Ag + Cl2 → AgCl | Ag ra AgCl

Ag + Cl2 → AgCl là phản ứng hóa hợp. Bài viết này cung cấp đầy đủ thông tin về phương trình hóa học đã được cân bằng, điều kiện các chất tham gia phản ứng, hiện tượng (nếu có), ... Mời các bạn đón xem:

1 1,717 15/11/2023


Phản ứng: Ag + Cl2 → AgCl

Ag + Cl2 → AgCl | Ag ra AgCl (ảnh 1)

1. Phương tringh phản ứng hóa học giữa Ag và Cl2

2Ag + Cl2 → 2AgCL

2. Điều kiện phản ứng

- Ở nhiệt độ cao

3. Cách thực hiện phản ứng

- Cho bạc tác dụng với khí clo

4. Hiện tượng nhận biết phản ứng

- Xuất hiện kết tủa trắng

5. Bản chất của các chất tham gia phản ứng

5.1 Bản chất của Ag

- Trong phản ứng trên, Ag là tác nhân khử, hay nói cách khác, Ag bị oxy hóa.

- Ag tác động lên Cl2 để giảm số oxi hóa của Cl từ 0 xuống -1, và Ag tự oxy hóa từ số oxi hóa 0 lên +1 để tạo thành AgCl.

5.2 bản chất của Cl2

- Trong phản ứng trên, Cl2 được coi là chất oxi hóa và là tác nhân oxi hóa trong phản ứng.

- Cl2 đã tác nhân hóa Ag để tạo thành AgCl, trong đó Cl2 mất điện tử và Ag được tăng điện tử để tạo thành AgCl.

6. Tính chất hóa học của Ag

- Bạc kém hoạt động. Ag → Ag+ + 1e

6.1 Tác dụng với phi kim

- Bạc không bị oxi hóa trong không khí dù ở nhiệt độ cao.

Tác dụng với ozon

2Ag + O3 → Ag2O + O2

6.2 Tác dụng với axit

- Bạc không tác dụng với HCl và H2SO4 loãng, nhưng tác dụng với các axit có tính oxi hóa mạnh, như HNO3hoặc H2SO4 đặc, nóng.

3Ag + 4HNO3 (loãng) → 3AgNO3 + NO + 2H2O

2Ag + 2H2SO4 (đặc, nóng) → Ag2SO4 + SO2 + 2H2O

6.3 Tác dụng với các chất khác

- Bạc có màu đen khi tiếp xúc với không khí hoặc nước có mặt hidro sunfua:

4Ag + 2H2S + O2 (kk) → 2Ag2S + 2H2O

- Bạc tác dụng được với axit HF khi có mặt của oxi già:

2Ag + 2HF (đặc) + H2O2 → 2AgF + 2H2O

2Ag + 4KCN (đặc) + H2O2 → 2K[Ag(CN)2] + 2KOH

7. Tính chất hóa học của Cl2

7.1. Tác dụng với kim loại

Đa số kim loại và có to để khơi màu phản ứng tạo muối clorua (có hoá trị cao nhất )

Hóa học lớp 10 | Lý thuyết và Bài tập Hóa 10 có đáp án

7.2. Tác dụng với phim kim

(cần có nhiệt độ hoặc có ánh sáng)

Hóa học lớp 10 | Lý thuyết và Bài tập Hóa 10 có đáp án

7.3. Tác dụng với nước và dung dịch kiềm

Cl2 tham gia phản ứng với vai trò vừa là chất ôxi hóa, vừa là chất khử.

a. Tác dụng với nuớc

Khi hoà tan vào nước, một phần Clo tác dụng (Thuận nghịch)

Cl20 + H2O → HCl + HClO (Axit hipoclorơ)

Axit hipoclorơ có tính oxy hoá mạnh, nó phá hửy các màu vì thế nước clo hay clo ẩm có tính tẩy màu do.

b. Tác dụng với dung dịch bazơ

Hóa học lớp 10 | Lý thuyết và Bài tập Hóa 10 có đáp án

7.4. Tác dụng với muối của các halogen khác

Cl2 + 2NaBr → 2NaCl + Br2

Cl2 + 2FeCl2 → 2FeCl3

3Cl2 + 6FeSO4 → 2Fe2(SO4)3 + 2FeCl3

Cl2 + 2KI → 2KCl + I2

7.5. Tác dụng với chất khử khác

Hóa học lớp 10 | Lý thuyết và Bài tập Hóa 10 có đáp án

7.6. Phản ứng thế, phản ứng cộng, phản ứng phân huỷ với một số hợp chất hữu cơ

Hóa học lớp 10 | Lý thuyết và Bài tập Hóa 10 có đáp án

8. Tính chất vật lí của Cl2

Clo có màu vàng lục và khối lượng riêng nặng hơn không khí. Clo có khả năng tan vừa phải trong nước, tạo thành dung dịch nước Clo có màu vàng nhạt. Ngoài ra, Clo còn có thể tan nhiều trong các dung môi hữu cơ. Cl2 là một chất oxi hóa mạnh, dễ dàng tham gia nhiều phản ứng.

9. Bạn có biết

- Ag là kim loại có tính khử yếu nên khi tác dụng với các chất có tính oxi hóa mạnh như Cl2...ở nhiệt độ cao

10. Ví dụ minh họa

Ví dụ 1: khi cho bạc tác dụng với khí clo sẽ tạo thành màu gì ?

A. Kết tủa màu trắng

B. Kết tủa màu vàng

C. Kết tủa màu đen

D. Kết tủa màu nâu đỏ

Đáp án: A

Ví dụ 2: Cho 1,08 g bạc tác dụng với khí Clo thì thu được m(g) kết tủa . Giá trị của m là:

A. 2,15 g B. 0,7175 g

C. 2,87 g D. 1,435 g

Hướng dẫn:

2Ag + Cl2 → 2AgCl ↓

Ta có: nAg = 1,08/108 = 0,01 (mol)

Theo phương trình: nAgCl = nAg = 0,01 (mol)

→ mAgCl = 0,01. 143,5 = 1,435 (g)

Đáp án: D

Ví dụ 3: Trong phản ứng: 2Ag + Cl2 → 2AgCl ↓. Chọn phát biểu đúng:

A. Ag là chất khử

B. Ag là chất oxi hóa

C. Ag vừa là chất khử, vừa là chất oxi hóa

D. Ag không là chất khử, cũng không là chất oxi hóa

Đáp án: A

1 1,717 15/11/2023