AgCl → Cl2 + Ag | AgCl ra Ag | AgCl ra Cl2

AgCl → Cl2 + Ag là phản ứng phân huỷ. Bài viết này cung cấp đầy đủ thông tin về phương trình hóa học đã được cân bằng, điều kiện các chất tham gia phản ứng, hiện tượng (nếu có), ... Mời các bạn đón xem:

1 2999 lượt xem
Tải về


Phản ứng AgCl → Cl2 + Ag

AgCl → Cl2 + Ag | AgCl ra Ag (ảnh 1)

1. Phương trình phản ứng AgCl ra Cl2

2AgCl ⟶ 2Ag + Cl2

2. Điều kiện phản ứng AgCl ra Ag

Nhiệt độ: nhiệt độ phòng

Điều kiện khác: có ánh sáng

Hiện tượng

Khí bay ra có màu vàng nhạt làm hóa đỏ giấy quỳ tím.

3. Bản chất của AgCl (Bạc clorua) trong phản ứng

AgCl là chất rắn bị phân huỷ dưới ánh sáng

4. Mở rộng kiến thức về AgCl

4.1. Tính chất vật lí

Là chất rắn, có màu trắng, dẻo, không tan trong nước. Khi nóng chảy cho màu nâu vàng, không phân hủy khi đun sôi.

4.2. Tính chất hoá học

Tác dụng với kiềm đặc:

2AgCl + 2NaOH → Ag2O + 2NaCl + H2O

Tạo phức với dung dịch ammoniac:

AgCl + H2O + 2NH3 → HCl + Ag(NH3)2OH

4.3. Điều chế

Đốt bạc trong khí clo ở 150 – 200oC

2Ag + Cl2 Tính chất hóa học của Bạc Clorua AgCl | Tính chất vật lí, nhận biết, điều chế, ứng dụng 2AgCl

4.4. Ứng dụng

- Bạc clorua được dùng để làm giấy ảnh do nó phản ứng với các photon để tạo ra ảnh ẩn và thông qua khử bằng ánh sáng.

- Điện cực clorua bạc là điện cực tham chiếu phổ biến trong điện hóa học.

- Độ hòa tan rất kém của clorua bạc làm cho nó trở thành phụ gia hữu ích cho các men sứ để tạo ra "ánh Inglaze".

- Clorua bạc từng được dùng làm thuốc giải ngộ độc thủy ngân, có tác dụng hỗ trợ trong việc loại bỏ nguyên tố này.

- Clorua bạc thường được dùng trong mắt kính của kính đổi màu, do nó có thể chuyển hóa thuận nghịch thành bạc kim loại và ngược lại dưới tác động của ánh sáng.

- Clorua bạc thường được dùng để tạo ra các sắc thái màu vàng, hổ phách và nâu trong sản xuất kính màu.

- Bạc clorua còn được dùng trong băng gạc và các sản phẩm làm lành vết thương.

5. Bài tập vận dụng liên quan

Câu 1. Axit không thể đựng trong bình thủy tinh là:

A. HNO3

B. HF.

C. H2SO4.

D. HCl.

Lời giải:

Đáp án: B

Câu 2. Trong phòng thí nghiệm, người ta thường điều chế Clo bằng cách:

A. Cho dung dịch HCl đặc tác dụng với MnO2, đun nóng.

B. Cho F2 đẩy Cl2 ra khỏi dung dịch NaCl.

C. Điện phân nóng chảy NaCl.

D. Điện phân dung dịch NaCl có màng ngăn.

Lời giải:

Đáp án: A

Trong phòng thí nghiệm, người ta thường điều chế Clo bằng cách: Cho dung dịch HCl đặc tác dụng với MnO2, đun nóng.

Câu 3. Cho 14,6 gam HCl tác dụng hết với KMnO4, thu được V lít khí Cl2 (đktc). Giá trị của V là

A. 8,96

B. 2,8

C. 5,60

D. 11,20

Lời giải:

Đáp án: B

2KMnO4 + 16HCl → 2KCl + 2MnCl2 + 5Cl2 + 8H2O

⇒ nHCl = 14,636,5 = 0,4 (mol) ⇒ nCl2 = 0,4.516 = 0,125

V = 0,125 . 22,4 = 2,8(l)

Câu 4. Đốt cháy 5,95 gam hỗn hợp gồm Zn, Al trong khí Cl2 dư. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được 20,15 gam hỗn hợp muối. Thể tích khí Cl2 (đktc) đã phản ứng là

A. 4,48 lít.

B. 6,72 lít.

C. 8,96 lít.

D. 11,20 lít.

Lời giải:

Đáp án: A

Câu 5. Cho 8,7 gam MnO2 tác dụng với dung dịch axit HCl đậm đặc sinh ra V lít khí Cl2 (đktc). Hiệu suất phản ứng là 85%. Tính thể tích khí Clo sinh ra.

