200 Bài tập Ôn tập về phép cộng phép trừ(có đáp án 2024) và cách giải ôn tập về phép cộng phép trừ

200 Bài tập Ôn tập về phép cộng phép trừ (có đáp án ) và cách giải - Tổng hợp kiến thức Toán hay, chi tiết nhất về các công thức, dạng bài, lý thuyết giúp bạn năm vững kiến thức và học tốt môn Toán.

1 317 07/06/2024
Mua tài liệu


Ôn tập về phép cộng phép trừ

I. Lý thuyết về phép cộng phép trừ

1. Định nghĩa về phép cộng phép trừ

Trong chương trình Toán lớp 5 phần phép cộng, phép trừ cần lưu ý một số nội dung liên quan đến phép cộng, phép trừ hai số tự nhiên, phép cộng, phép trừ hai phân số và phép cộng, phép trừ hai số thập phân.

- Muốn cộng (trừ) các số tự nhiên ta đặt tính sao cho các chữ số ở cùng hàng thẳng cột với nhau, sau đó tính theo thứ tự từ phải sang trái.

- Muốn cộng hai phân số khác mẫu số ta quy đồng mẫu số hai phân số rồi cộng hai phân số sau khi quy đồng.

+ Viết số hạng này dưới số hạng kia sao cho các chữ số ở cùng một hàng đặt thẳng cột với nhau.

+ Cộng như cộng các số tự nhiên.

+ Viết dấu phẩy ở tổng thẳng cột với các dấu phẩy của các số hạng.

+ Tính tổng nhiều số thập phân ta làm tương tự như tính tổng hai số thập phân.

2. Tính chất của phép cộng số thập phân

Phép cộng số thập phân bao gồm một số tính chất sau:

+) Tính chất giao hoán: Khi đổi chỗ hai số hạng trongg một tổng thì tổng không thay đổi.

a + b = b + a

+) Tính chất kết hợp: Khi cộng một tổng hai số với số thứ ba thì ta có thể cộng số thứ nhất với tổng của hai số còn lại.

(a + b) + c = a + (b + c)

+) Cộng với số 0: Số thập phân nào cộng với 0 cũng bằng chính số thập phân đó.

Các tính chất của phép cộng số thập phân được áp dụng trong các bài tính nhanh.

- Phép trừ hai số thập phân ta làm như quy tắc sau:

+ Viết số trừ dưới số bị trừ sao cho các chữ số ở cùng một hàng đặt thẳng cột với nhau.

+ Trừ như trừ các số tự nhiên.

+ Viết dấu phẩy ở hiệu thẳng cột với các dấu phẩy của số bị trừ và số trừ.

Nếu số chữ số ở phần thập phân của số bị trừ ít hơn số chữ số ở phần thập phân của số trừ thì ta có thể viết thêm một số thích hợp chữ số 0 vào bên phải phần thập phân của số bị trừ rồi trừ như trừ các số tự nhiên

- Phép công các số thập phân: muốn cộng các số thập phân ta làm như sau

+ Viết số hạng này dưới số hạng kia làm sao cho các chữ số ở cùng một hàng đặt thẳng cột với nhau.

+ Cộng như cộng các số tự nhiên.

+ Viết dấu phẩy ở tổng thẳng cột với các dấu phẩy của các số hạng.

3. Giải Toán dành cho lớp 5 VNEN bài 104: Ôn tập về phép cộng, phép trừ

Bài 1: Chơi trò chơi “Hái hoa toán học” – Mỗi nhóm cử đại diện hái một bông hoa, trên đó có ghi phép tính cộng, trừ với các số tự nhiên, phân số hoặc số thập phân. Cùng nhau tính và giải thích cách thực hiện.

Phương pháp giải:

+ Muốn cộng (hoặc trừ) các số tự nhiên ta đặt tính sao cho các chữ số ở cùng hàng thẳng cột với nhau, sau đó tính theo thứ tự từ phải sang trái.

