NH3 + HCl → NH4Cl | NH3 ra NH4Cl | HCl ra NH4Cl

NH3 + HCl → NH4Cl là phản ứng hóa hợp. Bài viết này cung cấp đầy đủ thông tin về phương trình hóa học đã được cân bằng, điều kiện các chất tham gia phản ứng, hiện tượng (nếu có), ... Mời các bạn đón xem:

1 18321 lượt xem
Tải về


Phản ứng NH3 + HCl → NH4Cl

NH3 + HCl → NH4Cl | NH3 ra NH4Cl (ảnh 1)

1. Phương trình phản ứng NH3 tác dụng HCl đặc

NH3 + HCl → NH4Cl

2. Điều kiện phản ứng NH3 tác dụng HCl đặc

Nhiệt độ thường

3. NH3 tác dụng HCl đặc có hiện tượng

Khi đặt hai bình mở nút đựng dung dịch HCl đặc và dung dịch NH3 ở gần nhau thì thấy có "khói" màu trắng.

Do HCl và NH3 là những hợp chất dễ bay hơi nên chúng đã hóa hợp với nhau tạo thành tinh thể muối amoni clorua, chính tinh thể này đã tạo nên hiện tượng "khói".

4. Bản chất của các chất tham gia phản ứng

4.1. Bản chất của NH3 (Amoniac)

NH3 là một hợp chất có tính bazo kém bền mang đầy đủ tính chất hoá học của một bazo yếu tác dụng được với axit tạo thành muối amoni.

4.2. Bản chất của HCl (Axit clohidric)

HCl là một axit mạnh tác dụng được với NH3.

5. Tính chất hoá học của NH3

5.1. Tính bazơ yếu

- Tác dụng với nước:

NH3 + H2O ⇋ NH4+ + OH-

⇒ Dung dịch NH3 là một dung dịch bazơ yếu.

- Tác dụng với dung dịch muối (muối của những kim loại có hidroxit không tan):

AlCl3 + 3NH3 + 3H2O → Al(OH)3↓ + 3NH4Cl

Al3+ + 3NH3 + 3H2O → Al(OH)3↓ + 3NH4+

- Tác dụng với axit → muối amoni:

NH3 + HCl → NH4Cl (amoni clorua)

2NH3 + H2SO4 → (NH4)2SO4 (amoni sunfat)

5.2. Khả năng tạo phức

Dung dịch amoniac có khả năng hòa tan hiđroxit hay muối ít tan của một số kim loại, tạo thành các dung dịch phức chất.

Ví dụ:

* Với Cu(OH)2:

Cu(OH)2 + 4NH3 → [Cu(NH3)4](OH)2 (màu xanh thẫm)

* Với AgCl:

AgCl + 2NH3 → [Ag(NH3)2]Cl

Sự tạo thành các ion phức là do sự kết hợp các phân tử NH3 bằng các electron chưa sử dụng của nguyên tử nitơ với ion kim loại.

5.3. Tính khử

- Amoniac có tính khử: phản ứng được với oxi, clo và khử một số oxit kim loại (Nitơ có số oxi hóa từ -3 đến 0, +2).

- Tác dụng với oxi:

Hóa học lớp 11 | Lý thuyết và Bài tập Hóa học 11 có đáp án

- Tác dụng với clo:

2NH3 + 3Cl2 → N2 + 6HCl

NH3 kết hợp ngay với HCl vừa sinh ra tạo “khói trắng” NH4Cl

- Tác dụng với CuO:

Hóa học lớp 11 | Lý thuyết và Bài tập Hóa học 11 có đáp án

5.4. Điều chế NH3

- Trong phòng thí nghiệm

2NH4Cl + Ca(OH)2 → NH3 + CaCl2 + H2O

- Trong công nghiệp

NH3 được cấu tạo từ azot và hydro liên kết với nhau. Azot được thu từ không khí còn hydro được tạo thành từ nước. Sau khi được sấy khô, hâm nóng và nén ở 530 o C, hỗn hợp này (azot, hydro) được cho qua các liên kết muối khác nhau để tạo thành amoniac.

