FeSO4 + H2SO4 đặc, nóng → Fe2(SO4)3 + SO2 + H2O | FeSO4 ra Fe(SO4)3

FeSO4 + H2SO4 đặc, nóng → Fe2(SO4)3 + SO2 + H2O là phản ứng oxi hóa khử. Bài viết này cung cấp đầy đủ thông tin về phương trình hóa học đã được cân bằng, điều kiện các chất tham gia phản ứng, hiện tượng (nếu có), ... Mời các bạn đón xem:

1 9,492 07/11/2023
Tải về


Phản ứng FeSO4 + H2SO4 đặc, nóng → Fe2(SO4)3 + SO2 + H2O

FeSO4 + H2SO4 → Fe2(SO4)3 + SO2 + H2O | FeSO4 ra Fe(SO4)3 (ảnh 1)

1. Phương trình phản ứng FeSO4 tác dụng H2SO4 đặc nóng

2FeSO4 + 2H2SO4 → Fe2(SO4)3 + SO2 + 2H2O

2. Điều kiện để phương trình phản ứng FeSO4 ra Fe2(SO4)3

Nhiệt độ thường, H2SO4 đặc nóng dư.

3. Hiện tượng sau phản ứng

Cho FeSO4 tác dụng với dung dịch H2SO4. Xuất hiện khí có mùi hắc (SO2).

4. Bản chất của các chất tham gia phản ứng

4.1. Bản chất của FeSO4 (Sắt (II) sunfat)

- Trong phản ứng trên FeSO4 là chất khử.

- FeSO4 mang tính khử khi tác dụng với Cl2, axit,..

4.2. Bản chất của H2SO4 (Axit sunfuric)

- Trong phản ứng trên H2SO4 là chất oxi hoá.

- Trong H2SO4 thì S có mức oxi hoá +6 cao nhất nên H2SO4 đặc có tính axit mạnh, oxi hoá mạnh.

5. Kiến thức về FeSO4

5.1. Tính chất vật lí và nhận biết

- Tính chất vật lý: Có khả năng hút ẩm tốt, thường tồn tại ở trạng thái ngậm nước. Tan tốt trong nước cho dung dịch không màu.

- Nhận biết: Sử dụng dung dịch BaCl2, thấy xuất hiện kết tủa trắng:

FeSO4 + BaCl2 → BaSO4 + FeCl2.

5.2. Tính chất hóa học

- Mang đầy đủ tính chất hóa học của muối.

- Có tính khử và tính oxi hóa:

Tính khử: Fe2+ → Fe3+ + 1e

Tính oxi hóa: Fe2+ + 1e → Fe

a. Tính chất hóa học của muối:

- Tác dụng với dung dịch kiềm:

FeSO4 + KOH → K2SO4 + Fe(OH)2

- Tác dụng với muối:

FeSO4 + BaCl2 → BaSO4 + FeCl2.

b. Tính khử:

FeSO4 + Cl2 → FeCl3 +Fe2(SO4)3

2FeSO4 + 2H2SO4 đặc nóng → Fe2(SO4)3 + SO2 + 2H2O

10FeSO4 + 2KMnO4 + 8H2SO4 → 5Fe2(SO4)3 + K2SO4 + 2MnSO4 + 8H2O

c. Tính oxi hóa:

FeSO4 + Mg → MgSO4 + Fe

5.3. Điều chế

- Cho kim loại Fe dư tác dụng với axit HNO3

3Fe + 8HNO3 → 4H2O + 2NO + 3Fe(NO3)2

5.4. Ứng dụng

- FESO4,7H2O được sử dụng chủ yếu như 1 hóa chất keo tụ cũng như một chất dùng trong phản ứng oxi hóa khử để loại bỏ photphat trong nước của các nhà máy xử lý nước thải đô thị và công nghiệp.

- FeSO4 – sắt sunfat còn được sử dụng trong ngành dệt may như một chất cố định thuốc nhuộm . Nó được sử dụng trong lịch sử để làm đen da và như là một thành phần của mực.

- FeSO4 – sắt sunfat dùng để cải tạo chất lượng đất , để hạ thấp độ pH của đất có độ kiềm cao để cây có thể tiếp cận với chất dinh dưỡng của đất
- FeSO4 – sắt sunfat còn được sử dụng để điều trị nhiễm clo sắt.

- FeSO4 – sắt sunfat nó cũng được sử dụng làm chất diệt cỏ và rêu

6. Tính chất hoá học của H2SO4

6.1. H2SO4 loãng

Axit sunfuric là một axit mạnh, hóa chất này có đầy đủ các tính chất hóa học chung của axit như:

  • Axit sunfuric H2SO4 làm chuyển màu quỳ tím thành đỏ.
  • Tác dụng với kim loại đứng trước H (trừ Pb) tạo thành muối sunfat.

Fe + H2SO4 → FeSO4 + H2

  • Tác dụng với oxit bazo tạo thành muối mới (trong đó kim loại giữ nguyên hóa trị) và nước .

FeO + H2SO4 → FeSO4 + H2O

  • Axit sunfuric tác dụng với bazo tạo thành muối mới và nước.

H2SO4 + NaOH → NaHSO4 + H2O

H2SO4­ + 2NaOH → Na2SO4 + 2H2O

  • H2SO4 tác dụng với muối tạo thành muối mới (trong đó kim loại vẫn giữ nguyên hóa trị) và axit mới.

Na2CO3 + H2SO4 → Na2SO4 + H2O + CO2

H2SO4 + 2KHCO3 → K2SO4 + 2H2O + 2CO2

6.2. H2SO4 đặc

Axit sunfuric đặc có tính axit mạnh, oxi hóa mạnh với tính chất hóa học nổi bật như:

  • Tác dụng với kim loại: Khi cho mảnh Cu vào trong H2SO4 tạo ra dung dịch có màu xanh và có khí bay ra với mùi sốc.

Cu + 2H2SO4 → CuSO4 + SO2 + 2H2O

  • Tác dụng với phi kim tạo thành oxit phi kim + H2O + SO2.

C + 2H2SO4 → CO2 + 2H2O + 2SO2 (nhiệt độ)

2P + 5H2SO4 → 2H3PO4 + 5SO2 + 2H2O

  • Tác dụng với các chất khử khác.

2FeO + 4H2SO4 → Fe2(SO4)3 + SO2 + 4H2O

  • H2SO4 còn có tính háo nước đặc trưng như đưa H2SO4 vào cốc đựng đường, sau phản ứng đường sẽ bị chuyển sang màu đen và phun trào với phương trình hóa học như sau.

C12H22O11 + H2SO4 → 12C + H2SO4.11H2O

7. Câu hỏi vận dụng liên quan

Câu 1. Dung dịch FeSO4 không làm mất màu dung dịch nào sau đây?

A. Dung dịch KMnO4 trong môi trường H2SO4

B. Dung dịch K2Cr2O7 trong môi trường H2SO4

C. Dung dịch Br2

D. Dung dịch CuCl2

Lời giải:

Đáp án: D

10FeSO4 + 2KMnO4 + 8H2SO4 → 5Fe2(SO4)3 + K2SO4 + 2MnSO4+ 8H2O

6FeSO4 + K2Cr2O7+ 7H2SO4 → 3Fe2(SO4)3 + Cr2(SO4)3 + K2SO4+ 7H2O

3Br2 + 6FeSO4 ⟶ 2Fe2(SO4)3+ 2FeBr3

Câu 2. Kim loại nào sau đây phản ứng được với dung dịch FeSO4 và dung dịch HNO3 đặc, nguội?

A. Mg.

B. Al.

C. Cr.

D. Cu.

Lời giải:

Đáp án: A

FeSO4 + Mg → Fe + MgSO4

3Mg + 8 HNO3 → 3Mg(NO3)2 + 2NO + 4H2O

Câu 3. Cho sơ đồ phản ứng: FeS2 + HNO3 → Fe(NO3)3 + H2SO4 + NO + H2O Sau khi cân bằng, hệ số cân bằng của HNO3 trong phản ứng là :

A. 21.

B. 15.

C.19.

D. 8.

Lời giải:

Đáp án: D

Coi Fe và S ban đầu có trong chất có số oxi hóa là 0

0FeS2+ H+5NO3→ +3Fe(NO3)3 + H2+6SO4+ 2NO + H2O

1x | 0FeS2→ +3Fe +2 +6S + 15e

5x |+5N + 3e → +2N

=> Phương trình hóa học

FeS2 + 8HNO3 → Fe(NO3)3 + 2H2SO4 + 5NO + 2H2O

=> hệ số của HNO3 là 8

Câu 4. Nhận định nào sau đây là nhận định đúng?

A. Sự oxi hóa là sự mất (nhường) electron

B. Sự khử là sự mất electron hay cho electron

C. Chất oxi hóa là chất nhường electron

D. Chất khử là chất nhận electron

Lời giải:

1 9,492 07/11/2023
Tải về