A. 1,904 lít

B. 3,808 lít

C. 0,952 lít

D. 5,712 lít

Lời giải:

Đáp án: A

Ta có phương trình hóa học:

MnO2 + 4HCl → MnCl2 + Cl2 + 2H2O (1)

(1) Theo phương trình phản ứng ta có

nCl2 = nMnO2= 8,787= 0,1 (mol)

Vì hiệu suất phản ứng là 85%

=> nCl2 sinh ra = 0,1. H% = 0,085 mol

VCl2 = 0,085.22,4 = 1,904 lit

Câu 6. Clo có những tính chất hóa học khác so với tính chất hóa học của phi kim là:

A. Tác dụng với kim loại và hiđro

B. Tác dụng với kim loại và nước

C. Tác dụng với hiđro và dung dịch Natri hiđroxit

D. Tác dụng với nước và dung dịch Natri hiđroxit

Lời giải:

Đáp án: D

Clo có những tính chất hóa học khác so với tính chất hóa học của phi kim là: Tác dụng với nước và dung dịch Natri hiđroxit

Câu 7. Kim loại nào sau đây khi tác dụng với dung dịch HCl loãng và tác dụng với khí Cl2 cho cùng loại muối clorua kim loại?

A. Zn.

B. Cu.

C. Ag.

D. Fe.

Lời giải:

Đáp án: A

Câu 8. Cho clo vào nước, thu được nước clo. Biết clo tác dụng không hoàn toàn với nước. Nước clo là hỗn hợp gồm các chất :

A. HCl, HClO

B. HClO, Cl2, H2O

C. H2O, HCl, HClO

D. H2O, HCl, HClO, Cl2

Lời giải:

Đáp án: D

Câu 9. Có các nhận xét sau về clo và hợp chất của clo:

1) Nước zaven có khả năng tẩy mầu và sát khuẩn.

2) Cho giấy quì tím vào dung dịch nước clo thì quì tím chuyển mầu hồng sau đó lại mất mầu.

3) Trong phản ứng của HCl với MnO2 thì HCl đóng vai trò là chất bị khử.

4) Trong công nghiệm Cl2 được điều chế bằng cách điện phân dung dịch NaCl (màng ngăn, điện cực trơ)

Trong các nhận xét trên, số nhận xét đúng là:

A. 2.

B. 3.

C. 4.

D. 1.

Lời giải:

Đáp án: B

Câu 10. Dãy chất nào sau đây bị nhiệt phân hủy ở nhiệt độ cao

A. CaCO3, Zn(OH)2, AgCl, KMnO4

B. BaSO3, BaCl2, KOH, Na2SO4

C. AgNO3, Na2CO3, KCI, BaSO4

D. Fe(OH)3, Na2SO4, BaSO4, KCI

Lời giải:

Đáp án: A

Câu 11. Nhận định nào sau đây về muối là đúng nhất:

A. Muối là hợp chất có khả năng phản ứng với bazơ.

B. Muối là một hợp chất vẫn còn hiđro trong phân tử.

C. Một hợp chất khi tan trong nước phân li ra cation kim loại (hoặc cation NH4+) và gốc axit.

D. Muối là hợp chất vẫn còn hiđro có thể phân li ra cation .

Lời giải:

Đáp án: C

Câu 12. Trong các thí nghiệm sau:

(1) Nhiệt phân KClO3 có xúc tác MnO2

(2) Cho khí O3 tác dụng với dung dịch KI

(3) Cho khí SO2 tác dụng với khí H2S

(4) Sục khí SO2 vào dung dịch nước Brom

Số thí nghiệm tạo ra đơn chất là bao nhiêu?

A. 1

B. 2

C. 3

D. 4

Lời giải:

Đáp án: C

3KClO3 → 3KCl + 3O2

O3 + 2KI + H2O → 2KOH + I2 + O2

SO2+ 2H2S → 3S↓ + 2H2O

SO2 + Br2 + 2H2O → 2HBr + H2SO4

Xem thêm các phương trình hóa học khác:

KMnO4 → K2MnO4 + MnO2 + O2

Mg + HCl → MgCl2 + H2

Mg + H2SO4 → MgSO4 + H2

Mg + HNO3 → Mg(NO3)2 + NO2 + H2O

Mg + HNO3 → Mg(NO3)2 + N2O + H2O

1 2999 lượt xem
Tải về