Phương trình ion rút gọn NaHCO3 + NaOH

Phương trình ion rút gọn NaHCO3 + NaOH. Bài viết này cung cấp đầy đủ thông tin về phương trình hóa học đã được cân bằng, điều kiện các chất tham gia phản ứng, hiện tượng (nếu có), ... Mời các bạn đón xem:

1 887 16/11/2023


Phương trình ion rút gọn NaHCO3 + NaOH

1. Viết phương trình ion rút gọn NaHCO3 + NaOH

Nhỏ dung dịch NaHCO3vào ống nghiệm đựng dung dịch NaOH sẽ tạo thành phương trình phản ứng.

NaHCO3 + NaOH → Na2CO3 + H2O

Phương trình ion thu gọn

Na+ + HCO3+ Na+ + OH→ 2Na+ + CO32− + H2O

HCO3 + OH → CO32− + H2O

2. Mở rộng kiến thức về NaHCO3

2.1. Tính chất vật lý

- Natri hidrocacbonat là chát rắn màu trắng và có dạng tinh thể đơn tà

- Natri hidrocacbonat trông giống như bột, có vị hơi mặn và có tính kiềm giống như loại soda dùng trong tẩy rửa.

- Natri hidrocacbonat ít tan trong nước, gần như không tan.

2.2. Tính chất hoá học

- Natri hidrocacbonat là một muối axit nhưng thể hiện tính axit yếu. Bên cạnh đó, Natri hidrocacbonat có thể tác dụng với axit mạnh hơn, giải phóng khí CO2, nên Natri hidrocacbonat cũng thể hiện tính bazơ và tính này chiếm ưu thế hơn tính axit.

- Natri hidrocacbonat bị phân huỷ tạo môi trường bazo yếu trong dụng dịch nước.

NaHCO3 + H2O → NaOH + H2CO3

- Natri hidrocacbonat tác dụng với axit mạnh tạo thành muối và nước và đồng thời cũng giải phóng khí CO2:

2NaHCO3 + H2SO4 → Na2SO4 + 2H2O + 2CO2

- Natri hidrocacbonat khi tác dụng với bazơ sẽ tạo thành muối mới và bazơ mới hoặc tạo thành hai muối mới:

NaHCO3 + Ca(OH)2 → CaCO3 + NaOH + H2O

2NaHCO3 + Ca(OH)2 → CaCO3 + Na2CO3 + 2H2O

- Natri hidrocacbonat khi tác dụng với NaOH sẽ tạo thành muối trung hòa và nước:

NaHCO3 + NaOH → Na2CO3 + H2O

- Natri hidrocacbonat khi chịu tác dụng của nhiệt độ chúng sẽ chuyển hóa qua lại với Na2CO3

2NaHCO3 ←t°→ Na2CO3 + H2O + CO2

3. Bài tập vận dụng liên quan

Viết phương trình ion rút gọn của các phản ứng sau:

1) CO2 dư + KOH →

2) SO2 + Ca(OH)2 dư →

3) Fe3O4 + HCl →

4) MnO2 + HCl đặc →

5) Fe dư + H2SO4 đặc nóng →

Đáp án hướng dẫn giải

1) CO2 + 2KOH → K2CO3 + H2O

Phương trình ion: CO2+ 2K+ + 2OH- → 2K+ + CO32- + H2O

Phương trình ion thu gọn:

CO2 + 2OH- → CO32- + H2O

2) SO2+ Ca(OH)2 dư → CaSO3 + H2O

SO2 + Ca2+ → CaSO3

3) Fe3O4 + 8HCl → 2FeCl3 + FeCl2 + 4H2O

Fe3O4 + 8H+ → Fe2+ + 2Fe3+ + 4H2O

4) MnO2 + 4HCl → MnCl2 + Cl2+ 2H2O

MnO2 + 4H+ + 2Cl → Mn2+ + Cl2 + 2H2O

5) 2Fe + 6H2SO4 → Fe2(SO4)3 + 3SO2↑ + 6H2O

Fe + 4H+ + SO42- → Fe2+ + SO2 + 2H2O

4. Câu hỏi vận dụng liên quan

Câu 1. Viết phương trình phân tử và ion rút gọn của các phản ứng sau (nếu có) xảy ra trong dung dịch:

a) NaNO3 + KCl

b) KOH + HNO3

c) Zn(OH)2 + HCl

d) Fe2(SO4)3 + NaOH

e) FeS + HCl

Đáp án hướng dẫn giải

a. Không xảy ra

b. KOH + HNO3 → KNO3 + H2O

H+ + OH- → H2O

c. Zn(OH)2 + 2HCl → ZnCl2+ H2O

Zn(OH)2 + 2H+ → Zn2+ + H2O

d. Fe2(SO4)3 + 6NaOH → 2Fe(OH)3↓ + 3Na2SO4

Fe2+ + 3OH- → Fe(OH)3

e. FeS + 2HCl → FeCl2 + H2S↑

FeS + 2H+ → Fe2+ + H2S↑

Câu 2. Một dung dịch A chứa HCl và H2SO4 theo tỉ lệ mol 3:1. Dể trung hòa 100 ml dung dịch A cần 50 ml dung dịch NaOH 0,5M.

a. Tính nồng độ mol của mỗi axit

b. 200 ml dung dịch A trung hòa hết bao nhiêu ml dung dịch bazơ B chứa NaOH 0,2M và Ba(OH)20,1M?

