Lý thuyết, cách xác định và bài tập các công thức tích có hướng

Với tài liệu về các công thức tích có hướng bao gồm: lý thuyết và bài tập cũng như những định nghĩa, tính chất, các dạng bài sẽ giúp bạn nắm vững kiến thức và học tốt môn Toán hơn.

 

1 29 05/08/2024


Công thức tích có hướng

A. Phương pháp giải & Ví dụ

1. Định nghĩa:

Trong không gian Oxyz cho hai vecto a=(a1;a2;a3 ) và b=(b1;b2;b3 ). Tích có hướng của hai vecto ab , kí hiệu là [a , b ], được xác định bởi

Các dạng bài tập Toán lớp 12 ôn thi THPT Quốc gia có lời giải

Các dạng bài tập Toán lớp 12 ôn thi THPT Quốc gia có lời giải

Chú ý: Tích có hướng của hai vecto là một vecto, tích vô hướng của hai vecto là một số.

2. Tính chất

+ [a, b ]⊥ a ; [a , b ]⊥ b

+ [a , b ]=-[b, a ]

+ [i, j ]=k ; [ j , k ]= i ; [k , i ]= j

+ |[ a , b ]|=| a |.| b |.sin⁡( a , b )

+ a , b cùng phương ⇔ [a , b ]= 0 (chứng minh 3 điểm thẳng hàng)

3. Ứng dụng của tích có hướng (chương trình nâng cao)

+ Điều kiện đồng phẳng của ba vecto:

a , bc đồng phẳng ⇔[ a , b ]. c =0

+ Diện tích hình bình hành ABCD:

SABCD=|[AB ; AD ]|

Các dạng bài tập Toán lớp 12 ôn thi THPT Quốc gia có lời giải

+ Diện tích tam giác ABC:

SABC=1/2 |[AB ; AC ]|

Các dạng bài tập Toán lớp 12 ôn thi THPT Quốc gia có lời giải

+ Thể tích khối hộp ABCD.A’B’C’D’:

VABCD.A'B'C'D'=|[AB; AD ]. AA' |

Các dạng bài tập Toán lớp 12 ôn thi THPT Quốc gia có lời giải

+ Thể tích tứ diện ABCD

VABCD=1/3 |[AB ; AC ]. AD |

Các dạng bài tập Toán lớp 12 ôn thi THPT Quốc gia có lời giải

Ví dụ minh họa

Bài 1: Trong không gian với hệ trục tọa độ Oxyz, cho 4 điểm A(1; 0; 1), B(-1; 1; 2), C(-1; 1; 0), D(2; -1; -2).

a) Chứng minh rằng A, B, C, D là 4 đỉnh của một tứ diện.

b) Tính thể tích tứ diện ABCD. Suy ra độ dài đường cao của tứ diện qua đỉnh A

Lời giải:

AB =(-2;1;1); AC =(-2;1; -1); AD =(1; -1; -3)

⇒[AB , AC ]=(-2;-4;0) ⇒[ AB , AC ]. AD =2≠0

AB , AC , AD không đồng phẳng.

Vậy A, B, C, D là 4 đỉnh của một tứ diện.

b) VABCD=1/6 |[AB , AC ]. AD |=2/6=1/3

Ta có: BC =(0;0; -2), BD =(3; -2; -4)

⇒[ BC , BD ]=(-4; -6;0)⇒SBCD=1/2 |[BC , BD ]|=√13

VABCD=1/3 d(A;(BCD)).SBCD

⇒d(A;(BCD))Các dạng bài tập Toán lớp 12 ôn thi THPT Quốc gia có lời giải

Bài 2: Trong không gian hệ trục tọa độ Oxyz, cho 4 điểm A(-3; 5; 15), B(0; 0; 7), C(2; -1; 4), D(4; -3; 0). Chứng minh AB và CD cắt nhau.

Lời giải:

+ Ta có: AB =(3; -5; -8); AC =(5; -6; -11);

AD =(7; -8; -15), CD =(2; -2; -4)

⇒[ AB , AC ]=(7;-7;7) ⇒[ AB ,(AC) ⃗ ].(AD) ⃗=0

AB , AC , AD đồng phẳng.

⇒ A, B, C, D cùng thuộc một mặt phẳng (1)

+ [AB , CD ]=(4; -4;4) ≠0AB , CD không cùng phương (2)

Từ (1) và (2) suy ra AB và CD cắt nhau.

Bài 3: : Trong không gian với hệ trục tọa độ Oxyz, cho hình hộp ABCD.EFGH với A(1; 1; 1), B(2; 1; 2), E(-1; 2; -2), D(3; 1; 2). Tính khoảng cách từ A đến mặt phẳng (DCGH)

Lời giải:

Các dạng bài tập Toán lớp 12 ôn thi THPT Quốc gia có lời giải

+ AB=(1;0;1), AD=(2;0;1), AE=(-2;1; -3)

⇒[ AB , AD ]=(0;1;0)⇒[ AB , AD ]. AE=1

⇒VABCD.EFGH=|[ AB , AD ]. AE |=1

+ SAEFB=|[ AB , AE ]|=√3

⇒SDCGH=SAEFB=√3

VABCD.EFGH=d(A;(DCGH)).SDCGH

⇒d(A;(DCGH))Các dạng bài tập Toán lớp 12 ôn thi THPT Quốc gia có lời giải

B. Bài tập vận dụng

Bài 1: Trong không gian với hệ toạ độ Oxyz, cho ba điểm A(-2;2;1), B(1;0;2), C(-1;2;3). Diện tích tam giác ABC là:

A. (3√5)/2 B. 3√5

C. 4√5 D. 5/2

Lời giải:

Đáp án : B

Giải thích :

AB =(3; -2;1); AC =(1;0;2)⇒[AB , AC ]=(-4; -5;2)

SABC=1/2 |[AB , AC ]|=(3√5)/2

Bài 2: Trong không gian với hệ toạ độ Oxyz, cho bốn điểm A(1;0;0), B(0;1;0), C(0;0;1) và D(-2;1;-1). Thể tích của tứ diện ABCD là:

A. 1 B. 2

C. 1/3 D. 1/2

Lời giải:

Đáp án : D

Giải thích :

AB =(-1; 1;0); AC=(-1;0;1); AD=(-3;1; -1)

⇒[AB , AC ]=(1;1;1)⇒ AD . [AB , AC ]=-3

VABCD=1/6 |AD . [AB , AC ]|=1/2

Bài 3: Trong không gian với hệ toạ độ Oxyz, cho tam giác ABC biết A(2;-1;6), B(-3;-1;-4), C(5;-1;0). Bán kính đường tròn nội tiếp tam giác ABC là:

A. √5 B. √3

C. 4√2 D. 2√5

Lời giải:

Đáp án : A

Giải thích :

AB=(-5; 0;-10); AC=(3;0;-6); BC=(8;0;4)

AB=5√5;AC=3√5;BC=4√5

SABC=1/2 |[ AB , AC ]|=30

Gọi r là bán kính đường tròn nội tiếp tam giác ABC, p là nửa chu vi tam giác

Ta có:

S=pr

⇒rCác dạng bài tập Toán lớp 12 ôn thi THPT Quốc gia có lời giải=√5

Bài 4: Trong không gian với hệ toạ độ Oxyz, cho tứ diện ABCD biết A(2;-1;1), B(5;5;4), C(3;2;-1), D(4;1;3). Thể tích tứ diện ABCD là:

A. 3 B. 4

C. 9 D. 6

Lời giải:

Đáp án : C

Giải thích :

AB=(3; 6;3); AC=(1;3;-2); AD=(2;-2; 2)

⇒[ AB , AC ]=(-21;9;3)⇒ AD . [AB , AC ]=-54

VABCD=1/6 |AD . [AB , AC ]|=9

Bài 5: Trong không gian Oxyz cho tứ diện ABCD. Độ dài đường cao vẽ từ D của tứ diện ABCD cho bởi công thức nào sau đây:

A. Các dạng bài tập Toán lớp 12 ôn thi THPT Quốc gia có lời giải

B. Các dạng bài tập Toán lớp 12 ôn thi THPT Quốc gia có lời giải

C. Các dạng bài tập Toán lớp 12 ôn thi THPT Quốc gia có lời giải

D. Các dạng bài tập Toán lớp 12 ôn thi THPT Quốc gia có lời giải

Lời giải:

Đáp án : D

Bài 6: Trong không gian với hệ toạ độ Oxyz, cho tam giác ABC biết A(1;0;0), B(0;0;1), C(2;1;1). Độ dài đường cao của tam giác ABC kẻ từ A là:

A. (2√30)/5 B. (√30)/5

C. (√10)/5 D. (√6)/2

Lời giải:

Đáp án : B

Giải thích :

AB=(-1; 0;1); AC=(1;1;1)⇒[AB , AC ]=(-1;2;-1)

SABC=1/2 |[ AB , AC ]|=√6/2

BC=| BC |=√5

SABC=1/2 h.BC ⇒h=(2S)/BC=√(30)/5

Bài 7: Trong không gian với hệ toạ độ Oxyz, cho hình chóp S.OAMN với S(0;0;1), A(1;1;0), M(m;0;0), N(0;n;0). Trong đó m>0, n>0 và m+n=6. Thể tích hình chóp S.OAMN là:

A. 1 B. 2

C. 4 D. 6

Lời giải:

Đáp án : A

Giải thích :

OA=(1;1;0), OM=(m;0;0), ON=(0;n;0), OS=(0;0;1)

[ OA , OM ]=(0;0; -m)⇒ OS . [ OA , OM ]=(0;0; -m)

⇒VS.OAM=1/6 |OS . [OA , OM ]|=m/6

[OA , ON ]=(0;0; m)⇒ OS . [OA , OM ]=(0;0; n)

⇒VS.OAN=1/6 |OS . [OA , ON ]|=n/6

Ta có:

VS.OAMN=m/6+n/6=(m+n)/6=1

Bài 8: Cho A(1;-2;0), B(3;3;2), C(-1;2;2), D(3;3;1). Thể tích của tứ diện ABCD bằng

A. 3 B. 4

C. 5 D. 6

Lời giải:

Đáp án : A

Giải thích :

AB=(2;5-;2); AC=(-2;4;2); AD=(2;5;1)

⇒[AB , AC ]=(2; -8;18) ⇒ AD . [AB , AC ]=-18

VABCD=1/6 |AD . [AB , AC ]|=3

1 29 05/08/2024


Xem thêm các chương trình khác: