO+2H2O0,0150,02

Fe2++Ag+Ag+Fe3+0,0050,005

Cl+Ag+AgCl0,060,06

m=mAgCl+mAg

m=0,06.143,5+0,005.108=9,15gam

Câu 9: Cho 19,2 gam Cu vào 500 ml dung dịch NaNO3 1M, sau đó thêm 500 ml dung dịch HCl 2M đến phản ứng hoàn toàn thu được khí NO và dung dịch X. Phải thêm bao nhiêu lít dung dịch NaOH 0,4M để kết tủa hết ion Cu2+ trong dung dịch X?

A. 1 lít.

B. 1,25 lít.

C. 1,5 lít.

D. 2 lít.

Hướng dẫn giải:

Đáp án D

nCu=0,3mol;nNaNO3=0,5mol;nHCl=1mol

CuCu2++2e0,30,64H++NO3+3eNO+2H2O0,80,20,6

Cu phản ứng hết, H+dư.

nNaOH=2nCu2++nH+ = 2.0,3 + (1 - 0,8) = 0,8 mol

VNaOH=0,80,4=2lít

Câu 10: Hòa tan hoàn toàn hỗn hợp gồm 0,03 mol Cu và 0,09 mol Mg vào dung dịch chứa 0,07 mol KNO3 và 0,16 mol H2SO4 loãng thì thu được dung dịch Y chỉ chứa các muối sunfat trung hòa và 1,12 lít (đktc) hỗn hợp khí X gồm các oxit của nitơ có tỉ khối so với H2 là x. Giá trị của x là

A. 19,5.

B. 20,1.

C. 18,2.

D. 19,6.

Hướng dẫn giải:

Đáp án D

Dung dịch Y gồm Cu2+:0,03molMg2+:0,09molK+:0,07molSO42:0,16molNH4+:amol

Bảo toàn điện tích ta có:

0,03.2 + 0,09.2 + 0,07.1 + a.1 = 0,16.2

→ a = 0,01 mol

Bảo toàn H: nH2O=0,16.20,01.42=0,14mol

Bảo toàn khối lượng cho phương trình:

mcationKL+mNO3+mH++mSO42= mcationKL+mNH4++mSO42+mH2O+mk

mNO3+mH+=mNH4++mH2O+mk

→ mkhí = 0,07.62 + 0,16.2.1 – 0,01.18 – 0,14.18 = 1,96 gam

x=1,960,05.2=19,6

Câu 11: Hòa tan hoàn toàn 26,52 gam Al2O3 bằng một lượng vừa đủ dung dịch HNO3, thu được 247 gam dung dịch X. Làm lạnh X đến 200C thì có m gam tinh thể Al(NO3)3.9H2O tách ra. Biết ở 200C, cứ 100 gam H2O hòa tan được tối đa 75,44 gam Al(NO3)3. Giá trị của m gần nhất với giá trị nào sau đây?

A. 90.

B. 14.

C. 19.

D. 33.

Hướng dẫn giải:

Đáp án D

nAl2O3=0,26molnAl(NO3)3=0,52mol

→ 247 gam dung dịch X110,76gamAl136,24gamH2O

ntinh thể = a mol

→ Sau kết tinh, dung dịch chứa (110,76213a)gamAl(136,24162a)gamH2O

110,76213a136,24162a=75,44100a=0,0879molm=32,9625gam

Câu 12: Cho hỗn hợp X gồm a mol Fe và 0,21 mol Mg vào dung dịch Y chứa Cu(NO3)2 và AgNO3 (tỉ lệ mol tương ứng 3:2). Sau khi các phản ứng kết thúc, thu được dung dịch Z và 27,84 gam chất rắn T gồm ba kim loại. Hòa tan toàn bộ T trong lượng dư dung dịch H2SO4 đặc nóng, thu được 0,33 mol SO2 (sản phẩm khử duy nhất của H2SO4). Giá trị của a là

A. 0,09.

B. 0,08

C. 0,12.

D. 0,06.

Hướng dẫn giải:

Đáp án A

27,84 gam chất rắn T gồm Fe (x mol), Cu (3y mol) và Ag (2y mol)

Bảo toàn khối lượng:

56x + 64.3y + 108.2y = 27,84 (1)

Bảo toàn electron:

3x + 2.3y + 1.2y = 0,33.2 (2)

Từ (1) và (2) → x = y = 0,06 mol

Bảo toàn electron khi X tác dụng với Y:

(ax).2+0,21.2=2.3y+1.2ya=0,09mol

Câu 13: Cho 0,195 gam kim loại R (hóa trị II) tác dụng hết với dung dịch AgNO3 dư, thu được 0,648 gam Ag. Kim loại R là

A. Cu.

B. Fe.

C. Mg.

D. Zn.

Hướng dẫn giải:

Đáp án D

nAg=0,006mol

Bảo toàn electron:

nR=0,0062=0,003mol

MR=0,1950,003=65→ R là Zn

Câu 14: Cho 30,6 gam hỗn hợp Cu, Fe, Zn tác dụng với dung dịch HNO3 loãng dư thu được dung dịch chứa 92,6 gam muối khan (không chứa muối amoni). Nung hỗn hợp muối đến khối lượng không đổi, thu được m gam rắn. Giá trị của m là

A. 38,6.

B. 46,6.

C. 84,6.

D. 76,6.

Hướng dẫn giải:

Đáp án A

Hỗn hợp 30,6 gam kim loại (Cu, Fe, Zn) → 92,6 gam muối khan (Cu(NO3)2, Fe(NO3)3, Zn(NO3)2) → m gam chất rắn (CuO, Fe2O3, ZnO).

mmuối khan = mkim loại + mNO3

→ 92,6 = 30,6 + 62.nNO3

nNO3 = 1 mol → nO=nNO32=0,5mol

→ m = 30,6 + 0,5.16 = 38,6 gam.

Câu 15: Thể tích dung dịch HNO3 1M (loãng) ít nhất cần dùng để hoà tan hoàn toàn một hỗn hợp gồm 0,15 mol Fe và 0,15 mol Cu là (biết phản ứng tạo chất khử duy nhất là NO)

A. 1,2 lít.

B. 0,6 lít.

C. 0,8 lít.

D. 1,0 lít.

Hướng dẫn giải:

Đáp án C

Thể tích dung dịch HNO3 ít nhất → Sau phản ứng thu được Fe2+,Cu2+,NO3.

Bảo toàn electron ta có:

2nFe+2nCu=3nNOnNO=2.0,15+2.0,153=0,2molnHNO3=4nNO=0,8mol

VHNO3=0,81=0,8lít

1 828 lượt xem