6. Tính chất hoá học của HCl

Dung dịch axit HCl có đầy đủ tính chất hoá học của một axit mạnh.

6.1. Tác dụng chất chỉ thị

Dung dịch HCl làm quì tím hoá đỏ (nhận biết axit)

HCl → H+ + Cl-

6.2. Tác dụng với kim loại

Tác dụng với KL (đứng trước H trong dãy Bêkêtôp) tạo muối (với hóa trị thấp của kim loại) và giải phóng khí hidrô (thể hiện tính oxi hóa)

Fe + 2HCl Hóa học lớp 10 | Lý thuyết và Bài tập Hóa 10 có đáp án FeCl2 + H2

2Al + 6HCl Hóa học lớp 10 | Lý thuyết và Bài tập Hóa 10 có đáp án 2AlCl3 + 3H2

Cu + HCl → không có phản ứng

6.3. Tác dụng với oxit bazo và bazo

Sản phẩm tạo muối và nước

NaOH + HCl → NaCl + H2 O

CuO + 2HCl Hóa học lớp 10 | Lý thuyết và Bài tập Hóa 10 có đáp án CuCl2 + H2 O

Fe2 O3 + 6HClHóa học lớp 10 | Lý thuyết và Bài tập Hóa 10 có đáp án 2FeCl3 + 3H2 O

5.4. Tác dụng với muối (theo điều kiện phản ứng trao đổi)

CaCO3 + 2HCl → CaCl2 + H2O + CO2

AgNO3 + HCl → AgCl↓ + HNO3

(dùng để nhận biết gốc clorua )

Ngoài tính chất đặc trưng là axit , dung dịch axit HCl đặc còn thể hiện vai trò chất khử khi tác dụng chất oxi hoá mạnh như KMnO4, MnO2, K2 Cr2O7, MnO2, KClO3 ……

4HCl + MnO2 Hóa học lớp 10 | Lý thuyết và Bài tập Hóa 10 có đáp án MnCl2 + Cl + 2H2 O

K2 Cr2 O7 + 14HCl → 3Cl2 + 2KCl + 2CrCl3 + 7H2 O

Hỗn hợp 3 thể tích HCl và 1 thể tích HNO3 đặc được gọi là hỗn hợp nước cường toan (cường thuỷ) có khả năng hoà tan được Au (vàng)

3HCl + HNO3 → 2Cl + NOCl + 2H2O

NOCl → NO + Cl

Au + 3Cl → AuCl3

7. Bài tập vận dụng liên quan

Câu 1. Thực hiện thí nghiệm cho dung dịch NH3 vào dung dịch HCl đặc sau phản ứng có hiện tượng

A. Thu được dung dịch trong suốt

B. Xuất hiện kết tủa trắng

C. Xuất hiện khói trắng

D. Xuất hiện khí có mùi khai

Lời giải:

Đáp án: C

Câu 2. Khi dẫn khí NH3 vào bình chứa dung dịch HCl đặc thì phản ứng tạo ra khói trắng. Hợp chất tạo thành có công thức là?

A. N2

B. NH3

C. NH4Cl

D. HCl

Lời giải:

Đáp án: C

Câu 3. Nhận xét nào sau đây nói về muối amoni là đúng:

A. Muối amoni là tinh thể ion, phân tử gồm cation amoni và anion hiđroxit

B.Tất cả các muối amoni đều tan trong nước, khi tan điện li hòa toàn thành cation amoni và anion gốc axit.

C. Dung dịch muối amoni tác dụng được với dung dịch kiềm đặc, nóng thoát ra chất khí làm quỳ tím hóa đỏ.

D. Khi nhiệt phân muối amoni luôn luôn có khí amoniac thoát ra.

Lời giải:

Đáp án: B

Câu 4. Khi dẫn khí NH3 vào bình chứa Cl2 thì phản ứng tạo ra khói trắng. Hợp chất tạo thành có công thức là?

