Ag + HNO3 → AgNO3 + NO2 + H2O | Ag ra AgNO3

Ag + HNO3 → AgNO3 + NO2 + H2O là phản ứng oxi hóa khử. Bài viết này cung cấp đầy đủ thông tin về phương trình hóa học đã được cân bằng, điều kiện các chất tham gia phản ứng, hiện tượng (nếu có), ... Mời các bạn đón xem:

1 25,293 08/11/2023
Tải về


Phản ứng Ag + HNO3 → AgNO3 + NO2 + H2O

Ag + HNO3 → AgNO3 + NO2 + H2O | Ag ra AgNO3 (ảnh 1)

1. Phương trình phản ứng Ag + HNO3

Ag + 2HNO3 → AgNO3 + NO2 + H2O

Lưu ý: Các kim loại trung bình và yếu như Ag, Cu,....: kim loại trung bình, yếu thì có tính khử yếu, nên có khả năng khử N+5 trong HNO3 xuống N+4 tương ứng trong NO2

2. Điều kiện phản ứng Ag tác dụng HNO3 loãng xảy ra

Nhiệt độ thường

3. Bản chất của các chất tham gia phản ứng

3.1. Bản chất của Ag (Bạc)

- Trong phản ứng trên Ag là chất khử.

- Ag là kim loại quý kém hoạt động nhưng ion Ag+ có tính oxi hóa mạnh.

- Ag không tác dụng với HCl và H2SO4 loãng, nhưng tác dụng với các axit có tính oxi hóa mạnh, như HNO3 hoặc H2SO4 đặc, nóng.

3.2. Bản chất của HNO3 (Axit nitric)

- Trong phản ứng trên HNO3 là chất oxi hoá.

- Đây là một monoaxit mạnh, có tính oxi hóa mạnh có thể nitrat hóa nhiều hợp chất vô cơ.

4. Tính chất hóa học của Ag

Kém hoạt động (kim loại quý), nhưng ion Ag+ có tính oxi hóa mạnh, bạc có thế điện cực chuẩn (E0Ag+/Ag= + 0,80V).

4.1. Tác dụng với phi kim

Bạc không bị oxi hóa trong không khí dù ở nhiệt độ cao.

Tác dụng với ozon

2Ag + O3 Ag2O + O2

4.2. Tác dụng với axit

Bạc không tác dụng với HCl và H2SO4 loãng, nhưng tác dụng với các axit có tính oxi hóa mạnh, như HNO3 hoặc H2SO4 đặc, nóng.

3Ag + 4HNO3 (loãng) 3AgNO3 + NO + 2H2O

2Ag + 2H2SO4 (đặc, nóng) Ag2SO4 + SO2 + 2H2O

4.3. Tác dụng với các chất khác

- Bạc có màu đen khi tiếp xúc với không khí hoặc nước có mặt hidro sunfua:

4Ag + 2H2S + O2 (kk) 2Ag2S + 2H2O

- Bạc tác dụng được với axit HF khi có mặt của oxi già:

2Ag + 2HF (đặc) + H2O2 2AgF + 2H2O

2Ag + 4KCN (đặc) + H2O2 2K[Ag(CN)2] + 2KOH

4.4. Ứng dụng của Ag

Ứng dụng cơ bản nhất của bạc là như một kim loại quý và các muối halôgen. Đặc biệt bạc nitrat được sử dụng rộng rãi trong phim ảnh (đây là ứng dụng nhiều nhất của bạc). Các ứng dụng khác còn có:

Các sản phẩm điện và điện tử, trong đó cần có tính dẫn điện cao của bạc, thậm chí ngay cả khi bị xỉn. Ví dụ, các bảng mạch in được làm từ sơn bạc, bàn phím máy tính sử dụng các tiếp điểm bằng bạc. Bạc cũng được sử dụng trong các tiếp điểm điện cao áp vì nó là kim loại duy nhất không đánh hồ quang ngang qua các tiếp điểm, vì thế nó rất an toàn.

Các loại gương cần tính phản xạ cao của bạc đối với ánh sáng được làm từ bạc như là vật liệu phản xạ ánh sáng. Các loại gương phổ biến có mặt sau được mạ nhôm.

Bạc được sử dụng để đúc tiền từ năm 700 TCN bởi người Lydia, trong dạng hợp kim của vàng và bạc. Muộn hơn, bạc được làm tinh khiết và đúc tiền trong dạng nguyên chất. Các từ "bạc" và "tiền" là có cùng ý nghĩa trong ít nhất 14 ngôn ngữ.

5. Tính chất hóa học của HNO3

- Axit nitric là một dung dịch nitrat hydro có công thức hóa học HNO3 . Đây là một axit khan, là một monoaxit mạnh, có tính oxy hóa mạnh có thể nitrat hóa nhiều hợp chất vô cơ, có hằng số cân bằng axit (pKa) = −2.