+ Muốn cộng hai phân số khác mẫu số ta quy đồng mẫu số hai phân số rồi cộng hai phân số sau khi quy đồng.

+ Muốn cộng (hoặc trừ) các số thập phân ta đặt tính sao cho các chữ số ở cùng hàng thẳng cột với nhau, dấu phẩy thẳng nhau, sau đó tính theo thứ tự từ phải sang trái.

Lời giải chi tiết:

(9972 + 6398) = 16370

12,8 + 9,234 = 22,034

6,376 - 3,459 = 2,917

3/8 + 9/5 = 15/40 + 72/40 = 87/40

5/7 - 4/9 = 45/63 - 28/63 = 17/63

Bài 2:

Đọc nội dung sau:

a + b = c

Trong đó: a, b là số hạng

Phép cộng các số tự nhiên, phân số, số thập phân đều có các tính chất sau:

- Tính chất giao hoán: a + b = b + a

- Tính chất kết hợp: (a + b) + c = a + (b + c)

- Cộng với số 0: a + 0 = 0 + a = a

a - b = c

Trong đó:

- a là số bị trừ

- b là số trừ

- Phương pháp giải:

Đọc kĩ nội dung trong bảng rồi tự lấy ví dụ minh họa.

Lời giải chi tiết:

Lấy ví dụ phép cộng :

+) Tính chất giao hoán : a + b = b + a

Ví dụ : 40 + 60 = 60 + 40 = 100 +)

Tính chất kết hợp : (a + b) + c = a + (b + c)

Ví dụ: (18 + 25) + 75 = 18 + (25 + 75) = 118

+) Cộng với 0 : a + 0 = 0 + a Ví dụ: 45 + 0 = 0 + 45 = 45

Lấy ví dụ phép trừ :

+) 3579 – 3579 = 0

+) 1234 – 0 = 1234

Bài 3: Tính

a) 889972 + 96308

b) 7/8 + 3/4

c) 2 - 5/6

d) 726,83 - 349,67

Phương pháp giải:

- Muốn cộng (hoặc trừ) các số tự nhiên ta đặt tính sao cho các chữ số ở cùng hàng thẳng cột với nhau, sau đó tính theo thứ tự từ phải sang trái. - Muốn cộng hai phân số khác mẫu số ta quy đồng mẫu số hai phân số rồi cộng hai phân số sau khi quy đồng. - Muốn cộng (hoặc trừ) các số thập phân ta đặt tính sao cho các chữ số ở cùng hàng thẳng cột với nhau, dấu phẩy thẳng nhau, sau đó tính theo thứ tự từ phải sang trái.

Đáp án:

a) 986280

b) 13/8

c) 7/6

d) 377,16

Bài 4: Tính rồi thử lại (theo mẫu)

4748 - 1962 = 2786

Thử lại: 2786 + 1962 = 4748

5/7 - 3/7 = 2/7

Thử lại: 2/7 + 3/7 = 5/7

8,168 - 5,485 = 2,685

Thử lại: 2,685 + 2,963 = 5,648

Phương pháp giải:

Muốn thử lại phép trừ ta có thể lấy hiệu cộng với số trừ, nếu được kết quả là số bị trừ thì phép tính làm đúng.

7613 - 5908 = 1705

Thử lại: 1705 + 5908 = 7613

45917 - 6534 = 39383

Thử lại: 39383 + 6534 = 45917

7/18 - 4/18 = 3/18

Thử lại: 3/18 + 4/18 = 7/18

8/15 - 2/5 = 8/15 - 6/15 = 2/15

Thử lại: 2/15 + 2/5 = 2/15 + 6/15 = 8/15

1 - 5/9 = 9/9 - 5/9 = 4/9

Thử lại: 4/9 + 5/9 = 9/9 = 1

8,168 - 5,485 = 2,683

Thử lại: 2,683 + 5,485 = 8, 168

0,954 - 0,389 = 0,565

Thử lại: 0, 565 + 0,389 = 0,954

Bài 5:

