SO2 + H2S → S + H2O l SO2 ra S

SO2 + H2S → S + H2O là phản ứng oxi hóa khử. Bài viết này cung cấp đầy đủ thông tin về phương trình hóa học đã được cân bằng, điều kiện các chất tham gia phản ứng, hiện tượng (nếu có), ... Mời các bạn đón xem:

1 15,338 02/11/2023
Tải về


Phản ứng SO2 + H2S → S + H2O

SO2 + H2S → S + H2O l SO2 ra S (ảnh 1)

1. Phương trình phản ứng H2S ra S

SO2 + 2H2S → 3S↓ + 2H2O

SO2 là chất oxi hóa (bị khử) và H2S là chất khử (bị oxi hóa)

2. Điều kiện phản ứng SO2 ra S

Nhiệt độ thường

3. Hiện tượng phản ứng giữa SO2 tác dụng với H2S

Xuất hiện kết tủa vàng Lưu huỳnh (S).

4. Bản chất của các chất tham gia phản ứng

4.1. Bản chất của SO2 (Lưu huỳnh dioxit)

- Trong phản ứng trên SO2 là chất oxi hoá.

- SO2 là chất oxi hoá mạnh nên tác dụng được với chất khử mạnh.

4.2. Bản chất của H2S (Hidro sunfua)

Trong phản ứng trên H2S là chất khử mạnh.

5. Tính chất hóa học của SO2

SO2 là một oxit axit, nên mang đầy đủ tính chất hóa học của một oxit axit.

5.1. Oxy hóa chậm trong không khí

SO2 + O2 \overset{t^{o} }{\rightarrow} SO3

SO2 dễ bị oxy hóa thành SO3 trong khí quyển dưới chất xúc tác hoặc do quá trình quang hóa.
Là một axit yếu, tác dụng với nước tạo ra H2SO3

SO2 + H2O → H2SO3

5.2. SO2 tác dụng với dung dịch kiềm

Tạo ra muối sunfit hoặc hidrosunfit hay cả hai loại

SO2 + NaOH → NaHSO3

SO2+ 2NaOH → Na2SO3 + H2O

5.3. Vừa là chất oxy hóa, vừa là chất khử

a) SO2 là chất khử

  • Phản ứng với chất oxy hóa mạnh

2SO2 + O2 → 2SO3 (V2O5, 450oC)

Cl2 + SO2 + 2H2O → H2SO4 + 2HCl

  • SO2làm mất màu nước Brom

SO2 + Br2 + 2H2O → 2HBr + H2SO4

  • SO2 làm mất màu dung dịch thuốc tím

5SO2 + 2KMnO4 + 2H2O → K2SO4+ 2MnSO4 + 2H2SO4

b) SO2 chất oxy hoá mạnh

Tác dụng với chất khử mạnh

Phương trình phản ứng thể hiện tính oxi hóa của SO2

SO2 + 2H2S → 3S + 2H2O

SO2 + 2Mg → S + 2MgO

6. Ứng dụng của SO2

- Trong phòng thí nghiệm, SO2 được điều chế bằng cách cho muối sunfit tác dụng với axit mạnh như HCl, H2SO4.

Ví dụ: Na2SO3 + 2 HCl → 2 NaCl + H2O + SO2

- Ngoài ra, khí SO2 còn được điều chế bằng cách cho Cu tác dụng với H2SO4 đặc.

Cu + 2H2SO2 đặc → CuSO4 + SO2 + 2H2O

Khí SO2 được thu bằng phương pháp đẩy không khí.

7. Tính chất hóa học của H2S

7.1. Tính axit yếu

- Hiđro sunfua tan trong nước tạo thành dung dịch axit rất yếu (yếu hơn axit cacbonic), có tên là axit sunfuhiđric (H2S).

- Axit sunfuhiđric tác dụng với kiềm tạo nên 2 loại muối: muối trung hòa, như Na2S chứa ion S2- và muối axit như NaHS chứa ion HS.

H2S + NaOH → NaHS + H2O

H2S + 2NaOH → Na2S + 2H2O

7.2. Tính khử mạnh

- Là chất khử mạnh vì trong H2S lưu huỳnh có số oxi hoá thấp nhất (-2).

- Khi tham gia phản ứng hóa học, tùy thuộc vào bản chất và nồng độ của chất oxi hóa, nhiệt độ,...mà nguyên tố lưu huỳnh có số oxi hóa −2 (S-2) có thể bị oxi hóa thành (S0), (S+4), (S+6).

- Tác dụng với oxi có thể tạo S hoặc SO2 tùy lượng ôxi và cách tiến hành phản ứng.

Hóa học lớp 10 | Lý thuyết và Bài tập Hóa học 10 có đáp án

- Ở nhiệt độ cao, khí H2S cháy trong không khí với ngọn lửa xanh nhạt, H2S bị oxi hóa thành SO2:

Hóa học lớp 10 | Lý thuyết và Bài tập Hóa học 10 có đáp án

- Tác dụng với clo có thể tạo S hay H2SO4 tùy điều kiện phản ứng.

H2S + 4Cl2 + 4H2O → 8HCl + H2SO4

H2S + Cl2 → 2HCl + S (khí clo gặp khí H2S)

8. Bài tập vận dụng

Câu 1. Khi pha loãng H2SO4 đặc thực hiện thao tác nào sau đây đúng:

A. Cho từ từ H2SO4 đặc vào nước và khuấy đều

B. Cho từ từ nước vào H2SO4đặc và khuấy đều

C. Cho nước và axit đồng thời vào cốc khuấy đều

D. Cho nhanh H2SO4 đặc vào nước và khuấy đều

Lời giải:

Đáp án: A

Câu 2. Cho 1,84 gam hỗn hợp gồm Al và Zn tác dụng với một lượng vừa đủ dung dịch H2SO4 10% thu được 1,12 lít khí H2 (ở đktc). Khối lượng dung dịch thu được sau phản ứng là:

A. 101,48g

B. 101,68g

C. 50.74g

D. 88,20g

Lời giải:

Đáp án: C

Giải thích:

Ta có: nH2SO4 = nH2 = 1,12/22,4 = 0,05 mol

→ mH2SO4 = 0,05 .98 = 4,9 gam → mdd H2SO4 = (4,9.100)/10 =49 gam

Áp dụng định luật bảo toàn khối lượng:

mhỗn hợp KL + mdd H2SO4 = mdd sau phản ứng + mH2

→ mdd sau phản ứng = mhỗn hợp KL + mdd H2SO4 - mH2 = 1,84 + 49 – 0,05. 2 = 50,74 g

Câu 3. Khẳng định nào sau đây là đúng khi nói về tính chất hóa học của hiđro sunfua

A. Tính axit mạnh và tính khử yếu.

B. Tính bazơ yếu và tính oxi hóa mạnh.

C. Tính bazơ yếu và tính oxi hóa yếu.

D. Tính axit yếu và tính khử mạnh.

Lời giải:

Đáp án: D

Câu 4. Axit sunfuhiđric tác dụng với dung dịch bazơ KOH tạo 2 muối nào?

A. K2S2 và KHS

B. K2S2và K2S

C. K2S và KHS

D. KS và KHS

Lời giải:

Đáp án: C

Giải thích:

Axit sunfuhiđric tác dụng với dung dịch kiềm, tùy theo tỉ lệ sinh ra muối trung hòa hay muối axit

H2S + KOH → KHS + H2O

H2S + 2KOH → K2S + 2H2O

Câu 5. Khẳng định nào sau đây là đúng khi nói về tính chất hóa học của hiđro sunfua.

A. Tính axit mạnh và tính khử yếu.

B. Tính bazơ yếu và tính oxi hóa mạnh.

C. Tính bazơ yếu và tính oxi hóa yếu.

D. Tính axit yếu và tính khử mạnh.

Lời giải:

Đáp án: D

Câu 6. Cho khí H2S lội qua dung dịch CuSO4 thấy có kết tủa màu xám đen xuất hiện, chứng tỏ:

A. Có phản ứng oxi hoá - khử xảy ra.

B. Có kết tủa CuS tạo thành, không tan trong axit mạnh.

C. Axit sunfuhiđric mạnh hơn axit sunfuric.

D. Axit sunfuric mạnh hơn axit sunfuhiđric.

Lời giải:

Đáp án: B

Câu 7. Có các lọ đựng hóa chất riêng rẽ: Na2S, NaCl, AgNO3, Na2CO3. Hóa chất nào sau đây có thể sử dụng để phân biệt các dung dịch đó?

A. dung dịch NaOH.

B. dung dịch H2SO4.

C. dung dịch HCl.

D. phenolphtalein.

Lời giải:

Đáp án: C

Câu 8. Trường hợp nào sau đây không xảy ra phản ứng hóa học?

A. 3O2 + 2H2S → 2SO2 + 2H2O (to)

B. FeCl2 + H2S → 2HCl + FeS

C. O3 + 2KI + H2O → 2KOH + O2 + I2

D. Cl2 + 2NaOH → NaCl + NaClO + H2O

Lời giải:

Đáp án: B

Câu 9. Cho phản ứng: SO2 + 2H2S → 3S + 2H2O. Câu nào diễn tả đúng tính chất của các chất?

A. SO2 bị oxi hóa và H2S bị khử.

B. SO2 bị khử và H2S bị oxi hóa.

C. SO2 khử H2S và không có chất nào bị oxi hóa.

D. SO2 bị khử, lưu huỳnh bị oxi hóa.

Lời giải:

Đáp án: B

Câu 10. Để nhận biết SO2 và SO3 người ta dùng thuốc thử:

A. dung dịch BaCl2

B. dung dịch NaOH

C. dung dịch H2SO4

D. dung dịch Ba(OH)2

Lời giải:

Đáp án: A

Giải thích:

Để phân biệt SO2 và SO3 có thể dùng dung dịch BaCl2. SO2 không hiện tượng còn SO3 tạo kết tủa trắng

SO3 + H2O → H2SO4

H2SO4 + BaCl2 → BaSO4↓ + 2HCl

Câu 11. Để oxi hóa cùng một số mol H2S theo các phản ứng dưới đây (chưa cân bằng) thì trường hợp nào khối lượng chất oxi hóa cần dùng là lớn nhất?

A. H2S + O2 → S +H2O

B. H2S + K2Cr2O7 + H2SO4 → S + Cr2(SO4)3 + K2SO4 + H2O

C. H2S + Cl2 + H2O → H2SO4 + HCl

D. H2S + SO2 → S + H2O

Lời giải:

Đáp án: C

Giải thích:

Để oxi hóa cùng một số mol H2S theo các phản ứng dưới đây (chưa cân bằng) thì

H2S + Cl2 + H2O → H2SO4 + HCl

Câu 12. Trường hợp nào sau đây không xảy ra phản ứng hóa học?

A. 3O2 + 2H2S → 2H2O + 2SO2

B. FeCl2 + H2S → FeS + 2HCl

C. SO2 + 2H2S → 3S + 2H2O

D. SO3 + 2NaOH → Na2SO4 + H2O

Lời giải:

Đáp án: B

Câu 13. Cho V (lít) SO2 (đktc) hấp thụ hoàn toàn vào 100ml dung dịch NaOH 2M thu được hỗn hợp 2 muối có khối lượng là 16,7g

A. 3,36 lit

B. 1,87 lit

C. 4,48 lit

D. 1,12 lit

Lời giải:

Đáp án: A

Giải thích:

Phương trình hóa học

NaOH + SO2 → NaHSO3

NaOH + 2SO2 → Na2SO3 + H2O

Gọi x, y lần lượt số mol của 2 muối NaHSO3, Na2SO3

Bảo toàn nguyên tố Na có nNaHSO3 + 2.nNa2SO3= nNaOH => x + 2y = 0,2

mNaHSO3 + mNa2SO3= 16,7 <=> 104x + 126y = 16,7

=> x = 0,1; y = 0,05

Bảo toàn nguyên tố S có: nSO2 = nNaHSO3 + nNa2SO3= x + y = 0,1 + 0,05 = 0,15

=> V = 0,15.22,4 = 3,36 lit

Câu 14. Thực hiện thí nghiệm sau: cho khí H2S lội qua dung dịch CuSO4 thấy có kết tủa màu xám đen xuất hiện, chứng tỏ:

A. Sau phản ứng có kết tủa trắng tạo thành

B. Có kết tủa CuS tạo thành, không tan trong axit mạnh

C. Axit sunfuric mạnh hơn axit sunfuahidric

D. Axit sunfuahidric mạnh hơn axit sunfuaric

Lời giải:

Đáp án: B

Giải thích:

Cho khí H2S lội qua dung dịch CuSO4 thấy có kết tủa màu xám đen xuất hiện, chứng tỏ: có kết tủa CuS tạo thành, không tan trong axit mạnh.

H2S + CuSO4→ CuS↓ (kết tủa đen) + H2SO4

=> Có kết tủa CuS tạo thành, không tan trong axit mạnh.

Câu 15. Để điều chế khí H2S người ta sử dụng hóa chất, phản ứng nào sau đây

A. Mg tác dụng với H2SO4 không quá đặc

B. FeS tác dụng với dung dịch HCl loãng

C. FeS tác dụng với dung dịch H2SO4 đặc

D. S tác dụng với H2

Lời giải:

Đáp án: B

Câu 16. Trộn 400 ml dung dịch NaOH 1M với 300ml dung dich H2SO4 1M. Hỏi sau khi phản ứng kết thúc khôi lượng muối thu được là bao nhiêu?

A. 19,1 gam

B. 9,55 gam

C. 38, 2 gam

D. 6,7 gam

Lời giải:

Đáp án: C

Giải thích:

Ta có: nNaOH = 0,4 .1 = 0,4 (mol); nH2SO4 = 0,3 mol

Phương trình phản ứng

NaOH + H2SO4 → NaHSO4 + H2O

(mol) 0,3 ← 0,3 → 0,3

NaOH + NaHSO4 → Na2SO4 + H2O

(mol) 0,1 → 0,1

⇒ nNaHSO4 dư = 0,3 – 0,1 = 0,2 (mol)

⇒ mmuối = mNaHSO4 + mNaSO4 = 120.0,2 + 142 .0,1= 38,2 gam

Xem thêm các phương trình phản ứng hóa học khác:

BaO + H2O → Ba(OH)2

Ba(HCO3)2 + NaOH → BaCO3 + Na2CO3 + H2O

C + H2SO4 → SO2 + CO2 + H2O

C + CO2 → CO

CO + O2 → CO2

1 15,338 02/11/2023
Tải về