CuO + H2 → Cu + H2O | CuO ra Cu
CuO + H2 → Cu + H2O là phản ứng oxi hóa khử. Bài viết này cung cấp đầy đủ thông tin về phương trình hóa học đã được cân bằng, điều kiện các chất tham gia phản ứng, hiện tượng (nếu có), ... Mời các bạn đón xem:
Phản ứng CuO + H2 → Cu + H2O
1. Phương trình phản ứng giữa CuO và H2
CuO + H2 Cu + H2O
2. Điều kiện để phản ứng CuO ra Cu
Ở nhiệt độ khoảng 400oC
3. Hiện tượng phản ứng CuO tác dụng H2
Bột CuO màu đen chuyển dần thành lớp đồng kim loại màu đỏ gạch và có những giọt nước tạo thành.
4. Bản chất của các chất tham gia phản ứng
4.1. Bản chất của CuO (Đồng oxit)
- Trong phản ứng trên CuO là chất oxi hoá.
- CuO là oxit bazo dễ bị khử về Cu khi tác dụng với các chất khử mạnh như hidro, CO, ...
4.2. Bản chất của H2 (Hidro)
Trong phản ứng trên H2 là chất khử.
5. Tính chất hóa học của Hidro
5.1. Tác dụng với phi kim
Có thể tác dụng với một số phi kim: O2, Cl2, Br2
Tác dụng với oxi
Khí H2 cháy mãnh liệt trong oxi với ngọn lửa xanh mờ. Trên thành lọ xuất hiện những giọt H2O nhỏ. Chứng tỏ có phản ứng hóa học xảy ra.
Phương trình hóa học:
2H2 + O2 2H2O
Hỗn hợp khí H2 và O2 là hỗn hợp nổ. Hỗn hợp sẽ gây nổ mạnh nhất khi trộn 2VH2 với 1VO2
5.2. Tác dụng với CuO
Khi cho luồng khí hidro (sau khi đã kiểm tra sự tinh khiết) đi qua bột đồng (II) oxit CuO có màu đen.
Hiện tượng: Ở nhiệt độ thường không thấy có phản ứng hóa học xảy ra.
- Khi đun nóng ống nghiệm đựng bột CuO dưới ngọn lửa đèn cồn, sau đó dẫn khí H2 đi qua, ta thấy xuất hiện chất rắn màu đỏ gạch và có nước đọng trên thành ống nghiệm.
Giải thích: Ở nhiệt độ càng cao H2 dễ dàng tác dụng với CuO tạo thành kim loại Cu và nước.
Phương trình hóa học:
H2 + CuO (màu đen) Cu + H2O
Khí hiđro đã chiếm nguyên tố oxi trong hợp chất CuO. Hiđro có tính khử.
H2 không tác dụng với các oxit: Na2O, K2O, BaO, CaO, MgO, Al2O3
Ở nhiệt độ thích hợp, khí hidro không những kết hợp được với đơn chất oxi, mà nó có thể kết hợp được với nguyên tố oxi trong một số oxit kim loại. Khí hidro có tính khử. Các phản ứng này đều tỏa nhiệt.
6. Mở rộng kiến thức về CuO
6.1. Tính chất vật lí và nhận biết
- Tính chất vật lí: Là chất rắn, có màu đen, không tan trong nước, nóng chảy ở 1148độC.
- Nhận biết: Dẫn khí H2 dư qua bột oxit đồng có màu đen, đun nóng, sau một thời gian thấy xuất hiện chất rắn màu đỏ (Cu).
6.2. Tính chất hóa học
- Có đầy đủ tính chất hóa học của một oxit bazơ.
- Dễ bị khử về kim loại đồng.
a. Tác dụng với axít
CuO + 2HCl → CuCl2 + H2O
CuO + 2HNO3 → Cu(NO3)2 + H2O
b. Tác dụng với oxit axit
3CuO + P2O5 → Cu3(PO4)2
c. Tác dụng với các chất khử mạnh: H2, C, CO...
H2 + CuO H2O + Cu
6.3. Điều chế
Đốt cháy kim loại đồng trong oxi:
Cu + O2 CuO
6.4. Ứng dụng của CuO
- Trong thủy tinh,gốm
- Đồng(II) oxit được dùng trong vật liệu gốm để làm chất tạo màu sắc. Trong môi trường ôxy hoá bình thường, CuO không bị khử thành Cu2O và nó tạo màu xanh lá trong cho men.
