KOH + CuSO4 → K2SO4+ Cu(OH)2 l KOH ra K2SO4

KOH + CuSO4 → K2SO4+ Cu(OH)2 là phản ứng trao đổi. Bài viết này cung cấp đầy đủ thông tin về phương trình hóa học đã được cân bằng, điều kiện các chất tham gia phản ứng, hiện tượng (nếu có), ... Mời các bạn đón xem:

1 958 09/11/2023


Phản ứng KOH + CuSO4 → K2SO4+ Cu(OH)2

KOH + CuSO4 → K2SO4+ Cu(OH)2 l KOH ra K2SO4 (ảnh 1)

1. Phản ứng hóa học

2KOH + CuSO4 → K2SO4+ Cu(OH)2

2. Điều kiện phản ứng

Phản ứng xảy ra ngay điều kiện thường.

3. Cách thực hiện phản ứng

Nhỏ từ từ dung dịch KOH vào ống nghiệm chứa CuSO4.

4. Hiện tượng nhận biết phản ứng

Sau phản ứng thu được kết tủa xanh.

5. Bản chất của các chất tham gia phản ứng

5.1. Bản chất của KOH (Kali hidroxit)

KOH là một bazo mạnh tác dụng với muối để tạo thành muối mới và axit mới.

5.2. Bản chất của CuSO4 (Đồng sunfat)

CuSO4 mang tính chất hoá học của muối tác dụng được với dung dịch bazo như KOH tạo kết tủa xanh.

6. Tính chất hoá học của KOH

KOH là một bazo mạnh có khả năng làm thay đổi màu sắc các chất chỉ thị như khiến quỳ tím chuyển sang màu xanh, còn dung dịch phenolphtalein không màu thành màu hồng.

6.1. Tác dụng với oxit axit

Ở điều kiện nhiệt độ phòng, KOH tác dụng với SO2, CO2,...

KOH + SO2 → K2SO3 + H2O

KOH + SO2 → KHSO3

6.2. Tác dụng với axit

  • Tác dụng với axit tạo thành muối và nước

KOH(dd) + HCl(dd) → KCl(dd) + H2O

  • Tác dụng với các axit hữu cơ để tạo thành muối và thủy phân este, peptit

RCOOR1 + KOH → RCOOK + R1OH

6.3. Tác dụng với kim loại

KOH tác dụng với kim loại mạnh tạo thành bazo mới và kim loại mới.

KOH + Na → NaOH + K

6.4. Tác dụng với muối

KOH tác dụng với muối để tạo thành muối mới và axit mới

2KOH + CuCl2 → 2KCl + Cu(OH)2

6.5. KOH điện li mạnh

KOH là một bazo mạnh, trong nước phân ly hoàn toàn thành ion K+ và OH-

6.6. KOH phản ứng với một số oxit kim loại mà oxit, hidroxit của chúng lưỡng tính

KOH phản ứng được với một số oxit kim loại mà oxit, hidroxit của chúng lưỡng tính như nhôm, kẽm,…

2KOH + 2Al + 2H2O → 2KAlO2 + 3H2

2KOH + Zn → K2ZnO2 + H2

6.7. Phản ứng với một số hợp chất lưỡng tính

KOH + Al(OH)3 → KAlO2 + 2H2O

2KOH + Al2O3 → 2KAlO2 + H2O

7. Mở rộng kiến thức về CuSO4

7.1. Tính chất vật lí và nhận biết

Tính chất vật lí:

- Đồng (II) sulfat CuSO4 là chất bột màu trắng, hút mạnh hơi ẩm của không khí để tạo thành hiđrat CuSO4.5H2O màu lam. Lợi dụng tính chất này, người ta dùng CuSO4 khan để phát hiện nước ở lẫn trong hợp chất hữu cơ.

- Tan tốt trong nước.

Nhận biết: Khi có mặt nước, CuSO4 tan dần, chuyển từ chất bột màu trắng sang dung dịch có màu xanh.

7.2. Tính chất hóa học

Có tính chất hóa học của muối.

a. Tác dụng với dung dịch bazo:

CuSO4 + 2NaOH → Cu(OH)2 + Na2SO4

CuSO4 + Ba(OH)2 → Cu(OH)2 + BaSO4

b. Tác dụng với muối:

BaCl2 + CuSO4 → CuCl2 + BaSO4

7.3. Điều chế

- Cho đồng (II) oxit tác dụng với H2SO4

CuO + H2SO4 → CuSO4 + H2

- Cho đồng phản ứng với H4SO4 đặc nóng

Cu + 2H2SO4 Tính chất của Đồng sunfat CuSO4 CuSO4 + SO2 +2H2O

7.4. Ứng dụng

Đồng Sunphat được sử dụng làm nguyên liệu trong phân bón để làm tăng sức đề kháng cũng như chống chọi được sâu bệnh cho cây trồng. Đồng thời, bổ sung vi lượng Cu khi cây bị thiếu.

Đồng sunphat được sử dụng như là thuốc kháng nấm hoặc làm thuốc diệt các loại sâu bệnh, diệt cỏ.

Đồng sunphat được bổ sung vào cây trồng để tác động đến sự tổng hợp của các chất như đường bột, đạm, chất béo, enzim.

Đồng sunphat là một thành phần trong nguyên liệu cho thức ăn chăn nuôi để bổ sung đồng cho vật nuôi và được xem là chất điều hòa sinh trưởng.

8. Câu hỏi vận dụng

Câu 1. Nhỏ từ từ dung dịch KOH vào ống nghiệm chứa CuSO4. Hiện tượng thu được sau phản ứng là

A. xuất hiện kết tủa trắng.

B. xuất hiện kết tủa nâu đỏ.

C. xuất hiện kết tủa sau đó kết tủa tan.

D. xuất hiện kết tủa xanh.

Lời giải:

2KOH + CuSO4 → K2SO4+ Cu(OH)2

Cu(OH)2: kết tủa xanh.

Đáp án D.

Câu 2. Phản ứng nào sau đây là phản ứng trao đổi?

A. KOH + CO2 → KHCO3

B. 2KOH + CO2 → K2CO3+ H2O

C. 2K + 2HCl → 2KCl + H2

D. 2KOH + CuSO4 → K2SO4 + Cu(OH)2

Lời giải:

2KOH + CuSO4 → K2SO4 + Cu(OH)2 là phản ứng trao đổi.

Đáp án D.

Câu 3. Cho 100ml CuSO4 0,01M phản ứng vừa đủ với dung dịch KOH thu được kết tủa X. Khối lượng kết tủa X là

A. 0,098g. B. 0,98g. C. 0,754g. D. 1,10g.

Lời giải:

2KOH + CuSO4 →  K2SO4+ Cu(OH)2 | Cân bằng phương trình hóa học

mmuối = 0,001.98 = 0,098gam.

Đáp án A.

Xem thêm các phương trình hóa học khác:

KOH + FeSO4 → K2SO4+ Fe(OH)2

KOH + Mg(NO3)2 → KNO3+ Mg(OH)2

KOH + Al(OH)3 → KAlO2 + H2O

KOH + Cr(OH)3 → KCrO2+ H2O

KOH + Zn(OH)2 → K2ZnO2 + H2O

1 958 09/11/2023