Hướng dẫn giải bài tập

Phương trình hóa học

HCl + NaOH → NaCl + H2O (1)

H2SO4 + 2NaOH → Na2SO4 + 2H2O (2)

Theo phương trình (1), (2):

nNaOH = nHCl+ 2nH2SO4 = 3a + 2a = 0,5

→ a = 0,1 mol

+) nHCl= 0,3 → CM(HCl)= n/V = 0,3/0,1= 3M

+) nH2SO4= 0,1 →CM(H2SO4) = 0,1/0,1 = 1M

b/

+) Trong 200 ml ddung dịch A sẽ chứa: 0,6mol HCl và 0,2mol H2SO4

Phương trình hóa học:

HCl + NaOH → NaCl + H2O

H2SO4 + 2NaOH → Na2SO4+ 2H2O

2HCl + Ba(OH)2→ BaCl2 + H2O

H2SO4 + Ba(OH)2 → BaSO4 + H2O

Theo phương trình: nH+ = nOH−= 0.6 + 0,2.2 = 1 mol

+) Gọi thể tích B là: x ⇒ nNaOH= 0,2x;

nBa(OH)2 = 0,1x

⇒nOH− = 0,2x + 0,1x.2 = 0,4x = 1

⇒ x = 2,5 l ⇒x = 2,5 l

Câu 3. Cho dung dịch X chứa hỗn hợp H2SO4 0,1M và HNO3 0,3M, dung dịch Y chứa hỗn hợp Ba(OH)2 0,2M và KOH 0,1M. Lấy x lít dung dịch X cho vào y lít dung dịch Y, thu được 1 lít dung dịch Z có pH = 13. Tính giá trị x, y.

Hướng dẫn giải bài tập

Ta có: nH2SO4= 0,1a mol và nHNO3= 0,3a mol

→ nH+= 2.nH2SO4 + nHNO3= 0,5a (mol)

Ta có: nBa(OH)2= 0,2b mol và nKOH= 0,1b mol

→ nOH-= 2.nBa(OH)2 + nKOH= 0,5b (mol)

Dung dịch sau phản ứng có pH = 13 → OH-

Ta có: [H+] = 10-13M → [OH-] = 10-1 (M) → nOH- dư= 1.10-1 = 0,1 (mol)

Khi cho dung dịch X tác dụng với dung dịch Y thì:

Phương trình ion: H+ + OH- → H2O

Ban đầu 0,5x 0,5y

Phản ứng 0,5x 0,5y mol

Dư 0 (0,5y – 0,5x ) mol

Ta có: nOH- dư= 0,5y – 0,5x = 0,1 mol

Ta có: x + y = 1 lít

Giải hệ trên ta có: x = 0,4 lít và y = 0,6 lít

Câu 4. Trộn 100 ml dung dịch NaOH 0,5M vào 100 ml dung dịch HCl 0,7M thu được dung dịch A. Tính pH của dung dịch A.

Hướng dẫn giải bài tập

nOH- = 0,1.0,5 = 0,05 mol

nH+ = 0,1.0,7= 0,07 mol

OH - + H+ → H2O

Lập tỉ lệ:

0,05/1 < 0,07/1

Vậy H+ dư

nH+ dư = 0,07 - 0,05 = 0,02 mol

[H+] = 0,02/0,2 = 0,1M

pH = -Log[H+] = 1

Câu 5. Trộn 200 ml dung dịch hỗn hợp gồm H2SO4 0,05M và HCl 0,125M với 100 ml dung dịch hỗn hợp gồm NaOH 0,05M và Ba(OH)2 0,05M thu được dung dịch X. Dung dịch X có pH là bao nhiêu?

Hướng dẫn giải bài tập

∑nH+ =2.nH2SO4 + nHCl= 2.0,2.0,05 + 0,2.0,125 = 0,045 (mol)

∑nOH− = nNaOH + 2nBa(OH)2= 0,1.0,05 + 2.0,1.0,05 = 0,015 (mol)

H+ + OH- → H2O

0,015 ← 0,015

=> nH+ dư = 0,045 – 0,015 = 0,03 (mol)

=> [H+] = n: V = 0,03 : 0,3 = 0,1 M

pH = -log[H+] = 1

Câu 6. Dung dịch X chứa các ion: Fe3+, SO42-, NH4+, Cl-. Chia dd X thành hai phần bằng nhau:

Phần 1: tác dụng với lượng dư dd NaOH, đun nóng thu được 0,672 lít khí (đktc) và 1,07 gam kết tủa.

Phần 2: tác dụng với lượng dư dd BaCl2, thu được 4,66 gam kết tủa. Tổng khối lượng các muối khan thu được khi cô cạn dung dịch X là (quá trình cô cạn chỉ có nước bay hơi)

Hướng dẫn giải bài tập

nNH4+ = nNH3 = 0,672/22,4 = 0,03 mol

nFe3+ = 1,07/107 = 0,01 mol; nSO42- = 4,66/233 = 0,02 mol

Áp dụng đL bảo toàn điện tích: 3.0,01 + 0,03 = 2.0,02 +x ⇒ x = 0,02

m = 0,01.56 + 0,03.18 + 0,02.96 + 0,02.35,5 = 3,73 gam

Khối lượng muối khan trong dung dịch X: 3,73.2 = 7,46 gam

1 887 16/11/2023