FeCl2 + H2S → FeS↓ + HCl | FeCl2 ra FeS | H2S ra FeS | H2S ra HCl

FeCl2 + H2S → FeS↓ + HCl là phản ứng oxi hóa - khử. Bài viết này cung cấp đầy đủ thông tin về phương trình hóa học đã được cân bằng, điều kiện các chất tham gia phản ứng, hiện tượng (nếu có), ... Mời các bạn đón xem:

1 1,104 15/11/2023


Phản ứng: FeCl2 + H2S → FeS↓ + HCl

 FeCl2 + H2S → FeS↓ + HCl | FeCl2 ra FeS | H2S ra FeS | H2S ra HCl (ảnh 1)

1. Phương trình phản ứng hóa học

FeCl2 + H2S → FeS↓ + 2HCl

2. Hiện tượng nhận biết phản ứng.

- Phản ứng xuất hiện kết tủa đen sắt II sunfua

3. Điều kiện phản ứng

- Nhiệt độ phòng.

4. Bản chất của các chất tham gia phản ứng

4.1 Bản chất của FeCl2

FeCl2 trong phản ứng trên là chất khử

4.2 Bản chất của H2S

- Trong phản ứng trên, H2S đóng vai trò là chất oxi-hoá

5. Tính chất hóa học

5.1. Tính chất hóa học của FeCl2

- FeCl2 có tác dụng với dung dịch kiềm:

FeCl2 + 2KOH → Fe(OH)2 + 2KCl

FeCl2 + 2BaOH → Fe(OH)2 + BaCl2

- FeCl2 thể hiện tính khử khá mạnh khi tác dụng với các chất oxi hóa mạnh:

Có tính khử Fe2+ → Fe3+ + 1e

PTHH: 2FeCl2 + Cl2 → 2FeCl3

- FeCl2 có tác dụng với muối:

PTHH: FeCl2 + 2AgNO3 → Fe(NO3)2 + 2AgCl

5.2. Tính chất hóa học của H2S

a. Tính axit yếu

Hiđro sunfua tan trong nước tạo thành dung dịch axit rất yếu (yếu hơn axit cacbonic), có tên là axit sunfuhiđric (H2S).

Axit sunfuhiđric tác dụng với kiềm tạo nên 2 loại muối: muối trung hòa, như Na2S chứa ion S2- và muối axit như NaHS chứa ion HS.

H2S + NaOH → NaHS + H2O

H2S + 2NaOH → Na2S + 2H2O

b. Tính khử mạnh

Là chất khử mạnh vì trong H2S lưu huỳnh có số oxi hoá thấp nhất (-2).

Khi tham gia phản ứng hóa học, tùy thuộc vào bản chất và nồng độ của chất oxi hóa, nhiệt độ,...mà nguyên tố lưu huỳnh có số oxi hóa −2 (S-2) có thể bị oxi hóa thành (S0), (S+4), (S+6).

Tác dụng với oxi có thể tạo S hoặc SO2 tùy lượng ôxi và cách tiến hành phản ứng.

Hóa học lớp 10 | Lý thuyết và Bài tập Hóa học 10 có đáp án

Ở nhiệt độ cao, khí H2S cháy trong không khí với ngọn lửa xanh nhạt, H2S bị oxi hóa thành SO2:

Hóa học lớp 10 | Lý thuyết và Bài tập Hóa học 10 có đáp án

Tác dụng với clo có thể tạo S hay H2SO4 tùy điều kiện phản ứng.

H2S + 4Cl2 + 4H2O → 8HCl + H2SO4

H2S + Cl2 → 2HCl + S (khí clo gặp khí H2S)

6. Cách thực hiện phản ứng

- Cho FeCl2 tác dụng với dung dịch H2S

7. Bạn có biết

- CuCl2 cũng có phản ứng tương tự tạo kết tủa đồng sunfua

8. Ứng dụng

8.1. Ứng dụng của H2S

Hidro sunfua dùng để sản xuất lưu huỳnh và axit sunfuric dùng để sản xuất axit sunfuric, các chất trung gian sulfide vô cơ dùng làm nguyên liệu cho những bước tiếp theo của các quy trình sản xuất dược phẩm , thuốc nhuộm, thuốc trừ sâu…

8.2. Ứng dụng của FeCl2

- Công dụng nổi bật nhất của dung dịch Sắt II Clorua này chính là để làm hóa chất xử lý nước thải trong nhiều ngành công nghiệp sản xuất như nước thải ngành dệt nhuộm, ngành chăn nuôi, ngành xi mạ, nước thải của bệnh viện, …

- FECL2 có mặt trong nông nghiệp thông qua việc là một trong những chất phụ gia sử dụng trong sản xuất thuốc trừ sâu.

