C2H2 ra C2H3Cl l C2H2 + HCl → C2H3Cl
C2H2 +HCl → C2H3Cl là phản ứng cộng. Bài viết này cung cấp đầy đủ thông tin về phương trình hóa học đã được cân bằng, điều kiện các chất tham gia phản ứng, hiện tượng (nếu có), ... Mời các bạn đón xem:
Phản ứng C2H2 +HCl → C2H3Cl
1. Phương trình phản ứng Axetilen ra vinyl clorua
C2H2 +HCl C2H3Cl
2. Điều kiện phản ứng C2H2 tác dụng HCl
Nhiệt độ và xúc tác HgCl2.
3. Bản chất của C2H2 (Axetilen) trong phản ứng
Do có một liên kết ba giữa hai nguyên tử cacbon trong một phân tử axetilen nên trong những điều kiện thích hợp, axetilen có phản ứng cộng với hidro cùng một số chất khác như HCl,...
4. Cách thực hiện phản ứng C2H2 tác dụng HCl
Dẫn 2 khí C2H2 và HCl vào bình có xúc tác HgCl2 ở nhiệt độ cao (150 – 200°C).
5. Tính chất hóa học của Axetilen
5.1. Phản ứng cộng
Phản ứng cộng halogen (phản ứng halogen hóa)
-
Cộng brom
CH ≡ CH + Br - Br → Br-CH = CH - Br
Sản phẩm sinh ra có liên kết đôi trong phân tử nên có thể cộng tiếp với môt phân tử brom nữa:
Br-CH = CH - Br + Br - Br → Br2CH-CH-Br2
-
Cộng clo
C2H2+ Cl2 → C2H2Cl2
-
Phản ứng cộng hiđro (phản ứng hiđro hóa)
C2H2 + H2→ C2H6
Điều kiện phản ứng xảy ra C2H2 và H2: Nhiệt độ, xúc tác Niken
Lưu ý: Ngoài ra khi cho C2H2 tác dụng với H2 ở điều kiện nhiệt độ chất xúc tác khác nhau cho sản phẩm khác nhau
C2H2 + H2 → C2H4
-
Phản ứng cộng axit
C2H2 + HCl → C2H3Cl (Nhiệt độ và xúc tác HgCl2)
-
Phản ứng cộng nước (phản ứng hiđrat hóa
C2H2 + H2O → CH3CHO (Nhiệt độ: 80 độ C Xúc tác: Hg2+ Dung môi: H2SO4)
5.2. Phản ứng đime hóa và trime hóa
Hai phân tử axetilen có thể cộng hợp với nhau tạo thành vinylaxetilen
Đime hóa:
2CH≡CH → CH2=CH−C≡CH (Nhiệt độ xúc tác)
(Vinyl axetilen)
Trime hóa:
3CH≡CH → C6H6
5.3. Phản ứng oxi hóa
Phản ứng oxi hóa
Axetilen là hiđrocacbon, vì vậy khi đốt, axetilen sẽ cháy tạo ra cacbon Đioxit và nước, tương tự metan và etilen.
Axetilen cháy trong không khí với ngọn lửa sáng, tỏa nhiều nhiệt.
C2H2 + 5/2O2 → 2CO2 + H2O
6. Tính chất vật lí của C2H2
Axetilen (C2H2) được biết đến là chất khí hoàn toàn không màu, không mùi, ít tan trong nước và nhẹ hơn không khí. Axetilen trong thực tế môi trường hiện nay sẽ có nhiều mùi khác nhau, nguyên nhân là do các tạp chất gây nên.
7. Bài tập vận dụng
Câu 1: Đốt cháy hoàn toàn 1 mol khí axetilen thì cần bao nhiêu lít không khí (các khí đo ở đktc, biết rằng oxi chiếm 20% thể tích không khí) ?
A. 300 lít.
B. 280 lít.
C. 240 lít.
D. 120 lít.
Lời giải:
Đáp án: B
Câu 2. Cho hai chất axetilen (C2H2) và benzen (C6H6), hãy chọn nhận xét đúng trong các nhận xét sau
A. Hai chất đó khác nhau về công thức phân tử và giống nhau về công thức đơn giản nhất.
B. Hai chất đó giống nhau về công thức phân tử và khác nhau về công thức đơn giản nhất.
C. Hai chất đó khác nhau về công thức phân tử và khác nhau về công thức đơn giản nhất.
D. Hai chất đó có cùng công thức phân tử và cùng công thức đơn giản nhất.
Lời giải:
Đáp án: A
Câu 3. Phát biểu nào sau đây đúng?
