C3H6 ra C3H6Br2 l C3H6+Br2 → C3H6Br2
C3H6+Br2 → C3H6Br2 là phản ứng cộng. Bài viết này cung cấp đầy đủ thông tin về phương trình hóa học đã được cân bằng, điều kiện các chất tham gia phản ứng, hiện tượng (nếu có), ... Mời các bạn đón xem:
Phản ứng C3H6+Br2 → C3H6Br2
1. Phương trình phản ứng Propen tác dụng với Br2
C3H6+Br2→ C3H6Br2
CH2=CH–CH3 + Br2 → CH2Br–CHBr–CH3
2. Điều kiện phản ứng xảy ra
Nhiệt độ thường
3. Propen tác dụng với Br2 có hiện tượng gì
Dẫn khí propilen từ từ qua dung dịch brom thấy màu nâu đỏ của dung dịch nhạt dần.
4. Bản chất của C3H6 (Propen) trong phản ứng
Do liên kết kém bền trong liên kết đôi bị đứt ra.
5. Tính chất hóa học của C3H6
5.1. Phản ứng cộng
- Hướng phản ứng cộng axit và nước vào anken.
Phản ứng cộng axit hoặc nước vào propen thường tạo ra hỗn hợp 2 đồng phân, trong đó 1 đồng phân là sản phẩm chính.
- Cộng Brom
- Phản ứng cộng hiđro (phản ứng hiđro hóa)
5.2. Phản ứng trùng hợp
- Propen trong điều kiện nhiệt độ, áp xuất, xúc tác thích hợp thì tham gia phản ứng cộng nhiều phân tử với nhau thành những phân tử mạch rất dài và có khối lượng phân tử rất lớn. Người ta gọi đó là phản ứng trùng hợp.
5.3. Phản ứng oxi hóa
- Propen cháy hoàn toàn tạo ra CO2, H2O và tỏa nhiều nhiệt:
C3H6 + O2 → 3CO2 + 3H2O
- Propen làm mất màu dung dịch KMnO4:
3C3H6 + 2KMnO4 + 4H2O → 2KOH + 2MnO2 + 3C3H6(OH)2
- Phản ứng làm mất màu dung dịch thuốc tím kali pemanganat được dùng để nhận ra sự có mặt của liên kết đôi của anken.
6. Tính chất vật lí của C3H6
- Propen là chất khí, không màu, có mùi giống như dầu mỏ. Trong quá trình tự nhiên, propen là một sản phẩm phụ của quá trình lên men tự nhiên, quá trình lọc dầu và chế biến khí tự nhiên.
- Nhận biết: Dẫn khí propen qua dung dịch brom màu da cam. Hiện tượng: Dung dịch brom bị mất màu.
7. Câu hỏi vận dụng
Câu 1. Chất nào sau đây làm mất màu nước brom?
A. propan
B. metan
C. propen
D. cacbonđioxit
Lời giải:
Đáp án: C
Giải thích:
Phương trình phản ứng hóa học
CH2=CH–CH3 + Br2 → CH2Br–CHBr–CH3
Câu 2. Cho các chất sau: propan, etilen, propin, buta-1,3-đien, stiren, glixerol, phenol, vinyl axetat, anilin. Số chất tác dụng được với nước Br2 ở điều kiện thường là
A. 8
B. 7
C. 9
D. 6
Lời giải:
Đáp án: B
Giải thích:
Chất tác dụng được với nước Br2 ở điều kiện thường là: etilen, propin, buta-1,3-đien, stiren, phenol, vinyl axetat, anilin
C2H4 + Br2→ C2H4Br2
C3H4+ Br2→ C3H4Br2
CH2=CH−CH=CH2 + Br2→ CH2Br−CHBr−CH=CH2
C6H5-CH=CH2+ Br2 → C6H5-CHBr-CH2Br
Br2 + CH3COOCH=CH2 → CH3COOCH(Br)-CH2Br
C6H5NH2 + 3Br2 → C6H3Br3NH2 + 3HBr
Câu 3. Thực hiện các thí nghiệm sau:
(a) Cho anilin vào dung dịch nước brom
(b) Đun nóng tinh bột trong dung dịch H2SO4 loãng.
(c) Sục khí H2 vào nồi kín chứa triolein (xúc tác Ni), đun nóng.
(d) Nhỏ vài giọt nước brom vào dung dịch stiren.
(e) Cho dung dịch AgNO3/NH3 vào glucozo đun nóng
(g) Cho dung dịch metyl fomat vào dung dịch AgNO3 trong NH3, đun nóng.
