Công thức, cách tính chu vi và diện tích hình vuông (2024) chính xác nhất
Tóm tắt nội dung chính Công thức, cách tính chu vi và diện tích hình vuông chính xác nhất gồm lý thuyết ngắn gọn, các dạng bài tập về Hình vuông. Chu vi hình vuông điển hình và các ví dụ minh họa giúp học sinh nắm vững kiến thức từ đó biết cách làm bài tập Hình vuông, chu vi, diện tích hình vuông.
Công thức, cách tính chu vi và diện tích hình vuông
I. Lý thuyết về Hình vuông
1. Hình vuông là gì?
Hình vuông là tứ giác có 4 góc vuông và 4 cạnh bằng nhau.
Từ định nghĩa hình vuông, ta nhận thấy rằng:
- Hình vuông là hình chữ nhật có bốn cạnh bằng nhau
- Hình vuông là hình thoi có bốn góc vuông
Như vậy, hình vuông vừa là hình chữ nhật, vừa là hình thoi.
Ví dụ: Cho hình vẽ sau.
Hỏi tứ giác ABCD có là hình vuông hay không?
Lời giải:
Tứ giác ABCD có:
+) 4 góc đỉnh A, B, C, D đều là các góc vuông.
+) 4 cạnh AB, AD, BC, CD không bằng nhau.
Vì tứ giác ABCD có 4 cạnh không bằng nhau nên tứ giác ABCD không là hình vuông.
2. Tính chất của hình vuông
Hình vuông có đầy đủ các tính chất của hình thoi và hình chữ nhật. Cụ thể:
- Hình vuông có Hai đường chéo bằng nhau, vuông góc và giao nhau tại trung điểm của mỗi đường
- Hình vuông có 2 cặp cạnh song song
- Hình vuông có 4 cạnh bằng nhau
- Hình vuông có một đường tròn nội tiếp và ngoại tiếp đồng thời tâm của cả hai đường tròn trùng nhau và là giao điểm của hai đường chéo của hình vuông
- Một đường chéo sẽ chia hình vuông thành hai phần có diện tích bằng nhau
- Giao điểm của các đường phân giác, trung tuyến, trung trực đều trùng tại một điểm.
3. Dấu hiệu nhận biết hình vuông
- Hình chữ nhật có hai cạnh kề bằng nhau là hình vuông
- Hình chữ nhật có hai đường chéo vuông góc với nhau là hình vuông
- Hình chữ nhật có một đường chéo là đường phân giác của một góc là hình vuông
- Hình thoi có một góc vuông là hình vuông
- Hình thoi có hai đường chéo bằng nhau là hình vuông
Lưu ý: Một tứ giác vừa là hình chữ nhật, vừa là hình thoi thì tứ giác đó là hình vuông.
II. Các công thức của Hình vuông
1. Công thức tính chu vi hình vuông
Chu vi hình vuông là tổng độ dài của bốn cạnh của hình vuông đó; hoặc chu vi hình vuông bằng 4 lần độ dài của một cạnh hình vuông.
P = a x 4
Trong đó: a là độ dài 1 cạnh hình vuông
P là chu vi hình vuông
Ví dụ: Tính chu vi hình vuông có độ dài 1 cạnh là 5m
Bài giải
Chu vi hình vuông là
P = 5 x 4 = 20 (m)
2. Công thức tính diện tích hình vuông
Diện tích hình vuông bằng bình phương chiều dài cạnh hình vuông.
S = a x a = a2
Trong đó:
a là độ dài một cạnh hình vuông
S là diện tích hình vuông
Ví dụ: Cho hình vuông ABCD có chu vi là 20m. Tính diện tích hình vuông đó.