A. Dãy đồng đẳng ankin có công thức chung là CnH2n-2
B. Các hiđrocacbon no đều có công thức chung là CnH2n+2
C. Công thức chung của hiđrocacbon thơm là CnH2n-6
D. Các chất có công thức đơn giản nhất là CH2 đều thuộc dãy đồng đẳng anken.
Lời giải:
Đáp án: A
Câu 4. Khí X có tỉ khối đối với oxi là 0,8125. Khí X là
A. C2H2.
B. C2H4.
C. C2H6.
D. CH4.
Lời giải:
Đáp án: A
Giải thích:
MX = 0,8125.MO2 =0,8125.32 = 26
Ta có:
MC2H2 = 26; MC2H4 = 28; MC2H6= 30; MCH4 = 16
=> khí X là C2H2
Đáp án cần chọn là: A
Câu 5: Phương pháp hiện đại để điều chế axetilen hiện nay là
A. nhiệt phân etilen ở nhiệt độ cao.
B. nhiệt phân benzen ở nhiệt độ cao.
C. nhiệt phân canxi cacbua ở nhiệt độ cao.
D. nhiệt phân metan ở nhiệt độ cao.
Lời giải:
Đáp án: D
Giải thích:
Phương pháp hiện đại để điều chế axetilen hiện nay là nhiệt phân metan ở nhiệt độ cao.
2CH4 → C2H2 + 3H2 ( nhiệt độ 1500oC, làm lạnh nhanh)
Đáp án D
Câu 6: Một hiđrocacbon ở thể khí thường được dùng làm nhiên liệu để hàn cắt kim loại, đó là
A. metan.
B. etilen.
C. axetilen.
D. etan
Lời giải:
Đáp án: C
Giải thích:
Một hiđrocacbon ở thể khí thường được dùng làm nhiên liệu để hàn cắt kim loại, đó là axetilen.
Câu 7: Cho sơ đồ chuyển hóa sau:
X + H2O → Y + Z
Y + O2 → T + H2O
T + Z → CaCO3 + H2O
X, Y, Z, T lần lượt là
A. CaC2, CO2, C2H2, Ca(OH)2.
B. CaC2,C2H2, CO2, Ca(OH)2
C. CaC2, C2H2, Ca(OH)2, CO2.
D. CO2, C2H2, CaC2, Ca(OH)2.
Lời giải:
Đáp án: C
Giải thích:
CaC2 + 2H2O → C2H2↑ + Ca(OH)2
(X) ...................... (Y)............(Z)
2C2H2+ 5O2→ 4CO2+ 2H2O
(Y)...................... (T)
CO2 + Ca(OH)2 → CaCO3 + H2O
(T) ...................... (Z)
=> X, Y, Z, T lần lượt là CaC2, C2H2, Ca(OH)2, CO2
Xem thêm các phương trình phản ứng hóa học khác:
Xem thêm các chương trình khác:
- Các dạng bài tập Tiếng Anh thông dụng nhất
- 3000 câu hỏi ôn tập môn Tiếng Anh có đáp án
- Toàn bộ kiến thức về cụm động từ | Định nghĩa và cách dùng
- 500 đoạn văn Tiếng Anh thông dụng nhất và cách làm
- 1000 câu hỏi ôn tập môn Công nghệ có đáp án
- 1000 câu hỏi ôn tập Giáo dục công dân
- 15000 câu hỏi ôn tập môn Toán có đáp án
- Wiki Toán | Khái niệm, định lí, tính chất, dạng bài, công thức
- Tuyển tập đề thi + chuyên đề ôn thi Toán Kangaroo các cấp độ (có đáp án 2024)
- 3000 câu hỏi ôn tập môn Vật lí có đáp án
- Tổng hợp Dạng bài - Công thức môn Vật lí
- 2000 câu hỏi ôn tập môn Tin học có đáp án
- 3000 câu hỏi ôn tập môn Lịch sử có đáp án
- 3000 câu hỏi ôn tập môn Địa lí có đáp án
- 2000 câu hỏi ôn tập môn Sinh học có đáp án
- Tổng hợp Dạng bài - Công thức môn Sinh học
- Tổng hợp về các tác giả văn học
- 3000 câu hỏi ôn tập môn Ngữ văn có đáp án
- Tổng hợp kiến thức Ngữ Văn
- Trò chơi Powerpoint | Game Powerpoint
- Tổng hợp bài thu hoạch BDTX Giáo viên mầm non (2024) theo Thông tư 12
- Tổng hợp bài thu hoạch BDTX Giáo viên tiểu học (2024)
- Tổng hợp bài thu hoạch BDTX Giáo viên THCS (2024)
- Tổng hợp bài thu hoạch BDTX Giáo viên THPT (2024)