H2S + Br2 + H2O → H2SO4 + HBr l H2S ra H2SO4 | H2S ra HBr

H2S + Br2 + H2O → H2SO4 + HBr là phản ứng oxi hóa khử. Bài viết này cung cấp đầy đủ thông tin về phương trình hóa học đã được cân bằng, điều kiện các chất tham gia phản ứng, hiện tượng (nếu có), ... Mời các bạn đón xem:

1 7,922 02/11/2023
Tải về


Phản ứng H2S + Br2 + H2O → H2SO4 + HBr

H2S + Br2 + H2O → H2SO4 + HBr l H2S ra H2SO4 (ảnh 1)

1. Phương trình phản ứng H2S ra H2SO4

H2S + 4Br2 + 4H2O → H2SO4 + 8HBr

2. Điều kiện phản ứng xảy ra

Nhiệt độ thường

3. Hiện tượng sau khi phản ứng xảy ra

Khi cho H2S tác dụng với dung dịch Brom, sau phản ứng thấy dung dịch màu nâu đỏ của brom bị mất màu.

4. Bản chất của các chất tham gia phản ứng

4.1. Bản chất của H2S (Hidro sunfua)

- Trong phản ứng trên H2S là chất khử.

- H2S tác dụng với brom làm mất màu dung dịch.

4.2. Bản chất của Br2 (Brom)

Trong phản ứng trên Br2 là chất oxi hoá.

5. Tính chất hóa học của H2S

5.1. Tính axit yếu

Hiđro sunfua tan trong nước tạo thành dung dịch axit rất yếu (yếu hơn axit cacbonic), có tên là axit sunfuhiđric (H2S).

Axit sunfuhiđric tác dụng với kiềm tạo nên 2 loại muối: muối trung hòa, như Na2S chứa ion S2- và muối axit như NaHS chứa ion HS−.

H2S + NaOH → NaHS + H2O

H2S + 2NaOH → Na2S + 2H2O

5.2. Tính khử mạnh

Là chất khử mạnh vì trong H2S lưu huỳnh có số oxi hoá thấp nhất (-2).

Khi tham gia phản ứng hóa học, tùy thuộc vào bản chất và nồng độ của chất oxi hóa, nhiệt độ,...mà nguyên tố lưu huỳnh có số oxi hóa −2 (S-2) có thể bị oxi hóa thành (S0), (S+4), (S+6).

Tác dụng với oxi có thể tạo S hoặc SO2 tùy lượng ôxi và cách tiến hành phản ứng.

2H2S + 3O2 dư → 2H2O + 2SO2

2H2S + O2 → 2H2O + 2S

Ở nhiệt độ cao, khí H2S cháy trong không khí với ngọn lửa xanh nhạt, H2S bị oxi hóa thành SO2:

Tác dụng với clo có thể tạo S hay H2SO4 tùy điều kiện phản ứng.

H2S + 4Cl2 + 4H2O → 8HCl + H2SO4

H2S + Cl2 → 2HCl + S (khí clo gặp khí H2S)

6. Ứng dụng của H2S

- Hidro sunfua dùng để sản xuất lưu huỳnh và axit sunfuric dùng để sản xuất axit sunfuric, các chất trung gian sulfide vô cơ dùng làm nguyên liệu cho những bước tiếp theo của các quy trình sản xuất dược phẩm , thuốc nhuộm, thuốc trừ sâu…

- Sản xuất nước nặng trong một số nhà máy điện hạt nhân cũng là một vai trò của nó .

- Được con người dùng làm chất khử trùng trong nông nghiệp.

- Khí này còn được trong một số loại dầu cắt, chất làm mát và chất bôi trơn,…

7. Tính chất hóa học của Br2

7.1. Tác dụng với kim loại

Sản phẩm tạo muối tương ứng

Hóa học lớp 10 | Lý thuyết và Bài tập Hóa học 10 có đáp án

7.2. Tác dụng với hidro

Hóa học lớp 10 | Lý thuyết và Bài tập Hóa học 10 có đáp án

- Độ hoạt động giảm dần từ Cl → Br → I

- Các khí HBr, HI tan vào nước tạo dung dịch axit.