Bài giải
Độ dài một cạnh hình vuông ABCD là:
20 : 4 = 5 (m)
Diện tích hình vuông ABCD là:
S = 52 = 25 (m2)
III. Các dạng toán về hình vuông
Dạng 1: Tìm điều kiện để tứ giác trở thành hình vuông
Phương pháp:
- Sử dụng các dấu hiệu nhận biết hình vuông để chứng minh
Ví dụ. Cho hình chữ nhật ABCD có AB = 2AD. Gọi E, F lần lượt là trung điểm của AB và CD. Gọi M là giao điểm của AF và DE, N là giao điểm của BF và CE.
a) Tứ giác ADFE là hình gì? Vì sao?
b) Tứ giác MENF là hình gì? Vì sao?
Giải
Đặt AD = a thì AB = 2a
Áp dụng tính chất về cạnh và giả thiết vào hình chữ nhật ABCD, ta được:
AE = EB = CF = FD = a.
a) Ta có EF là đường trung bình của hình chữ nhật ABCD nên EF = a
⇒ AE = EF = DF = AD = a
Suy ra tứ giác ADFE có bốn cạnh bằng nhau nên nó là hình thoi.
Hình thoi ADFE có nên nó là hình vuông.
b) Tứ giác MENF là hình vuông
Chứng minh tương tự câu a) ta cũng có tứ giác EBCF là hình vuông.
Áp dụng tính chất về đường chéo vào hai hình vuông ADFE và EBCF, ta được:
Tứ giác MENF có ba góc vuông nên nó là hình chữ nhật.
Hình chữ nhật MENF lại có EF là đường phân giác của góc nên nó là hình vuông.
Dạng 2: Tìm vị trí một điểm để tứ giác trở thành hình vuông
Phương pháp: Giả sử hình đó là hình vuông rồi dựa vào tính chất của hình vuông để chỉ ra vị trí của điểm.
Ví dụ: Cho tam giác ABC, D là điểm nằm giữa B và C. Qua D kẻ các đường thẳng song song với AB và AC, chúng cắt các cạnh AC và AB theo thứ tự ở E và F
a. AEDF là hình gì?
b. Điểm D ở vị trí nào trên cạnh BC thì tứ giác AEDF là hình thoi?
c. Nếu tam giác ABC vuông tại A thì tứ giác AEDF là hình gì? Điểm D ở vị trí nào trên cạnh BC thì tứ giác AEDF là hình vuông?
Lời giải:
a. Tứ giác AEDF là hình bình hành
Giải thích: Từ giả thiết: DE//AC và DF // AB
⇒ DE // AF và DF // AE
Tứ giác AEDF có các cạnh đối song song nên nó là hình bình hành
b. Giả sử AEDF là hình thoi khi đó theo tính chất vẽ đường chéo của hình thoi thì AD là đường phân giác của góc A.
Vậy nếu D là giao điểm của tia phân giác góc A với cạnh BC thì tứ giác AEDF là hình thoi
c. Nếu tam giác ABC vuông tại A thì hình bình hành AEDF là hình chữ nhật. Nếu tam giác ABC vuông tại A và D là giao điểm của tia phân giác góc A với BC thì AEDF vừa là chữ nhật vừa là hình thoi nên nó là hình vuông.
Dạng 3: Chứng minh các quan hệ bằng nhau, song song, vuông góc, thẳng hàng
Ví dụ: Cho hình vuông ABCD. Trên BC lấy M, trên CD lấy N sao cho BM = CN. Chứng minh AM vuông góc với BN.
Bài giải
Áp dụng định nghĩa và giả thiết vào hình vuông ABCD, ta có:
AB = BC
góc A = góc B = 900
BM = CN
⇒ tam giác ABM = tam giác BCN (cgc) nên AM = BN
Gọi AM giao BN tại I
- Áp dụng tính chất về góc vào tam giác vuông ABM và BCN kết quả của hai tam giác bằng nhau, ta có:
góc BAM + góc AMB = 90°
góc BAM = góc NBC
⇒ góc AMB + góc NBC = 90° (1)
Áp dụng tính chất về góc vào tam giác BIM ta có:
góc IBM + góc BIM + góc IMB = 180° (2)
Từ (1) và (2) ⇒ góc BIM = 180° - 90° = 90° hay AM vuông góc BN
IV. Bài tập vận dụng
Bài 1. Cho hình sau, tứ giác AEDF là hình gì? Vì sao?
