CaO + HCl → CaCl2 + H2O | CaO ra CaCl2

CaO + HCl → CaCl2 + H2O là phản ứng trao đổi. Bài viết này cung cấp đầy đủ thông tin về phương trình hóa học đã được cân bằng, điều kiện các chất tham gia phản ứng, hiện tượng (nếu có), ... Mời các bạn đón xem:

1 2559 lượt xem
Tải về


Phản ứng CaO + HCl → CaCl2 + H2O

1. Phương trình phản ứng CaO ra CaCl2

CaO + 2HCl → CaCl2 + H2O

CaO + HCl → CaCl2 + H2O | CaO ra CaCl2 (ảnh 1)

2. Điều kiện phản ứng CaO ra CaCl2

Nhiệt độ thường.

3. Bản chất của các chất tham gia phản ứng

3.1. Bản chất của CaO (Canxi oxit)

CaO mang đầy đủ tính chất của một oxit bazo tác dụng được với axit như HCl, HNO3, ...

3.2. Bản chất của HCl (Axit clohidric)

HCl là một axit mạnh tác dụng được với oxit bazo tạo muối và nước.

4. Mở rộng kiến thức về CaO

4.1. Tính chất vật lí & nhận biết

- Tính chất vật lí: CaO là chất rắn có dạng tinh thể màu trắng, là một chất ăn da và có tính kiềm.

- Nhận biết: Đem hòa tan bari oxit vào nước, tan tốt trong nước, tỏa nhiệt mạnh, sinh ra dung dịch hơi vẩn đục.

CaO + H2O → Ca(OH)2

4.2. Tính chất hóa học

- Mang đầy đủ tính chất hóa học của oxit bazơ.

Tác dụng với nước:

CaO + H2O → Ca(OH)2

Tác dụng với axit:

CaO + 2HCl → CaCl2 + H2O

CaO + 2HNO3 → Ca(NO3)2 + H2O

Tác dụng với oxit axit:

CaO + CO2 → CaCO3

4.3. Điều chế

Canxi oxit thông thường được sản xuất bằng cách phân hủy bởi nhiệt (nung nóng) các loại vật liệu tự nhiên như đá vôi là khoáng chất chứa canxi cacbonat (CaCO3)

CaCO3 -to→ CaO + CO2

4.4. Ứng dụng

Công nghiệp thực phẩm: Vôi là một thành phần trong baking soda và giúp giữ trái cây và rau tươi.

Khai thác kim loại công nghiệp: Vôi còn được sử dụng vào khai thác kim lọai như đồng, thủy ngân, kẽm, niken, vàng,chì và bạc.

Sản xuất giấy: Các nhà sản xuất sử dụng vôi để phục hồi soda ăn da trong quá trình chuyển đổi của các mẩu gỗ để sản xuất bột giấy.

Kiểm soát ô nhiễm: vôi và đá vôi được sử dụng để hấp thụ lưu huỳnh đioxit từ khí thải trong smelters và các nhà máy phát điện.

Xử lý nước: bao gồm nước thải công nghiệp và nước sinh hoạt. Vôi trung hòa axit tạo ra chất thải trong ngành công nghiệp do đó cản trở sự ăn mòn và bảo vệ môi trường tự nhiên.. Vôi cũng loại bỏ silic, mangan, florua, sắt và các tạp chất khác trong nước. Nó làm mềm nước bằng cách loại bỏ độ cứng bicarbonate và tẩy uế chống lại vi khuẩn.

5. Tính chất hóa học của HCl

Dung dịch axit HCl có đầy đủ tính chất hoá học của một axit mạnh.

5.1. Tác dụng chất chỉ thị

Dung dịch HCl làm quì tím hoá đỏ (nhận biết axit)

HCl → H+ + Cl-

5.2. Tác dụng với kim loại

Tác dụng với KL (đứng trước H trong dãy Bêkêtôp) tạo muối (với hóa trị thấp của kim loại) và giải phóng khí hidrô (thể hiện tính oxi hóa)

Fe + 2HCl Hóa học lớp 10 | Lý thuyết và Bài tập Hóa 10 có đáp án FeCl2 + H2

2Al + 6HCl Hóa học lớp 10 | Lý thuyết và Bài tập Hóa 10 có đáp án 2AlCl3 + 3H2

Cu + HCl → không có phản ứng

5.3. Tác dụng với oxit bazo và bazo

Sản phẩm tạo muối và nước

NaOH + HCl → NaCl + H2 O

CuO + 2HCl Hóa học lớp 10 | Lý thuyết và Bài tập Hóa 10 có đáp án CuCl2 + H2 O

Fe2 O3 + 6HClHóa học lớp 10 | Lý thuyết và Bài tập Hóa 10 có đáp án 2FeCl3 + 3H2 O

5.4. Tác dụng với muối (theo điều kiện phản ứng trao đổi)

CaCO3 + 2HCl → CaCl2 + H2O + CO2

AgNO3 + HCl → AgCl↓ + HNO3

(dùng để nhận biết gốc clorua )

Ngoài tính chất đặc trưng là axit , dung dịch axit HCl đặc còn thể hiện vai trò chất khử khi tác dụng chất oxi hoá mạnh như KMnO4, MnO2, K2 Cr2O7, MnO2, KClO3 ……

4HCl + MnO2 Hóa học lớp 10 | Lý thuyết và Bài tập Hóa 10 có đáp án MnCl2 + Cl + 2H2 O

K2 Cr2 O7 + 14HCl → 3Cl2 + 2KCl + 2CrCl3 + 7H2 O

Hỗn hợp 3 thể tích HCl và 1 thể tích HNO3 đặc được gọi là hỗn hợp nước cường toan ( cường thuỷ) có khả năng hoà tan được Au ( vàng)

3HCl + HNO3 → 2Cl + NOCl + 2H2O

NOCl → NO + Cl

Au + 3Cl → AuCl3

6. Bài tập vận dụng

Câu 1. Dãy chất tác dụng được với dung dịch HCl

A. Fe2O3, KMnO4, Cu.

B. Zn, CaO, Ba(OH)2.

C. BaCO3, H2SO4, Mg(OH)2.

D. AgNO3, MgCO3, BaSO4.

Lời giải:

Đáp án: B

Giải thích:

Dãy gồm các chất đều tác dụng với dung dịch HCl là Fe, CaO, Ba(OH)2.

Câu 2. Dãy oxit nào tác dụng được với nước?

A. K2O; Na2O; CuO; Fe2O3

B. K2O; CaO; N2O5; CO2

C. SO2; MgO; Fe2O3; Na2O

D. K2O; FeO; P2O5; SO2

Lời giải:

Đáp án: B

Giải thích:

K2O; CaO; N2O5; CO2

Câu 3. Oxít tác dụng với nước tạo ra dung dịch làm quỳ tím chuyển màu đỏ là:

A. CuO

B. CaO

C. K2O

D. SO3

Lời giải:

Đáp án: D

Câu 4. Oxit tác dụng với nước tạo ra dung dịch làm quỳ tím hóa xanh là:

A. CO2

B. P2O5

C. CaO

D. CuO

Lời giải:

Đáp án: C

Xem thêm các phương trình phản ứng hóa học khác:

Ca(OH)2 + HCl → CaCl2 + H2O

Ca(OH)2 + H2SO4 ⟶ CaSO4 + H2O

CaCO3 → CaO + CO2

CaCO3 + HCl → CaCl2 + CO2 + H2O

CaCO3 + HNO3 → Ca(NO3)2 + CO2 + H2O

1 2559 lượt xem
Tải về