Li + H2SO4 → Li2SO4 + H2 l Li ra H2 l Li ra Li2SO4

Li + H2SO4 → Li2SO4 + H2 là phản ứng oxi hóa khử. Bài viết này cung cấp đầy đủ thông tin về phương trình hóa học đã được cân bằng, điều kiện các chất tham gia phản ứng, hiện tượng (nếu có), ... Mời các bạn đón xem:

1 778 lượt xem


Phản ứng Li + H2SO4 → Li2SO4 + H2

Li + H2SO4 → Li2SO4 + H2 l Li ra H2 l Li ra Li2SO4 (ảnh 1)

1. Phản ứng hóa học

Li + 2H2SO4 → Li2SO4 + H2

2. Điều kiện phản ứng

Không cần điều kiện.

3. Cách thực hiện phản ứng

Cho liti tác dụng với axit sunfuric tạo muối.

4. Hiện tượng nhận biết phản ứng

Li tan dần trong dung dịch H2SO4 và có bọt khí thoát ra.

5. Bản chất của các chất tham gia phản ứng

5.1. Bản chất của Li (Liti)

- Trong phản ứng trên Li là chất khử.

- Li có tính khử rất mạnh, dễ dàng khử ion H+ (hay H3O+) trong dung dịch axit loãng (HCl, H2SO4 loãng...) thành hidro tự do.

5.2. Bản chất của H2SO4 (Axit sunfuric)

- Trong phản ứng trên H2SO4 là chất oxi hóa.

- H2SO4 tác dụng với kim loại đứng trước H trong dãy hoạt động hóa học (trừ Pb) tạo thành muối và giải phóng khí hidro.

6. Tính chất hóa học của Li

Liti là kim loại kiềm có tính khử rất mạnh.

Li → Li+ + 1e

6.1. Tác dụng với phi kim

Tính chất hóa học của Liti (Li) | Tính chất vật lí, nhận biết, điều chế, ứng dụng

6.2. Tác dụng với axit

Liti dễ dàng khử ion H+ (hay H3O+) trong dung dịch axit loãng (HCl, H2SO4 loãng...) thành hidro tự do.

2Li + 2HCl → 2LiCl + H2.

2Li + H2SO4 → Li2SO4 + H2.

6.3. Tác dụng với nước

Li tác dụng chậm với nước tạo thành dung dịch kiềm và giải phóng khí hidro.

2Li + 2H2O → 2LiOH + H2.

6.4. Tác dụng với hidro

Liti tác dụng với hidro ở áp suất khá lớn và nhiệt độ khoảng 350 – 400oC tạo thành Liti hidrua.

2Li (lỏng) + H2 (khí) → 2LiH (rắn)

7. Tính chất vật lý của Li

- Kim loại kiềm. Trắng – bạc. Nhẹ nhất trong các kim loại, mềm, dễ nóng chảy.

- Có khối lượng riêng là 0,534 g/cm3; có nhiệt độ nóng chảy là 180,50C và sôi ở 1336,60C

8. Tính chất hoá học của H2SO4

8.1. H2SO4 loãng

Axit sunfuric là một axit mạnh, hóa chất này có đầy đủ các tính chất hóa học chung của axit như:

  • Axit sunfuric H2SO4 làm chuyển màu quỳ tím thành đỏ.
  • Tác dụng với kim loại đứng trước H (trừ Pb) tạo thành muối sunfat.

Fe + H2SO4 → FeSO4 + H2

  • Tác dụng với oxit bazo tạo thành muối mới (trong đó kim loại giữ nguyên hóa trị) và nước .

FeO + H2SO4 → FeSO4 + H2O

  • Axit sunfuric tác dụng với bazo tạo thành muối mới và nước.

H2SO4 + NaOH → NaHSO4 + H2O

H2SO4­ + 2NaOH → Na2SO4 + 2H2O

  • H2SO4 tác dụng với muối tạo thành muối mới (trong đó kim loại vẫn giữ nguyên hóa trị) và axit mới.

Na2CO3 + H2SO4 → Na2SO4 + H2O + CO2

H2SO4 + 2KHCO3 → K2SO4 + 2H2O + 2CO2

8.2. H2SO4 đặc

Axit sunfuric đặc có tính axit mạnh, oxi hóa mạnh với tính chất hóa học nổi bật như:

  • Tác dụng với kim loại: Khi cho mảnh Cu vào trong H2SO4 tạo ra dung dịch có màu xanh và có khí bay ra với mùi sốc.

Cu + 2H2SO4 → CuSO4 + SO2 + 2H2O

  • Tác dụng với phi kim tạo thành oxit phi kim + H2O + SO2.

C + 2H2SO4 → CO2 + 2H2O + 2SO2 (nhiệt độ)

2P + 5H2SO4 → 2H3PO4 + 5SO2 + 2H2O

  • Tác dụng với các chất khử khác.

2FeO + 4H2SO4 → Fe2(SO4)3 + SO2 + 4H2O

  • H2SO4 còn có tính háo nước đặc trưng như đưa H2SO4 vào cốc đựng đường, sau phản ứng đường sẽ bị chuyển sang màu đen và phun trào với phương trình hóa học như sau.

C12H22O11 + H2SO4 → 12C + H2SO4.11H2O

9. Câu hỏi vận dụng

Câu 1. Cho 0,7 g Li tác dụng với dung dịch axit sunfuric vừa đủ thu được dung dịch muối X. Cho X tác dụng dung dịch bariclorua thu được m g kết tủa. Giá trị của m là:

A. 23,3 g B. 11,65 g C. 2,33 g D. 1,165 g

Lời giải:

Đáp án: B

Phương trình phản ứng: 2Li + H2SO4 → Li2SO4 + H2

Li2SO4 + BaCl2 → BaSO4 + 2LiCl

NBaSO4 = nLi2SO4 = nLi /2 = 0,1/2 = 0,05 mol => mBaSO4 = 0,05. 233 = 11,65 g

Câu 2. Cho 0,7 g kim loại kiềm M tác dụng vừa đủ với 100 ml dung dịch H2SO4 0,5M thu. Kim loại M là

A. Li B. Na C. K D. Rb

Lời giải:

Đáp án: C

Phương trình phản ứng: 2Li + H2SO4 → Li2SO4 + H2

nM = 2nH2SO4 = 2.0,05 = 0,1 mol ⇒ MM = 39 ⇒ M là K

Câu 3. Để hoà tan 0,56 g Li phải dùng bao nhiêu ml dung dịch hỗn hợp HCl 0,5M và H2SO4 0,75M.

A. 0,02 lít B. 0,04 lít C. 0,08 lít D. 0,1 lít

Lời giải:

Đáp án: C

Giả sử phải dùng V(lit) dung dịch hỗn hợp gồm HCl 0,5M và H2SO4 0,75M

nHCl = 0,5V (mol); nH2SO4 = 0,75V (mol); nLi = 0,08 mol

PTHH xảy ra: 2Li + 2HCl → 2LiCl + H2

Li + H2SO4 → Li2SO4 + H2

Theo phương trình ta có: 0,25V + 0,75V = 0,08 → V = 0,08/1 = 0,08 (lit)

Xem thêm các phương trình phản ứng hóa học khác:

Li + H3PO4 → Li3PO4 + H2

Li + H3PO4 → Li2HPO4 + H2

Li + H3PO4 → LiH2PO4 + H2

Li + C2H5OH → C2H5OLi + H2

Li + CH3OH → CH3OLi + H2

1 778 lượt xem