Zn(OH)2 + NaOH → Na2ZnO2 + H2O | Zn(OH)2 ra Na2ZnO2

Zn(OH)2 + NaOH → Na2ZnO2 + H2O là phản ứng trao đổi. Bài viết này cung cấp đầy đủ thông tin về phương trình hóa học đã được cân bằng, điều kiện các chất tham gia phản ứng, hiện tượng (nếu có), ... Mời các bạn đón xem:

1 3,740 08/11/2023
Tải về


Phản ứng Zn(OH)2 + NaOH → Na2ZnO2 + H2O

Zn(OH)2 + NaOH → Na2ZnO2 + H2O | Zn(OH)2 ra Na2ZnO2 (ảnh 1)

1. Phương trình phản ứng Zn(OH)2 tác dụng NaOH

Zn(OH)2 + 2NaOH → Na2ZnO2 + 2H2O

2. Phương trình ion rút gọn Zn(OH)2 + NaOH

Phương trình ion:

Zn + 2OH- + 2Na+ → 2Na+ + ZnO2 2- + 2H2O

Phương trình ion rút gọn:

Zn(OH)2 + 2OH- → ZnO22- + 2H2O

3. Điều kiện phản ứng Zn(OH)2 tác dụng NaOH

Không có

4. Hiện tượng phản ứng Zn(OH)2 tác dụng NaOH

Đem hòa tan vào dung dịch NaOH dư, thấy chất rắn tan dần.

5. Bản chất của các chất tham gia phản ứng

5.1. Bản chất của Zn(OH)2 (Kẽm hidroxit)

Zn(OH)2 là một hidroxit lưỡng tính hoà tan trong kiềm đặc và amoniac.

5.2. Bản chất của NaOH (Natri hidroxit)

NaOH là một bazo mạnh phản ứng được với Zn(OH)2.

6. Mở rộng kiến thức về Zn(OH)2

6.1. Tính chất vật lí & nhận biết

- Tính chất vật lí: Là chất bột, màu trắng, không tan trong nước, nóng chảy ở 125oC.

- Nhận biết: Hòa tan Zn(OH)2 trong dung dịch NaOH đặc, thấy chất rắn tan dần:

2NaOH + Zn(OH)2→ Na2ZnO2 + 2H2O

6.2. Tính chất hóa học

Mang tính chất của hiđroxit lưỡng tính.

Phản ứng với axit

Zn(OH)2 + 2HCl → ZnCl2 + 2H2O

Zn(OH)2 + H2SO4 → ZnSO4 + 2H2O

Hòa tan trong kiềm đặc và trong amoniac

Zn(OH)2 + 2NaOH → Na2ZnO2 + 2H2O

Zn(OH)2 + 4NH3 → [Zn(NH3)4](OH)2

Nhiệt phân:

Zn(OH)2 Tính chất hóa học của Kẽm Hidroxit Zn(OH)2 | Tính chất vật lí, nhận biết, điều chế, ứng dụng ZnO + H2O

Zn(OH)2 còn tác dụng với các axit hữu cơ như:

2CH3COOH + Zn(OH)2 → (CH3CCO)2Zn + 2H2O

6.3. Điều chế

- Kẽm hiđroxit có thể được điều chế bởi phản ứng kẽm clorua hay kẽm sunfat với natri hiđroxit vừa đủ:

ZnCl2 + 2NaOH → 2NaCl + Zn(OH)2

ZnSO4 + 2NaOH → Na2SO4 +Zn(OH)2

6.4. Ứng dụng

- Kẽm hiđroxit được sử dụng để hút máu trong các băng y tế lớn. Những băng này được sử dụng sau khi phẫu thuật.

7. Tính chất hoá học của NaOH

NaOH là một bazơ mạnh nó sẽ làm quỳ tím chuyển màu xanh, còn dung dịch phenolphtalein thành màu hồng. Một số phản ứng đặc trưng của Natri Hidroxit được liệt kê ngay dưới đây.

