Al + H2O → Al(OH)3↓ + H2↑ | Al ra Al(OH)3 | Al ra H2

Al + H2O → Al(OH)3↓ + H2↑ là phản ứng oxi hóa - khử. Bài viết này cung cấp đầy đủ thông tin về phương trình hóa học đã được cân bằng, điều kiện các chất tham gia phản ứng, hiện tượng (nếu có), ... Mời các bạn đón xem:

1 2,091 15/11/2023


Phản ứng: Al + H2O → Al(OH)3↓ + H2↑

Al + H2O → Al(OH)3↓ + H2↑ | Al ra Al(OH)3 | Al ra H2 (ảnh 1)

1. Phương trình phản ứng giữa Al và H2O

2Al + 6H2O 2Al(OH)3+ 3H2

2. Điều kiện phản ứng

- Phá bỏ lớp oxit trên bề mặt Al hoặc tạo thành hỗn hống Al – Hg thì Al sẽ phản ứng nước ở điều kiện thường.

3. Cách thực hiện phản ứng

- Phá bỏ lớp oxit trên bề mặt Al hoặc tạo hỗn hống Al – Hg cho phản ứng với nước tạo kết tủa keo trắng Al(OH)3 và khí không màu H2.

4. Hiện tượng nhận biết phản ứng

- Phản ứng hoà tan chất rắn nhôm Al và sủi bọt khí không màu.

5. Bản chất của các chất tham gia phản ứng

5.1 Bản chất của Al

- Trong phản ứng trên Al là chất khử

5.2 Bản chất của H2O

- Trong phản ứng trên, H2O là chất oxi - hóa

6. Tính chất hoá học của Nhôm

Nhôm là kim loại có tính khử mạnh: Al → Al3+ + 3e

6.1 Tác dụng với phi kim

a) Tác dụng với oxi

Tính chất hóa học của Nhôm (Al) | Tính chất vật lí, nhận biết, điều chế, ứng dụng

Al bền trong không khí ở nhiệt độ thường do có lớp màng oxit Al2O3 rất mỏng bảo vệ.

b) Tác dụng với phi kim khác

Tính chất hóa học của Nhôm (Al) | Tính chất vật lí, nhận biết, điều chế, ứng dụng

6.2 Tác dụng với axit

+ Axit không có tính oxi hóa: dung dịch axit HCl, H2SO4 loãng

2Al + 6HCl → 2AlCl3 + 3H2

+ Axit có tính oxi hóa mạnh: dung dịch HNO3 loãng, HNO3 đặc, nóng và H2SO4 đặc, nóng.

Tính chất hóa học của Nhôm (Al) | Tính chất vật lí, nhận biết, điều chế, ứng dụng

Nhôm bị thụ động hoá trong dung dịch HNO3 đặc, nguội hoặc H2SO4 đặc nguội.

6.3 Tác dụng với oxit kim loại( Phản ứng nhiệt nhôm)

Lưu ý: Nhôm chỉ khử oxit của các kim loại đứng sau nhôm

Tính chất hóa học của Nhôm (Al) | Tính chất vật lí, nhận biết, điều chế, ứng dụng

6.4 Tác dụng với nước

- Phá bỏ lớp oxit trên bề mặt Al (hoặc tạo thành hỗn hống Al-Hg thì Al sẽ phản ứng với nước ở nhiệt độ thường)

2Al + 6H2O → 2Al(OH)3↓ + 3H2

6.5 Tác dụng với dung dịch kiềm

2Al + 2NaOH + 2H2O → 2NaAlO2 + 3H2

6.6Tác dụng với dung dịch muối

- Al đẩy được kim loại đứng sau ra khỏi dung dịch muối của chúng:

2Al + 3CuSO4 → Al2(SO4)3 + 3Cu

7. Tính chất vật lí của Nhôm

- Màu sắc: Nhôm có màu trắng bạc, ánh kim nhẹ.

- Trạng thái: Chất rắn.

- Nhiệt độ nóng chảy: 660 độ C.

- Khả năng dẫn điện và dẫn nhiệt: Kim loại nhôm có khả năng dẫn điện và dẫn nhiệt rất tốt.

- Tính chất: Nhôm rất nhẹ, dẻo, có thể cán mỏng hoặc kéo thành sợi.

8. Bạn có biết

Bình thường bề mặt của kim loại Al luôn có một lớp màng Al2O3 rất mỏng và bền bảo vệ nên để kim loại Al tác dụng được với nước cần phải phá bỏ lớp oxit trên bề mặt Al hoặc tạo thành hỗn hống Al – Hg.

9. Ví dụ minh họa

Ví dụ 1:Nhôm bền trong môi trường không khí và nước là do:

A. Nhôm là kim loại kém hoạt động.

B. Có màng oxit Al2O3 bền vững bảo vệ.

C. Có màng hidroxit Al(OH)3 bền vững bảo vệ.

D. Nhôm có tính thụ động với không khí và nước.

Hướng dẫn giải

Chọn B.

Nhôm để ngoài không khí sẽ tạo thành một lớp màng mỏng Al2O3 bền vững bảo vệ.

Ví dụ 2: Làm sao để Al phản ứng với H2O?

A. Cho Al vào H2O.

B. Phá bỏ lớp oxit trên bề mặt Al hoặc tạo thành hỗn hống Al – Hg.

C. Phá bỏ lớp hidroxit trên bề mặt Al hoặc tạo thành hỗn hống Al – Hg.

D. Phá bỏ lớp muối trên bề mặt Al hoặc tạo thành hỗn hống Al – Hg.

Hướng dẫn giải

Chọn B.

Bề mặt Al có một lớp mỏng oxit Al2O3 bền vững, cần phá bỏ lớp màng oxit để Al phản ứng được với nước.

2Al + 6H2O → 2Al(OH)3↓ + 3H2

Ví dụ 3: Phá bỏ lớp oxit trên bề mặt Al và cho Al phản ứng với nước theo phương trình:

2Al + 6H2O → 2Al(OH)3↓ + 3H2

Hỏi lượng khí sinh ra là bao nhiêu nếu lượng Al là 2,7 gam?

A. 0,2 gam.

B. 0,3 gam.

C. 0,1 gam.

D. 0,4 gam.

Hướng dẫn giải

Chọn B.

nAl=2Al + 6H2O → 2Al(OH)3↓ + 3H2↑ | Cân bằng phương trình hóa học=0,1 mol ⇒ nH2=2Al + 6H2O → 2Al(OH)3↓ + 3H2↑ | Cân bằng phương trình hóa học nAl=2Al + 6H2O → 2Al(OH)3↓ + 3H2↑ | Cân bằng phương trình hóa học.0,1=0,15 mol.

Vậy mH2=0,15.2=0,3 gam.

1 2,091 15/11/2023