Zn + KOH → K2ZnO2 + H2 l KOH ra K2ZnO2

Zn + KOH → K2ZnO2 + H2 là phản ứng oxi hóa khử. Bài viết này cung cấp đầy đủ thông tin về phương trình hóa học đã được cân bằng, điều kiện các chất tham gia phản ứng, hiện tượng (nếu có), ... Mời các bạn đón xem:

1 1643 lượt xem


Phản ứng Zn + KOH to K2ZnO2 + H2

Zn + KOH → K2ZnO2 + H2 l KOH ra K2ZnO2 (ảnh 1)

1. Phản ứng hóa học

Zn + 2KOH to K2ZnO2 + H2

2. Điều kiện phản ứng

Đun nóng.

3. Cách thực hiện phản ứng

Nhỏ 2ml KOH đặc vào ống nghiệm chứa 1 mẩu kẽm, rồi đun nóng.

4. Hiện tượng nhận biết phản ứng

Mẩu kẽm tan dần, có khí thoát ra.

5. Bản chất của các chất tham gia phản ứng

5.1. Bản chất của Zn (Kẽm)

- Trong phản ứng trên Zn là chất khử.

- Zn tác dụng được với dung dịch bazơ mạnh như: NaOH, KOH, Ca(OH)2….

5.2. Bản chất của KOH (Kali hidroxit)

- Trong phản ứng trên KOH là chất oxi hóa.

- KOH là một bazo mạnh tác dụng được với kim loại mạnh tạo thành bazo mới và kim loại mới.

6. Tính chất hoá học của KOH

KOH là một bazo mạnh có khả năng làm thay đổi màu sắc các chất chỉ thị như khiến quỳ tím chuyển sang màu xanh, còn dung dịch phenolphtalein không màu thành màu hồng.

6.1. Tác dụng với oxit axit

Ở điều kiện nhiệt độ phòng, KOH tác dụng với SO2, CO2,...

KOH + SO2 → K2SO3 + H2O

KOH + SO2 → KHSO3

6.2. Tác dụng với axit

  • Tác dụng với axit tạo thành muối và nước

KOH(dd) + HCl(dd) → KCl(dd) + H2O

  • Tác dụng với các axit hữu cơ để tạo thành muối và thủy phân este, peptit

RCOOR1 + KOH → RCOOK + R1OH

6.3. Tác dụng với kim loại

KOH tác dụng với kim loại mạnh tạo thành bazo mới và kim loại mới.

KOH + Na → NaOH + K

6.4. Tác dụng với muối

KOH tác dụng với muối để tạo thành muối mới và axit mới

2KOH + CuCl2 → 2KCl + Cu(OH)2

6.5. KOH điện li mạnh

KOH là một bazo mạnh, trong nước phân ly hoàn toàn thành ion K+ và OH-

6.6. KOH phản ứng với một số oxit kim loại mà oxit, hidroxit của chúng lưỡng tính

KOH phản ứng được với một số oxit kim loại mà oxit, hidroxit của chúng lưỡng tính như nhôm, kẽm,…

2KOH + 2Al + 2H2O → 2KAlO2 + 3H2

2KOH + Zn → K2ZnO2 + H2

6.7. Phản ứng với một số hợp chất lưỡng tính

KOH + Al(OH)3 → KAlO2 + 2H2O

2KOH + Al2O3 → 2KAlO2 + H2O

7. Tính chất vật lý của KOH

- Khối lượng riêng: 2.044 g/cm3

- Độ pH: 13

- Nhiệt độ sôi: 1.327oC (1.6000 K; 2.421 oF)

- Nhiệt độ nóng chảy: 406 oC (679 K; 763 oF)

- Độ hòa tan trong nước:7 g/ml (0 oC); 121 g/ml (25 oC); 178 g/ml (100 oC)

- Khả năng hòa tan chất khác: có thể được hòa tan trong alcohol, glycerol và không tan được trong ether.

8. Tính chất hoá học của Zn

Kẽm là kim loại hoạt động có tính khử mạnh Zn → Zn2+ + 2e

8.1. Tác dụng với phi kim

Zn tác dụng trực tiếp với nhiều phi kim.

2Zn + O2 → 2ZnO

Zn + Cl2 → ZnCl2

8.2. Tác dụng với axit

- Với các dung dịch axit HCl, H2SO4 loãng:

Zn + 2HCl → ZnCl2 + H2

- Với dung dịch HNO3, H2SO4 đặc:

Zn + 4HNO3 đ → Zn(NO3)2 + 2NO2 + 2H2O

8.3. Tác dụng với H2O

Phản ứng này hầu như không xảy ra vì trên bề mặt của kẽm có màng oxit bảo vệ.

8.4. Tác dụng với bazơ

Kẽm tác dụng với dung dịch bazơ mạnh: NaOH, KOH, Ca(OH)2....

Zn + 2NaOH + 2H2O → Na2[Zn(OH)4] + H2

9. Câu hỏi vận dụng

Câu 1. KOH không phản ứng với chất nào sau đây?

A. Al. B. Al2O3. C. Zn. D. Cu.

Lời giải:

Cu không phản ứng với KOH.

Đáp án D.

Câu 2. Phát biểu nào dưới đây là đúng?

A. Nhôm và kẽm là kim loại lưỡng tính.

B. Al(OH)3 là bazơ lưỡng tính.

C. Kẽm có thể tan trong dung dịch kiềm đun nóng, giải phóng H2.

D. Al2O3 là oxit trung tính.

Lời giải:

Kẽm có thể tan trong dung dịch kiềm đun nóng, giải phóng H2.

Đáp án C.

Câu 3. Cho 0,56g KOH hòa tan vào nước được dung dịch X. Lượng dung dịch X trên phản ứng vừa đủ với lượng kẽm có số mol là

A. 0,1 mol. B. 1 mol. C. 0,01 mol. D. 0,005 mol.

Lời giải:

Zn + 2KOH → K2ZnO2 + H2 | Cân bằng phương trình hóa học

Đáp án D.

Xem thêm các phương trình hóa học khác:

KOH + KHS → K2S + H2O

KOH + NaHS → K2S + Na2S + H2O

KOH + NaHSO3 → K2SO3 + Na2SO3 + H2O

KOH + NaHCO3 → K2CO3 + Na2CO3 + H2O

K2CO3 + HBr → KBr + CO2 + H2O

1 1643 lượt xem