CuO + CO → Cu + CO2 | CuO ra Cu | CO ra Cu | CO ra CO2

CuO + CO → Cu + CO2 là phản ứng oxi hóa - khử. Bài viết này cung cấp đầy đủ thông tin về phương trình hóa học đã được cân bằng, điều kiện các chất tham gia phản ứng, hiện tượng (nếu có), ... Mời các bạn đón xem:

1 544 lượt xem


Phản ứng: CuO + CO → Cu + CO2

CuO + CO → Cu + CO2 | CuO ra Cu | CO ra Cu | CO ra CO2 (ảnh 1)

1. Phương trình phản ứng giữa CuO và CO

CuO + CO → Cu + CO2

2. Điều kiện phản ứng

- Nhiệt độ cao.

3. Cách thực hiện phản ứng

- Cho dòng khí CO đi qua bột CuO màu đen.

4. Hiện tượng nhận biết phản ứng

- Bột CuO màu đen chuyển dần sang màu đỏ gạch là Cu.

5. Bản chất của các chất tham gia phản ứng

5.1 Bản chất của CuO

- Trong phản ứng trên, CuO mang tính chất hóa học của một bazo, nó có khả năng tác dụng với oxi và một số kim loại.

5.2 Bản chất của CO

- Trong phản ứng trên, CO là chất khử.

6. Tính chất hóa học của CuO

- Có đầy đủ tính chất hóa học của một oxit bazơ.

- Dễ bị khử về kim loại đồng.

1. Tác dụng với axít

CuO + 2HCl → CuCl2 + H2O

CuO + 2HNO3 → Cu(NO3)2 + H2O

2. Tác dụng với oxit axit

3CuO + P2O5 → Cu3(PO4)2

3. Tác dụng với các chất khử mạnh: H2, C, CO...

H2 + CuO Tính chất của Đồng oxit CuO H2O + Cu

CO + CuO Tính chất của Đồng oxit CuO CO2 + Cu

7. Tính chất vật lí của CuO

Tính chất vật lí: Là chất rắn, có màu đen, không tan trong nước, nóng chảy ở 1148độC.

8. Tính chất hóa học của CO

Phân tử CO có liên kết ba bền vững nên ở nhiệt độ thường C rất trơ, chỉ hoạt động trong điều kiện nhiệt độ cao.

8.1 CO là oxit trung bình

Ở điều kiện bình thường, CO không phản ứng với nước, axit và bazơ.

8.2 CO là chất khử

Ở điều kiện nhiệt độ cao, CO khử được nhiều oxit kim loại tạo thành kim loại và khí CO2.

CO + CuO (t°) → Cu + CO2

4CO + Fe3O4 (t°) → 3Fe + 4CO2

CO cháy trong oxi hoặc không khí với ngọn lửa màu xanh. Phản ứng tỏa nhiều nhiệt.

2CO + O2 (t°) → 2CO2

9. Bạn có biết

Tương tự các oxit bazơ đứng sau oxit nhôm trong dãy hoạt động hóa học (như FeO, PbO….) bị khử bởi CO tạo thành kim loại và khí CO2.

10. Ví dụ minh họa

Ví dụ 1: Cho luồng khí CO dư qua hỗn hợp các oxit CuO, Fe2O3, Al2O3, MgO nung nóng ở nhiệt độ cao. Sau phản ứng, hỗn hợp chất rắn thu được gồm ?

A. Cu, Fe, Al, Mg.

B. Cu, FeO, Al2O3, MgO.

C. Cu, Fe, Al2O3, MgO.

D. Cu, Fe, Al, MgO

Đáp án C

Hướng dẫn giải:

Vì CuO, Fe2O3 đứng sau oxit nhôm bị khử bởi CO tạo thành các kim loại Cu, Fe và H2O. Còn Al2O3 và MgO là không bị khử bởi H2.

Ví dụ 2: Cho luồng khí CO (dư) đi qua 9,1 gam hỗn hợp gồm CuO và Al2O3 nung nóng đến khi phản ứng hoàn toàn, thu được 8,3 gam chất rắn. Khối lượng CuO có trong hỗn hợp ban đầu là:

A. 0,8 gam. B. 8,3 gam.

C. 2,0 gam. D. 4,0 gam.

Đáp án D

Hướng dẫn giải:

Gọi nCuO = x mol

CuO + CO → Cu + CO2

x mol x mol x mol x mol

Áp dụng định luật bảo toàn khối lượng

mhỗn hợp oxit + mCO = mchất rắn + mCO2

9,1 + 28x = 8,3 + 44x ⇒ x = 0,05 mol ⇒ mCuO = 0,05. 80 = 4 g

Ví dụ 3: Khử 16 gam hỗn hợp các oxit kim loại: FeO, Fe2O3, Fe3O4, CuO và PbO bằng khí CO ở nhiệt độ cao, khối lượng chất rắn thu được là 11,2 gam. Thể tích khí CO đã tham gia phản ứng (đktc) là

A. 2,24l B. 3,36l

C. 4,48l D. 6,72l

Đáp án D

Hướng dẫn giải:

Áp dung ĐLBT khối lượng

nCO2 = nCO = x mol

moxit + mCO = mchất rắn + mCO2

28x – 44x = 11,2 – 16 ⇒ x = 0,3.

Vậy VCO = 0,3. 22,4 = 6,72 lit

1 544 lượt xem