A. N2

B. NH3

C. NH4Cl

D. HCl

Lời giải:

Đáp án: C

Câu 5. Cho 11,2 lít hỗn hợp khi X gồm N2 và H2 đi qua xúc tác Fe, nung nống để tổng hợp NH3 thu được 10,08 lít hỗn hợp khí Y. Hấp thụ toàn bộ Y vào dung dịch AlCl3 dư, thu được m gam kết tủa. Các thể tích khí đó ở cùng điều kiện. Giá trị của m là

A. 1,3.

B. 2,6.

C. 5,2.

D. 3,9.

Lời giải:

Đáp án: A

nX = 0,5 mol; nNH3 = nX - nY = 0,5 - 0,45 = 0,05 mol

⇒ nAl(OH)3 = 0,053 ⇒ m = 1,3 g

Câu 6. Nhận định nào sau đây đúng về NH3

(a) Amoni tan tốt trong nước

(b) Là chất khí không màu, không mùi, không vị

(c) Là chất khí không màu, có mùi khai

(d) Amoni có tính bazơ yếu

(e) Amoni là chất khí nhẹ hơn không khí

A. (a); (c); (d); (e)

B. (a); (b); (d); (e)

C. (a); (b); (c); (e)

D. (b); (c); (d); (e)

Lời giải:

Đáp án: A

Câu 7. Trong các phát biểu dưới đây, chỉ ra phát biểu chưa đúng

A. Các muối amoni đều dễ tan trong nước

B. Các muối amoni khi tan đều điện li hoàn toàn thành ion

C. Các muối amoni khi đun nóng đều bị phân hủy thành amoniac và Axit

D. Có thể dùng muối amoni để đều chế NH3 trong phòng thí nghiệm

Lời giải:

Đáp án: C

Câu 8. Axit nitric tinh khiết là chất lỏng không màu nhưng khi chúng ta vào trong phòng thí nghiệm lại quan sát thấy lọ Axit nitric đặc có màu nâu vàng hoặc nâu là do.

A. Axit nitric oxi hóa bụi bẩn trong không khí tạo hợp chất có màu

B. Axit nitric tự oxi hóa thành hợp chất có màu

C. Axit nitric bị phân hủy 1 ít tạo NO2 tan lại trong HNO3 lỏng

D. Axit nitric hút nước mạnh tạo dung dịch có màu.

Lời giải:

Đáp án: D

Câu 9. Hòa tan 25,6 gam bột Cu trong 400 ml dung dịch hỗn hợp KNO3 0,5M và H2SO4 1M. Thể tích khí NO (sản phẩm khử duy nhất) thoát ra ở đktc là

A. 2,24 lít.

B. 2,99 lít.

C. 4,48 lít.

D. 11,2 lít.

Lời giải:

Đáp án: C

Câu 10. Điều chế NH3 từ hỗn hợp gồm N2 và H2 (tỉ lệ mol 1: 3). Tỉ khối hỗn hợp trước so với hỗn hợp sau phản ứng là 0,6. Hiệu suất phản ứng là

A. 65%.

B. 60%.

C. 80%.

D. 70%.

Lời giải:

Đáp án: C

Phương trình phản ứng:

N2 + 3H2 ⇔ 2NH3

Ban đầu: 1 mol 3 mol

Phản ứng: a → 3a → 2a

Dư: 1 – a 3 – 3a 2a

=> nhỗn hợp sau phản ứng = 1 – a + 3 – 3a + 2a = 4 – 2a

nhỗn hợp trước phản ứng = 1 + 3 = 4 mol

Bảo toàn khối lượng: mtrước = msau=> Mt.nt = Ms.ns

=>MtMs= ntns => 4-2a4 = 0,6 => a = 0,8

=> H = 0,81.100% = 80%

Xem thêm các phương trình hóa học khác:

NH3 + H2O → NH4OH

NH3 + AlCl3 + H2O → Al(OH)3 + NH4Cl

NH4Cl + AgNO3 → NH4NO3 + AgCl

NH4Cl + NaOH → NH3 + H2O + NaCl

NH4Cl + Ca(OH)2 → CaCl2 + NH3 + H2O

1 18321 lượt xem
Tải về