a) Vòi nước thứ nhất mỗi giờ chảy được 1/5 thể tích của bể, vòi nước thứ hai mỗi giờ chảy được 3/10 thể tích của bể. Hỏi khi cả hai vòi nước cùng chảy vào bể trong một giờ thì được bao nhiêu phần trăm thể tích của bể

b) Một mảnh đất hình chữ nhật có nửa chu vi là 75m, chiều rộng bằng 2/3 chiều dài. Tính diện tích mảnh đất đó.

Phương pháp giải:

a) Tính số phần thể tích của bể mà hai vòi chảy được trong 1 giờ, tức là thực hiện tính 1/5 + 3/10 .

- Đổi kết quả vừa tìm được dưới dạng tỉ số phần trăm.

b) - Tìm chiều dài, chiều rộng theo bài toán tìm hai số khi biết tổng và tỉ số của hai số đó

- Tính diện tích ta lấy chiều dài nhân với chiều rộng (cùng một đơn vị đo).

Lời giải chi tiết:

a) Mỗi giờ cả hai vòi cùng chảy được số phần thể tích của bể là : 1/5 + 3/10 = 5/10 (thể tích của bể) 5/10 = 0 , 5 = 50 %

Đáp số: 50 % thể tích bể.

b) Chiều rộng hình chữ nhật là : 75 : 5 × 2 = 30 (m)

Chiều dài hình chữ nhật là : 75 – 30 = 45 (m)

Diện tích hình chữ nhật là : 45 × 30 = 1350 (m2)

Đáp số: 1350m2.

Bài 6:

a) 2 /5 + 3/4 ; 7/12 − 2/7 + 1/12 ; 12/17 − 5/17 − 4/17

b) 675,39 + 342,14 ; 563,87 + 40,313 – 328, 35

Phương pháp giải:

Biểu thức chỉ có phép cộng và phép trừ thì tính lần lượt từ trái sang phải.

Lời giải chi tiết:

a) 2/5 + 3/4 = 8/20 + 15/20 = 23/20 ;

+) 7/12 − 2/7 + 1/12 = 7/12 + 1/12 − 2/7

= 8/12 − 2/7 = 2/3 − 2/7

= 14/21 − 6/21 = 8/2 ;

+) 12/17 − 5/17 − 4/17 = 7/17 − 4/17 = 3/17

b) 675,39 + 342,14 = 1017,53 ;

+) 563,87 + 403,13 – 328,35 = 967 − 328,35 = 638,65

Bài 7: Tính cách thuận tiện nhất:

a) 7/11 + 3/4 + 4/11 + 1/4

b) 72/99 - 28/99 - 14/99

c) 69,78 + 35,97 + 30,22

d) 83,45 - 30,98 - 42,47

d) 83,45 - 30,98 - 42,47

Phương pháp giải: Áp dụng tính chất giao hoán và kết hợp của phép cộng để nhóm các số có tổng là số tròn trăm, tròn nghìn ... hoặc nhóm các phân số, số thập phân có tổng là số tự nhiên.

Lời giải chi tiết:

a) 7/11 + 3/11 + 4/11 + 1/4 = (7/11 + 4/11) + (3/4 + 1/4)

= 11/11 + 4/4 = 1 + 1 = 2

b) 72/99 - 28/99 - 14/99 = 72/99 - (28/99 + 14/99)

= 72/99 - 42/99

= 30/99 = 10/33

c) 69,78 + 35,97 + 30,22

= (69,78 + 30,22) + 35,97

= 100 + 35,97 = 135,97

d) 83,45 - 30,98 - 42,47

= 83,45 - (30,98 + 42,47)

= 83,45 - 73,45 = 10

1 317 07/06/2024
Mua tài liệu


Xem thêm các chương trình khác: