K + O2 → K2O l K ra K2O

K + O2 → K2O là phản ứng oxi hóa khử. Bài viết này cung cấp đầy đủ thông tin về phương trình hóa học đã được cân bằng, điều kiện các chất tham gia phản ứng, hiện tượng (nếu có), ... Mời các bạn đón xem:

1 5,412 09/11/2023


Phản ứng K + O2 → K2O

K + O2 → K2O l K ra K2O (ảnh 1)

1. Phản ứng hóa học

4K + O2 → 2K2O

2. Điều kiện phản ứng

Nhiệt độ.

3. Cách thực hiện phản ứng

Cho Kali tác dụng với khí oxi thu được kalioxit

4. Hiện tượng nhận biết phản ứng

Kali cháy sáng trong oxi cho ngọn lửa màu tím, phản ứng xảy ra mãnh liệt.

5. Bản chất của các chất tham gia phản ứng

5.1. Bản chất của K (Kali)

- Trong phản ứng trên K là chất khử.

- K phản ứng được với nhiều phi kim tỏa nhiều nhiệt.

5.2. Bản chất của O2 (Oxi)

Trong phản ứng trên O2 là chất oxi hoá.

6. Tính chất hoá học của K

Kali là kim loại kiềm có tính khử rất mạnh.

K → K+ + 1e

6.1. Tác dụng với phi kim

Tính chất hóa học của Kali (K) | Tính chất vật lí, nhận biết, điều chế, ứng dụng

6.2. Tác dụng với axit

2K + 2HCl → 2KCl + H2.

6.3. Tác dụng với nước

K tác dụng mãnh liệt với nước và tự bùng cháy tạo thành dung dịch kiềm và giải phóng khí hidro.

2K + 2H2O → 2KOH + H2.

6.4. Tác dụng với hidro

Kali tác dụng với hidro ở áp suất khá lớn và nhiệt độ khoảng 350 – 400oC tạo thành kali hidrua.

2K (lỏng) + H2 (khí) → 2KH (rắn)

7. Tính chất vật lí của Kali

- Kali là kim loại nhẹ thứ hai sau liti, là chất rắn rất mềm, dễ dàng cắt bằng dao và có màu trắng bạc.

- Kali bị ôxi hóa rất nhanh trong không khí và phải được bảo quản trong dầu mỏ hay dầu lửa.

- Có khối lượng riêng là 0,863 g/cm3; có nhiệt độ nóng chảy là 63,510C và sôi ở 7600C.

8. Tính chất hóa học của O2

- Khi tham gia phản ứng, nguyên tử O dễ dàng nhận thêm 2e. Nguyên tử oxi có độ âm điện lớn (3,44), chỉ kém flo (3,98).

- Do vậy, oxi là nguyên tố phi kim hoạt động hoá học, có tính oxi hoá mạnh. Trong các hợp chất (trừ hợp chất với flo), nguyên tố oxi có số oxi hoá là -2.

- Oxi tác dụng với hầu hết các kim loại (trừ Au, Pt, ...) và các phi kim (trừ halogen). Oxi tác dụng với nhiều hợp chất vô cơ và hữu cơ.

8.1. Tác dụng với kim loại

Tác dụng với hầu hết kim loại (trừ Au và Pt), cần có to tạo oxit:

Hóa học lớp 10 | Lý thuyết và Bài tập Hóa học 10 có đáp án

8.2. Tác dụng với phi kim

Tác dụng với hầu hết phi kim (trừ halogen), cần có to tạo oxit:

Hóa học lớp 10 | Lý thuyết và Bài tập Hóa học 10 có đáp án

ĐB: Tác dụng với H2 nổ mạnh theo tỉ lệ 2:1 về số mol:

Hóa học lớp 10 | Lý thuyết và Bài tập Hóa học 10 có đáp án

8.3. Tác dụng với hợp chất

- Tác dụng với các chất có tính khử:

Hóa học lớp 10 | Lý thuyết và Bài tập Hóa học 10 có đáp án

- Tác dụng với các chất hữu cơ:

Hóa học lớp 10 | Lý thuyết và Bài tập Hóa học 10 có đáp án

9. Câu hỏi vận dụng

Câu 1. Cho 7,8 g Kali tác dụng hết với oxi. Toàn bộ sản phẩm thu được đem hòa tan hết với nước thì thu được 160g dung dịch A. Tính nồng độ phẩn trăm của dung dịch A.

A. 3,5% B. 7%

C. 9% D.14%

Lời giải:

Đáp án B

Phương trình phản ứng: K + O2 → K2O

K2O + H2O → 2KOH

nKOH = nK = 0,2 mol ⇒ mKOH = 0,2.56 = 11,2 g

C%(KOH) = (11,2/160). 100% = 7%

Câu 2. Cho 7,8 g kim loại K tác dụng hết với oxi. Thể tích oxi tham gia phản ứng (đktc)

A. 1,12 lít B. 11,2 lít

C. 2,24 lít D. 5,6 lít

Lời giải:

Đáp án A

Phương trình phản ứng 4K + O2 → 2K2O

nO2 = nK/4 = 0,2/4 = 0,05 mol ⇒ VO2 = 0,05.22,4 = 1,12 lít

Câu 3. K không phản ứng với chất nào ?

A. H2CO3 B. O2

C. H2O D. K

Lời giải:

Đáp án D

Xem thêm các phương trình phản ứng hóa học khác:

K + S → K2S

K + HCl → KCl + H2

K + H2SO4 → K2SO4 + H2

K + H3PO4 → K3PO4 + H2

K + H3PO4 → K2HPO4 + H2

1 5,412 09/11/2023