C2H5OH + HBr → C2H5Br + H2O | C2H5OH ra C2H5Br

C2H5OH + HBr → C2H5Br + H2O là phản ứng thế nhóm OH. Bài viết này cung cấp đầy đủ thông tin về phương trình hóa học đã được cân bằng, điều kiện các chất tham gia phản ứng, hiện tượng (nếu có), ... Mời các bạn đón xem:

1 4433 lượt xem
Tải về


Phản ứng C2H5OH + HBr → C2H5Br + H2O

1. Phương trình phản ứng C2H5OH ra C2H5Br

C2H5OH + HBr → C2H5Br + H2O

2. Điều kiện phản ứng xảy ra

Nhiệt độ thường

3. Bản chất của các chất tham gia phản ứng

3.1. Bản chất của C2H5OH (Ancol etylic)

Trong phân tử ancol có liên kết C – OH, đặc biệt là liên kết O–H phân cực mạnh. Vì vậy nhóm – OH sẽ dễ bị thay thế hoặc là tách ra trong các phản ứng hóa học. Đây là phản ứng thế nhóm OH.

3.2. Bản chất của HBr (Axit bromhidric)

HBr là một axit mạnh mang đầy đủ tính chất của một axit.

4. Tính chất của rượu etylic

4.1. Tính chất vật lí

Rượu etylic là chất lỏng không màu, sôi ở 78,3oC

Nhẹ hơn nước và tan vô hạn trong nước. Rượu etylic hòa tan được nhiều chất như iot, benzen,…

Độ rượu và cách tính độ rượu

Độ rượu là số ml rượu etylic nguyên chất có trong 100 ml hỗn hợp rượu etylic với nước.

Công thức: Độ rượu = \frac{{{V}_{{{C}_{2}}{{H}_{5}}OH\,nguyen\,chat}}}{{{V}_{dd\,({{C}_{2}}{{H}_{5}}OH+{{H}_{2}}O)}}}.100

V là thể tích đo bằng ml hoặc lít

4.2. Tính chất hóa học

Phản ứng cháy

Rượu etylic cháy với ngọn lửa màu xanh, tỏa nhiều nhiệt

C2H5OH + 3O2 \xrightarrow{{{t}^{o}}} 2CO2 + 3H2O

Tác dụng với kim loại mạnh như K, Na

Thả mẩu natri vào cốc đựng rượu etylic, mẩu natri tan dần và có bọt khí thoát ra

2C2H5OH + Na → 2C2H5ONa + H2

Phản ứng với axit axetic

Đổ rượu etylic vào cốc đựng axit axetic với xúc tác H2SO4 đặc, tạo thành dung dịch đồng nhất. Đun nóng hỗn hợp một thời gian, trong ống nghiệm xuất hiện chất lỏng không màu, mùi thơm, không tan trong nước, nổi trên mặt nước.

C2H5OH + CH3COOH \overset{{{H}_{2}}S{{O}_{4}}\,đặc}{\leftrightarrows} CH3COOC2H5 + H2O

etylic axit axetic etylaxetat

5. Ứng dụng của rượu etylic

- Là nguyên liệu để sản xuất dược phẩm, rượu bia, cao su tổng hợp, axit axetic.

- Rượu etylic dùng làm dung môi để pha chế vecni, nước hoa.

-Được sử dụng như là nhiên liệu cồn (thường được trộn lẫn với xăng) và trong hàng loạt các quy trình công nghiệp khác.

6. Câu hỏi vận dụng

Câu 1. Rượu etylic tác dụng được với dãy hóa chất nào?

A.NaOH; Na; CH3COOH; O2.

B. Na; K; CH3COOH; O2.

C. C2H4; K; CH3COOH; Fe

D.Ca(OH)2; K; CH3COOH; O2.

Lời giải:

Đáp án: B

Câu 2. Độ rượu là gì?

A. số ml rượu etylic có trong 100 ml hỗn hợp rượu với nước.

B. số ml nước có trong 100 ml hỗn hợp rượu với nước.

C. số gam rượu etylic có trong 100 ml hỗn hợp rượu với nước.

D. số gam nước có trong 100 gam hỗn hợp rượu với nước.

Lời giải:

Đáp án: A

Câu 3. Cho chuỗi phản ứng sau: A → C2H5OH → B → CH3COONa → C → C2H2

Chất A, B, C lần lượt là

A. C6H12O6, CH3COOH, CH4

B. C6H6, CH3COOH, C2H4.

C. C6H12O6, C2H5ONa, CH4.

D. C2H4, CH3COOH, C2H5ONa.

Lời giải:

Đáp án: A

Câu 4. Để phân biệt hai chất lỏng không màu là benzen và rượu etylic ta dùng

A. sắt

B. đồng

C. natri

D. kẽm

Lời giải:

Đáp án: C

Giải thích:

Sử dụng kim loại Na

+ Mẩu Na tan dần, có khí thoát ra → rượu etylic

2CH3 – CH2 – OH + 2Na → 2CH3 – CH2 – ONa + H2

+ Không có hiện tượng xuất hiện → benzen

Xem thêm các phương trình phản ứng hóa học khác:

C2H2 + H2 → C2H6

C2H2 + Br2 → C2H2Br4

C2H2 + H2O → CH3CHO

C2H2 → C6H6

C2H2 + AgNO3 + NH3 → C2Ag2 + NH4NO3

1 4433 lượt xem
Tải về