Phản ứng với axit tạo thành muối + nước:

NaOHdd + HCldd→ NaCldd + H2O

Phản ứng với oxit axit: SO2, CO2

2 NaOH + SO2→ Na2SO3 + H2O

NaOH + SO2→ NaHSO3

Phản ứng với axit hữu cơ tạo thành muối và thủy phân este, peptit:

NaOH phản ứng với axit hữu cơ tạo muối và peptit

Phản ứng với muối tạo bazo mới + muối mới (điều kiện: sau phản ứng phải tạo thành chất kết tủa hoặc bay hơi):

2 NaOH + CuCl2→ 2NaCl + Cu(OH)2↓

Tác dụng với kim loại lưỡng tính:

2 NaOH + 2Al + 2H2O→ 2NaAlO2 + 3H2

2NaOH + Zn → Na2ZnO2 + H2

Tác dụng với hợp chất lưỡng tính:

NaOH + Al(OH)3 → NaAl(OH)4

2NaOH + Al2O3 → 2NaAlO2 + H2O

8. Bài tập vận dụng liên quan

Câu 1. Dãy các hợp chất vừa tác dụng được với dung dịch HCl vừa tác dụng với dung dịch NaOH là:

A. ZnCl2, Al2O3, Zn(OH)2

B. Al2O3, Zn(OH)2, NaHCO3

C. Zn(OH)2, Al2O3, Na2CO3

D. ZnO, Zn(OH)2, (NH4)2SO4

Lời giải:

Đáp án: B

Dãy các hợp chất vừa tác dụng được với dung dịch HCl vừa tác dụng với dung dịch NaOH là: Al2O3, Zn(OH)2, NaHCO3

Al2O3 + 6HCl → 2AlCl3 + 3H2O

Al2O3 + 2NaOH → 2NaAlO2 + H2O

Zn(OH)2+ 2NaOH → Na2ZnO2+ 2H2O

Zn(OH)2 + 2HCl → ZnCl2 + H2O

NaHCO3 + NaOH → Na2CO3 + H2O

NaHCO3+ HCl → NaCl + CO2 + H2O

Câu 2. Dãy gồm những chất hiđroxit lưỡng tính là

A. Cu(OH)2, Pb(OH)2, Zn(OH)2

B. Ba(OH)2, Al(OH)3, Pb(OH)2

C. Zn(OH)2, Al(OH)3, Pb(OH)2

D. Al(OH)3, Ba(OH)2, Zn(OH)2

Lời giải:

Đáp án: C

Dãy gồm những chất hiđroxit lưỡng tính là Zn(OH)2, Al(OH)3, Pb(OH)2

Câu 3. Cặp dung dịch nào sau đây phản ứng với nhau tạo ra chất khí?

A. NH4Cl và AgNO3.

B. Zn(OH)2 và NaOH

C. Ba(OH)2 và NH4Cl.

D. Na2CO3 và KOH.

Lời giải:

Đáp án: C

A. NH4Cl và AgNO3.

NH4Cl + AgNO3 → NH4NO3 + AgCl↓

Sai vì B Zn(OH)2 và NaOH

Zn(OH)2 + 2NaOH → Na2ZnO2 + 2H2O

Đúng vì C Ba(OH)2 và NH4Cl tác dụng với nhau tạo ra khí NH3

2NH4Cl + Ba(OH)2 → BaCl2 + 2NH3 ↑ + 2H2O

D. Na2CO3 và KOH.

2KOH + Na2CO3 → K2CO3+ 2NaOH

Câu 4. Dãy chất nào sau đây, trong nước đều là chất điện li mạnh?

A. H2SO4, Zn(NO3)2, CaCl2, H2S

B. HCl, CH3COOH, Fe(NO3)3, Zn(OH)2

C. HNO3, Zn(OH)2, BaCl2, NaOH

D. H2SO4, BaCl2, AlCl3, Ca(OH)2

Lời giải:

Đáp án: D

Dãy chất trong nước đều là chất điện li mạnh: H2SO4, BaCl2, AlCl3, Ca(OH)2

Câu 5. Cho dãy các chất : SiO2, Cr(OH)3, CrO3, Zn(OH)2, NaHCO3, Al2O3. Số chất trong dãy tác dụng được với dung dịch NaOH (đặc, nóng) là

A. 6

B. 3

C. 5

D. 4

Lời giải:

Đáp án: A

Phương trình phản ứng minh họa

SiO2 + 2NaOH → Na2SiO3 + H2O

Cr(OH)3 + NaOH → Na[Cr(OH)4]

2NaOH + Zn(OH)2 → Na2[Zn(OH)4]

NaOH + NaHCO3 → Na2CO3 + H2O

CrO3 + 2NaOH → Na2CrO4 + H2O

Al2O3+ 2NaOH + 3H2O → 2Na[Al(OH)4]

Xem thêm các phương trình hóa học khác:

CuSO4 + Na2S → CuS + Na2SO4

Cu + HNO3 → Cu(NO3)2 + NO2 + H2O

Cu + HNO3 → Cu(NO3)2 + N2O + H2O

Cu + HNO3 → Cu(NO3)2 + NO+ H2O

Cu+ H2SO4 → CuSO4 + SO2 + H2O

1 3,740 08/11/2023
Tải về