- Axit nitric là một monoproton chỉ có một sự phân ly nên trong dung dịch, nó bị điện ly hoàn toàn thành các ion nitrat NO3− và một proton hydrat, hay còn gọi là ion hiđroni.

H3O+ HNO3 + H2O → H3O+ + NO3-

- Axit nitric có tính chất của một axit bình thường nên nó làm quỳ tím chuyển sang màu đỏ.

- Tác dụng với bazo, oxit bazo, muối cacbonat tạo thành các muối nitrat

2HNO3 + CuO → Cu(NO3)2 + H2O

2HNO3 + Mg(OH)2 → Mg(NO3)2 + 2H2O

2HNO3 + CaCO3 → Ca(NO3)2 + H2O + CO2

- Axit nitric tác dụng với kim loại: Tác dụng với hầu hết các kim loại trừ Au và Pt tạo thành muối nitrat và nước .

Kim loại + HNO3 đặc → muối nitrat + NO + H2O ( to)

Kim loại + HNO3 loãng → muối nitrat + NO + H2O

Kim loại + HNO3 loãng lạnh → muối nitrat + H2

Mg(rắn) + 2HNO3 loãng lạnh → Mg(NO3)2 + H2 (khí)

- Nhôm, sắt, crom thụ động với axit nitric đặc nguội do lớp oxit kim loại được tạo ra bảo vệ chúng không bị oxy hóa tiếp.

- Tác dụng với phi kim (các nguyên tố á kim, ngoại trừ silic và halogen) tạo thành nito dioxit nếu là axit nitric đặc và oxit nito với axit loãng và nước, oxit của phi kim.

C + 4HNO3 đặc → 4NO2 + 2H2O + CO2

P + 5HNO3 đặc → 5NO2 + H2O + H3PO4

3C + 4HNO3 loãng → 3CO2 + 4NO + 2H2O

- Tác dụng với oxit bazo, bazo, muối mà kim loại trong hợp chất này chưa lên hóa trị cao nhất:

FeO + 4HNO3 → Fe(NO3)3 + NO2 + 2H2O

FeCO3 + 4HNO3 → Fe(NO3)3 + NO2 + 2H2O + CO2

- Tác dụng với hợp chất:

3H2S + 2HNO3 (>5%) → 3Skết tủa + 2NO + 4H2O

PbS + 8HNO3 đặc → PbSO4 kết tủa + 8NO2 + 4H2O

Ag3PO4 tan trong HNO3, HgS không tác dụng với HNO3.

- Tác dụng với nhiều hợp chất hữu cơ: Axit nitric có khả năng phá hủy nhiều hợp chất hữu cơ, nên sẽ rất nguy hiểm nếu để axit này tiếp xúc với cơ thể người.

6. Bài tập vận dụng liên quan

Câu 1. Trong phòng thí nghiệm người ta điều chế HNO3 từ

A. NH3 và O2

B. NaNO2 và H2SO4 đặc.

C. NaNO3 và H2SO4 đặc.

D. NaNO2 và HCl đặc.

Lời giải:

Đáp án: C

Câu 2. Chỉ sử dụng dung dịch HNO3 loãng, có thể nhận biết được bao nhiêu chất rắn riêng biệt sau: MgCO3, Fe3O4, CuO, Al2O3?

A. 1.

B. 2.

C. 3.

D. 4.

Lời giải:

Đáp án: D

Câu 3. HNO3 phản ứng với tất cả các chất trong nhóm nào sau đây?

A. NH3, Al2O3, Cu2S, BaSO4.

B. Cu(OH)2, BaCO3, Au, Fe2O3.

C. CuS, Pt, SO2, Ag.

D. Fe(NO3)2, S, NH4HCO3, Mg(OH)2.

Lời giải:

Đáp án: D

Câu 4. Nhận định nào sau đây là sai ?

A. HNO3 phản ứng với tất cả bazơ.

B. HNO3 (loãng, đặc, nóng) phản ứng với hầu hết kim loại trừ Au, Pt.

C. Tất cả các muối amoni khi nhiệt phân đều tạo khí amoniac.

D. Hỗn hợp muối nitrat và hợp chất hữu cơ nóng chảy có thể bốc cháy.

Lời giải:

Đáp án: C

Câu 5. Hòa tan 23,2 gam hỗn hợp X gồm Fe3O4 và CuO có cùng khối lượng vào dung dịch HNO3 vừa đủ chứa 0,77 mol HNO3 thu được bằng dung dịch Y và khí Z gồm NO và NO2. Khối lượng mol trung bình của Z bằng

A. 42.

B. 38.

C. 40,667.

D. 35,333.

Lời giải:

1 25,293 08/11/2023
Tải về