- FECL2 đối với công nghiệp nhuộm vải và ngành dệt thì có công dụng là một trong những chất cầm màu rất hiệu quả.

9. Bài tập liên quan

Câu 1. Cho các trường hợp sau:

(1). SO3 tác dụng với dung dịch Ba(NO3)2.

(2). Ba(NO3)2 tác dụng với dung dịch H2SO4 loãng.

(3). Cho FeSO4 tác dụng với dung dịch NaOH

(4). Sục khí H2S vào dung dịch FeCl2

(5). Khí SO2 tác dụng với nước Cl2.

Số trường hợp tạo ra kết tủa là bao nhiêu?

A. 2

B. 3

C. 4

D. 5

Đáp án A

Phương trình phản ứng tạo ra kết tủa là:

Ba(NO3)2 + H2SO4 → BaSO4 + 2HNO3

FeSO4 + 2NaOH → Fe(OH)2 + Na2SO4

Câu 2. Cho các chất sau: SO2, H2S, NH3, CO2, Cl2 số chất làm mất màu dung dịch Br2 là:

A. 2

B. 3

C. 4

D. 5

Đáp án B

Phương trình hóa học minh họa

SO2 + Br2 + 2H2O → 2HBr + H2SO4

H2S + 4Br2 + 4H2O → H2SO4+ 8HBr

Br2 + 2NH3+ H2O → NH4Br + NH4BrO

Câu 3. Thí nghiệm nào dưới đây không có phản ứng hóa học xảy ra?

A. Cho Cu vào dung dịch chứa NaNO3 và H2SO4 loãng.

B. Sục H2S vào dung dịch CuCl2.

C. Cho dung dịch HCl vào dung dịch Fe(NO3)2.

D. Sục H2S vào dung dịch FeCl2.

Đáp án D

A. Cho Cu vào dung dịch chứa NaNO3 và H2SO4 loãng.

30Cu + 4H2SO4+ 2NaNO3⟶ 2CuSO4 + Na2SO4 + 2NO + 4H2O

B. Sục H2S vào dung dịch CuCl2.

H2S + CuCl2 → CuS đen + 2HCl

C. Cho dung dịch HCl vào dung dịch Fe(NO3)2.

12HCl + 9Fe(NO3)2 → 5Fe(NO3)3 + 4FeCl3+ 3NO + 6H2O

D. Sục H2S vào dung dịch FeCl2không xảy ra phản ứng hóa học

Câu 4. Sục khí H2S vào các dung dịch: FeCl2, FeCl3, ZnCl2, CuSO4, Pb(NO3)2. Số dung dịch có phản ứng tạo kết tủa là?

A. 3

B. 2

C. 5

D. 4

Đáp án A: FeCl3, CuSO4, Pb(NO3)2

Phương trình phản ứng minh họa

H2S + 2FeCl3 → S↓(vàng) + 2FeCl2 + 2HCl

H2S + CuSO4 → CuS↓ + H2SO4

H2S + Pb(NO3)2 → 2HNO3 + PbS

Câu 5. Cho các thí nghiệm sau đây

(1) Sục khí H2S vào dung dịch FeCl2.

(2) Sục khí SO2 vào dung dịch KMnO4.

(3) Sục khí CO2 vào nước Gia-ven.

(4) Nhúng lá nhôm vào dung dịch H2SO4 đặc, nguội.

(5) Nhỏ dung dịch AgNO3 vào dung dịch NaF.

(6) Nhúng thanh Cu vào dung dịch FeCl3.

Thí nghiệm xảy ra phản ứng hoá học là

A. 1; 3; 5

B. 2; 4; 6

C. 1; 4; 5

D. 2; 3; 6

Đáp án D

(2) Có phản ứng: 5SO2 + 2KMnO4 + 2H2O → K2SO4 + 2MnSO4 + 2H2SO4

(3) Có phản ứng: NaClO + CO2 + H2O → NaHCO3 + HCIO

(6) Có phản ứng: 2Fe3+ + Cu → 2Fe2+ + Cu2+

1 1,104 15/11/2023