- Oxit đồng là một flux khá mạnh. Nó làm tăng độ chảy loãng của men nung và tăng khả năng crazing do hệ số giãn nở nhiệt cao.
- CuO trong men bari/thiếc/natri cho màu xanh lam. K2O có thể làm cho men có CuO ngả sắc vàng.
7. Bài tập trắc nghiệm liên quan
Câu 1. Ở chương trình lớp 8, hidro thể hiện tính:
A. Tính OXH
B. Tính khử
C. Tác dụng với kim loại
D. Tác dụng với oxi
Lời giải:
Câu 2. Các cách phổ biến để điều chế hidro trong công nghiệp:
A. Từ khí than
B. Từ khí thiên nhiên, dầu mỏ
C. Điện phân nước
D. Tất cả đều đúng
Lời giải:
Câu 3. Trong các loại phản ứng dưới đây, phản ứng nào chắc chắn là phản ứng oxi hóa – khử
A. Phản ứng hóa hợp
B. Phản ứng thế
C. Phản ứng thủy phân
D. Phản ứng phân hủy
Lời giải:
Câu 4. Tính m(g) H2O khi cho 2,4(l) H2 tác dụng với 7,6(l) O2 (đktc)
A. 1,92g
B. 1,93g
C. 4,32g
D. 0,964g
Lời giải:
Câu 5. Phản ứng nào sau đây là phản ứng oxi hóa – khử:
A. 2Fe(OH)3 Fe2O3 + 3H2O
B. NH3 + HCl → NH4Cl
C. CaCO3 CaO + CO2
D. NaOH + Cl2 → NaCl + NaClO + H2O
Lời giải:
Câu 6. Sau phản ứng của CuO và H2 thì có hiện tượng gì:
A. Sau phản ứng, chất rắn màu đen chuyển thành xanh lam
B. Sau phản ứng, chất rắn màu đen chuyển thành đỏ
C. Có chất khí bay lên
D. Không có hiện tượng
Lời giải:
Phương trình phản ứng
CuO + H2 → Cu + H2O
Chất rắn ban đầu là CuO có màu đen, sau phản ứng chuyển thành Cu có màu đỏ
Xem thêm các phương trình hóa học khác:
Xem thêm các chương trình khác:
- Các dạng bài tập Tiếng Anh thông dụng nhất
- 3000 câu hỏi ôn tập môn Tiếng Anh có đáp án
- Toàn bộ kiến thức về cụm động từ | Định nghĩa và cách dùng
- 500 đoạn văn Tiếng Anh thông dụng nhất và cách làm
- 1000 câu hỏi ôn tập môn Công nghệ có đáp án
- 1000 câu hỏi ôn tập Giáo dục công dân
- 15000 câu hỏi ôn tập môn Toán có đáp án
- Wiki Toán | Khái niệm, định lí, tính chất, dạng bài, công thức
- Tuyển tập đề thi + chuyên đề ôn thi Toán Kangaroo các cấp độ (có đáp án 2024)
- 3000 câu hỏi ôn tập môn Vật lí có đáp án
- Tổng hợp Dạng bài - Công thức môn Vật lí
- 2000 câu hỏi ôn tập môn Tin học có đáp án
- 3000 câu hỏi ôn tập môn Lịch sử có đáp án
- 3000 câu hỏi ôn tập môn Địa lí có đáp án
- 2000 câu hỏi ôn tập môn Sinh học có đáp án
- Tổng hợp Dạng bài - Công thức môn Sinh học
- Tổng hợp về các tác giả văn học
- 3000 câu hỏi ôn tập môn Ngữ văn có đáp án
- Tổng hợp kiến thức Ngữ Văn
- Trò chơi Powerpoint | Game Powerpoint
- Tổng hợp bài thu hoạch BDTX Giáo viên mầm non (2024) theo Thông tư 12
- Tổng hợp bài thu hoạch BDTX Giáo viên tiểu học (2024)
- Tổng hợp bài thu hoạch BDTX Giáo viên THCS (2024)
- Tổng hợp bài thu hoạch BDTX Giáo viên THPT (2024)