Hóa học lớp 10 | Lý thuyết và Bài tập Hóa học 10 có đáp án

- Về độ mạnh axit thì lại tăng dần từ HCl < HBr < HI.

7.3. Tính khử của Br2, HBr

- Brom thể hiện tính khử khi gặp chất oxi hóa mạnh (như nước clo, …)

Br2 + 5Cl2 + 6H2O → 2HBrO3 (Axit bromic) + 10HCl

- Tính khử của HBr (ở trạng thái khí cũng như trong dd) mạnh hơn HCl. HBr khử được H2SO4 đặc thành SO2.

2HBr + H2SO → Br2 + SO2 + 2H2O

- Dd HBr không màu, để lâu trong không khí trở nên có màu vàng nâu vì bị oxi hóa (dd HF và HCl không có phản ứng này):

4HBr + O2 → 2H2O + 2Br2

8. Câu hỏi vận dụng

Câu 1. Nhận định nào sau đây không đúng:

A. Axit sunfuhiđric có tính axit mạnh hơn axit cacbonic.

B. Axit sunfuhiđric không làm phenolphtalein chuyển màu hồng.

C. Axit sunfuhiđric tác dụng với dung dịch kiềm có khả năng tạo 2 muối.

D. Cả dung dịch H2S và khí H2S đều có tính khử.

Lời giải:

Đáp án: A

Giải thích:

A sai: Axit sunfuhiđric có tính axit mạnh hơn axit cacbonic.

Axit sunfuhiđric là axit rất yếu, yếu hơn axit cacbonic.

Câu 2. Cho sơ đồ của phản ứng: H2S + KMnO4 + H2SO4 → H2O + S + MnSO4 + K2SO4.Hệ số nguyên nhỏ nhất của các chất tham gia phản ứng là dãy số nào trong các dãy sau?

A. 3, 2, 5

B. 5, 2, 3

C. 2, 2, 5

D. 5, 2, 4

Lời giải:

Đáp án: B

Giải thích:

5H2S + 2KMnO4+ 3H2SO4 → 8H2O + 5S + 2MnSO4 + K2SO4

Câu 3. Các đồ vật bằng bạc để lâu trong không khí thường bị xỉn màu đen. Nguyên nhân gây ra hiện tượng này là do:

A. Bạc tác dụng với O2 trong không khí.

B. Bạc tác dụng với hơi nước.

C. Bạc tác dụng đồng thời với khí O2 và H2S trong không khí.

D. Bạc tác dụng với khí CO2.

Lời giải:

Đáp án: C

Giải thích:

Trong không khí có chứa các chất O2, H2S, hơi nước… Vì vậy Ag tác dụng đồng thời với O2 và H2S tạo muối Ag2S màu đen gây ra hiện tượng xỉn màu.

4Ag + O2 + 2H2S → 2Ag2S + 2H2O

Câu 4. Tính chất nào dưới đây là tính chất đặc trưng của khí hiđro sunfua ?

A. Là chất khí không màu.

B. Là chất khí độc.

C. Là chất khí có mùi trứng thối.

D. Cả 3 phương án trên đều đúng.

Lời giải:

Đáp án: D

Giải thích:

Tính chất đặc trưng của khí hiđro sunfua là chất khí không màu, độc, có mùi trứng thối.

Xem thêm các phương trình phản ứng hóa học khác:

P2O5 + H2O → H3PO4

P2O5 + KOH → K3PO4 + H2O

P + Cl2 → PCl3

P + H2SO4 → H3PO4 + SO2 + H2O

P + HNO3 → H3PO4 + NO2 + H2O

1 7,922 02/11/2023
Tải về