Số thí nghiệm xảy ra phản ứng là
A. 3
B. 5
C. 6
D. 4
Lời giải:
Đáp án: C
Giải thích:
Các thí nghiệm xảy ra phản ứng là
(a) C6H5NH2 + 3Br2 → C6H3Br3NH2 + 3HBr
(b) (C6H10O5) nC6H12O6 (glucozo)
(c) 3H2 + (C17H33COO)3C3H5 (C17H35COO)3C3H5
(d) C6H5-CH=CH2+ Br2 → C6H5-CHBr-CH2Br
(e) C6H12O6+ 8AgNO3+ 4NH3 → 8Ag + 6CO2+ 6NH4NO3
(g) HCOOCH3 + 2AgNO3 + 2NH3 + H2O NH4OOCCH3 + 2Ag↓ + NH4NO3
=> cả 6 thí nghiệm đều xảy ra phản ứng
Câu 4. Hợp chất hữu cơ không làm mất màu brom trong CCl4 là
A. isobutilen.
B. ancol anlylic.
C. anđehit acrylic.
D. anđehit ađipic
Lời giải:
Đáp án: D
Câu 5. Chất nào sau đây không làm mất màu dung dịch Br2?
A. Metan.
B. Etilen.
C. Propilen.
D. Axetilen.
Lời giải:
Đáp án: A
Câu 6. Chất nào sau đây khi tác dụng với HBr chỉ cho một sản phẩm duy nhất?
A. But-1-en.
B. 2,3-đimetylbut-2-en.
C. propen.
D. 2-metylbut-2-en
Lời giải:
Đáp án: B
Câu 7. Hỗn hợp X gồm C3H8 và C3H6 có tỉ khối so với hiđro là 21,8. Đốt cháy hết 5,6 lít X (đktc) thì thu được bao nhiêu gam CO2 và bao nhiêu gam H2O?
A. 33 gam và 17,1 gam.
B. 22 gam và 9,9 gam.
C. 13,2 gam và 7,2 gam.
D. 33 gam và 21,6 gam.
Lời giải:
Đáp án: A
Giải thích:
C3H6 + 9/2O2 → 3CO2 + 3H2O
C3H8 + 5O2 → 3CO2 + 4H2O
nX= 0,25 mol ⇒ nCO2 = 0,25.3 = 0,75 mol
mCO2 = 0,75.44 = 33 gam;
mX = mC + mH ⇔ 21,8.2.0,25 = 0,75.12 + 2.nH2O
⇒ nH2O= 0,95 mol; mH2O = 18.0,95 = 17,1 gam
Xem thêm các phương trình phản ứng hóa học khác:
Xem thêm các chương trình khác:
- Các dạng bài tập Tiếng Anh thông dụng nhất
- 3000 câu hỏi ôn tập môn Tiếng Anh có đáp án
- Toàn bộ kiến thức về cụm động từ | Định nghĩa và cách dùng
- 500 đoạn văn Tiếng Anh thông dụng nhất và cách làm
- 1000 câu hỏi ôn tập môn Công nghệ có đáp án
- 1000 câu hỏi ôn tập Giáo dục công dân
- 15000 câu hỏi ôn tập môn Toán có đáp án
- Wiki Toán | Khái niệm, định lí, tính chất, dạng bài, công thức
- Tuyển tập đề thi + chuyên đề ôn thi Toán Kangaroo các cấp độ (có đáp án 2024)
- 3000 câu hỏi ôn tập môn Vật lí có đáp án
- Tổng hợp Dạng bài - Công thức môn Vật lí
- 2000 câu hỏi ôn tập môn Tin học có đáp án
- 3000 câu hỏi ôn tập môn Lịch sử có đáp án
- 3000 câu hỏi ôn tập môn Địa lí có đáp án
- 2000 câu hỏi ôn tập môn Sinh học có đáp án
- Tổng hợp Dạng bài - Công thức môn Sinh học
- Tổng hợp về các tác giả văn học
- 3000 câu hỏi ôn tập môn Ngữ văn có đáp án
- Tổng hợp kiến thức Ngữ Văn
- Trò chơi Powerpoint | Game Powerpoint
- Tổng hợp bài thu hoạch BDTX Giáo viên mầm non (2024) theo Thông tư 12
- Tổng hợp bài thu hoạch BDTX Giáo viên tiểu học (2024)
- Tổng hợp bài thu hoạch BDTX Giáo viên THCS (2024)
- Tổng hợp bài thu hoạch BDTX Giáo viên THPT (2024)