Giải
Tứ giác AEDF là hình vuông.
Theo hình vẽ thì . Tứ giác AEDF có ba góc vuông nên nó là hình chữ nhật. Hình chữ nhật AEDF có AD là đường phân giác của góc A nên nó là hình vuông.
Bài 2. Cho hình chữ nhật ABCD có AB = 2AD. Gọi E, F lần lượt là trung điểm của AB và CD. Gọi M là giao điểm của AF và DE, N là giao điểm của BF và CE.
a) Tứ giác ADFE là hình gì? Vì sao?
b) Tứ giác MENF là hình gì? Vì sao?
Giải
Đặt AD = a thì AB = 2a
Áp dụng tính chất về cạnh và giả thiết vào hình chữ nhật ABCD, ta được:
AE = EB = CF = FD = a.
a) Ta có EF là đường trung bình của hình chữ nhật ABCD nên EF = a
⇒ AE = EF = DF = AD = a
Suy ra tứ giác ADFE có bốn cạnh bằng nhau nên nó là hình thoi.
Hình thoi ADFE có nên nó là hình vuông.
b) Tứ giác MENF là hình vuông
Chứng minh tương tự câu a) ta cũng có tứ giác EBCF là hình vuông.
Áp dụng tính chất về đường chéo vào hai hình vuông ADFE và EBCF, ta được:
Tứ giác MENF có ba góc vuông nên nó là hình chữ nhật.
Hình chữ nhật MENF lại có EF là đường phân giác của góc nên nó là hình vuông.
Bài 3. Hãy chọn câu đúng. Cho hình vẽ, tứ giác là hình vuông theo dấu hiệu:
A. Hình thoi có một góc vuông.
B. Tứ giác có hai đường chéo bằng nhau.
C. Hình bình hành có hai đường chéo bằng nhau.
D. Hình thoi có hai đường chéo bằng nhau.
Lời giải:
Từ hình vẽ ta thấy hai đường chéo của tứ giác vuông góc và giao nhau tại trung điểm mỗi đường nên nó là hình thoi.
Hình thoi này có hai đường chéo bằng nhau nên nó là hình vuông.
Đáp án: D.
Bài 4. Hãy chọn câu đúng. Cho hình vẽ, tứ giác là hình vuông theo dấu hiệu:
A. Hình thoi có một góc vuông.
B. Tứ giác có hai đường chéo bằng nhau.
C. Hình bình hành có hai đường chéo bằng nhau.
D. Hình thoi có hai đường chéo bằng nhau.
Lời giải:
Từ hình vẽ ta thấy bốn cạnh của tứ giác này bằng nhau nên tứ giác này là hình thoi. Hình thoi này có một góc vuông nên nó là hình vuông.
Đáp án: A.
Bài 5. Cho hình vuông ABCD. Trên các cạnh AB, BC, CD, DA lần lượt lấy các điểm E, F, G, H sao cho AE = BF = CG = DH. Tứ giác EFGH là hình gì?
A. Hình chữ nhật.
B. Hình thoi.
C. Hình bình hành.
D. Hình vuông.
Lời giải:
Vì ABCD là hình vuông nên AB = BC = CD = DA (tính chất).
Mà AE = BF = CG = DH (gt) nên AB – AE = BC – BF = CD – CG = DA – DH
hay DG = CF = EB =AH.
nên HG = GF = HE = EF.
Vì HG = GF = HE = EF nên tứ giác EFGH là hình thoi.
Hình thoi EFGH có nên EFGH là hình vuông.
Đáp án: D.
Bài 6. Cho hình vuông ABCD. Trên các cạnh AB, BC, CD, DA lần lượt lấy các điểm M, N, P, Q sao cho AM = BN = CP = DQ. Chứng minh rằng tứ giác MNPQ là hình vuông.
Giải
Vì ABCD là hình vuông nên AB = BC = CD = DA (tính chất).
Gọi độ dài cạnh hình vuông là a và AM = BN = CP = DQ = x.
Áp dụng định nghĩa và giả thiết vào hình vuông ABCD, ta được:
và MB = NC = PD = QA = a – x, nên bốn tam giác vuông MBN, NCP, PDQ, QAM bằng nhau theo trường hợp (c – g – c) suy ra bốn cạnh tương ứng của các tam giác đó bằng nhau là MN = NP = PQ = QM.
Tứ giác MNPQ có bốn cạnh bằng nhau nên nó là hình thoi.
Áp dụng tính chất về góc và kết quả hai tam giác bằng nhau vào hai tam giác MBN, NCP ta được:
Lại có góc BNC là góc bẹt hay
Từ (1) và (2) suy ra
Điều này chứng tỏ hình thoi MNPQ có một góc vuông nên nó là hình vuông.
Xem thêm các bài tổng hợp lý thuyết Toán lớp 3 đầy đủ, chi tiết khác:
Các số có bốn chữ số. Số 10 000
Điểm ở giữa. Trung điểm của đoạn thẳng
So sánh các số trong phạm vi 10 000
Xem thêm các chương trình khác:
- Các dạng bài tập Tiếng Anh thông dụng nhất
- 3000 câu hỏi ôn tập môn Tiếng Anh có đáp án
- Toàn bộ kiến thức về cụm động từ | Định nghĩa và cách dùng
- 500 đoạn văn Tiếng Anh thông dụng nhất và cách làm
- 1000 câu hỏi ôn tập môn Công nghệ có đáp án
- 1000 câu hỏi ôn tập Giáo dục công dân
- 3000 câu hỏi ôn tập môn Vật lí có đáp án
- Tổng hợp Dạng bài - Công thức môn Vật lí
- Phương trình hóa học | Tổng hợp PTHH của các chất hữu cơ, vô cơ chính xác nhất
- Đồng phân & Công thức cấu tạo của các chất hữu cơ
- Nhận biết các chất Hóa học
- Cấu hình electron
- So sánh bán kính nguyên tử và bán kính ion
- 1000 câu hỏi ôn tập môn Hóa có đáp án
- Wiki các chất hóa học | Định nghĩa, tính chất, nhận biết, điều chế, ứng dụng
- Cách đọc danh pháp hóa học (chương trình mới) đầy đủ nhất
- Công thức Lewis của một số chất thường gặp (chương trình mới)
- Công thức electron của một số chất thường gặp (chương trình mới)
- Công thức cấu tạo của một số chất thường gặp (chương trình mới)
- Công thức hợp chất khí với hidro của các nguyên tố (phổ biến) | Cách viết công thức hợp chất khí với hidro
- Công thức hidroxit cao nhất của các nguyên tố (phổ biến) | Cách viết công thức hidroxit cao nhất
- Công thức oxit cao nhất của các nguyên tố (phổ biến) | Cách viết công thức oxit cao nhất
- 2000 câu hỏi ôn tập môn Tin học có đáp án
- 3000 câu hỏi ôn tập môn Lịch sử có đáp án
- 3000 câu hỏi ôn tập môn Địa lí có đáp án
- 2000 câu hỏi ôn tập môn Sinh học có đáp án
- Tổng hợp Dạng bài - Công thức môn Sinh học
- Tổng hợp về các tác giả văn học
- 3000 câu hỏi ôn tập môn Ngữ văn có đáp án
- Tổng hợp kiến thức Ngữ Văn
- Trò chơi Powerpoint | Game Powerpoint
- Tổng hợp bài thu hoạch BDTX Giáo viên mầm non (2024) theo Thông tư 12
- Tổng hợp bài thu hoạch BDTX Giáo viên tiểu học (2024)
- Tổng hợp bài thu hoạch BDTX Giáo viên THCS (2024)
- Tổng hợp bài thu hoạch BDTX Giáo viên THPT (2024)