Lý thuyết, cách xác định và bài tập các trường hợp hàm số có 3 cực trị
Với tài liệu về các trường hợp hàm số có 3 cực trị bao gồm: lý thuyết và bài tập cũng như những định nghĩa, tính chất, các dạng bài sẽ giúp bạn nắm vững kiến thức và học tốt môn Toán hơn.
Hàm số có 3 cực trị
A. LÝ THUYẾT
1. Định nghĩa.
Cho hàm số y = f(x) xác định và liên tục trên khoảng (a,b) và điểm x0 ∈ (a,b).
- Nếu tồn tại số h > 0 sao cho f(x) < f(x0) với mọi x ∈ (x0 - h; x0 + h) và x ≠ x0 thì ta nói hàm số f(x) đạt cực đại tại x0.
- Nếu tồn tại số h > 0 sao cho f(x) > f(x0) với mọi x ∈ (x0 - h; x0 + h) và x ≠ x0 thì ta nói hàm số f(x) đạt cực tiểu tại x0 .
2. Điều kiện cần để hàm số có cực trị.
Định lý 1: Giả sử hàm số f(x) đạt cực trị tại điểm xo. Khi đó, nếu f(x) có đạo hàm tại điểm xo thì f‘(xo) = 0.
Lưu ý:
- Đạo hàm f‘(x) có thể bằng 0 tại điểm xo nhưng hàm số f(x) không đạt cực trị tại điểm xo.
- Hàm số có thể đạt cực trị tại một điểm mà tại đó hàm số không có đạo hàm.
- Hàm số chỉ có thể đạt cực trị tại một điểm mà tại đó đạo hàm của hàm số bằng 0, hoặc tại đó hàm số không có đạo hàm.
- Hàm số đạt cực trị tại xo và nếu đồ thị hàm số có tiếp tuyến tại điểm (xo ; f(xo)) thì tiếp tuyến đó song song với trục hoành.
Ví dụ : Hàm số y = |x| và hàm số y = x3
3. Điều kiện đủ để hàm số có cực trị.
Định lý 2: Giả sử hàm số y = f(x) liên tục trên K = (x0 - h; x0 + h) và có đạo hàm trên K hoặc trên K\, với h > 0 .
- Nếu f‘(x) > 0 trên khoảng (x0 - h; x0) và f‘(x) < 0 trên (x0 ; x0 + h) thì x0 là một điểm cực đại của hàm số f(x) .
- Nếu f‘(x) < 0 trên khoảng (x0 - h; x0) và f‘(x) > 0 trên (x0 ; x0 + h) thì x0 là một điểm cực tiểu của hàm số f(x) .
Minh họa bằng bảng biến thiến
Lưu ý:
- Như vậy: Điểm cực trị phải là một điểm trong của tập hợp D (D ⊂ℝ). Nếu f’(x) không đổi dấu thì hàm số không có cực trị.
(Nhấn mạnh:xo ∈ (a; b) ⊂ D nghĩa là xo là một điểm nằm ở giữa trong của D).
Ví dụ: Hàm số y = √x xác định trên D= [0,+∞). Ta có y ≥ y (0) với mọi x, nhưng x = 0 không phải là cực tiểu của hàm số vì D không chứa bất kì 1 lân cận nào của điểm 0.
- Nếu hàm số y = f (x) đạt cực đại (cực tiểu) tại x0 thì x0 được gọi là điểm cực đại (điểm cực tiểu) của hàm số; f (x0) được gọi là giá trị cực đại (giá trị cực tiểu) của hàm số, kí hiệu là fCĐ ( fCT ), còn điểm M (x0;f( x0)) được gọi là điểm cực đại (điểm cực tiểu) của đồ thị hàm số.
- Các điểm cực đại và cực tiểu được gọi chung là điểm cực trị. Giá trị cực đại (giá trị cực tiểu) còn gọi là cực đại (cực tiểu) và được gọi chung là cực trị của hàm số.
- Giá trị cực đại (cực tiểu) f(xo) nói chung không phải là GTLN (GTNN) của f(x) trên tập hợp D.
- Hàm số có thể đạt cực đại hoặc cực tiểu tại nhiều điểm trên tập hợp D. Hàm số cũng có thể không có điểm cực trị.
- xo là một điểm cực trị của hàm số f(x) thì điểm (xo ; f(xo)) được gọi là điểm cực trị của đồ thị hàm số f(x) .
4. Định lý 3: Giả sử hàm số f có đạo hàm cấp một trên khoảng (a; b) chứa điểm xo ; f ‘(xo) = 0 và f có đạo hàm cấp hai khác 0 tại điểm xo
a) Nếu f ”(xo) < 0 thì hàm số f đạt cực đại tại điểm xo
b) Nếu f ”(xo) < 0 thì hàm số f đạt cực tiểu tại điểm xo
Lưu ý:
- Không cần xét hàm số f(x) có hay không có đạo hàm tại điểm x = xo nhưng không thể bỏ qua điều kiện hàm số liên tục tại điểm xo.
B. CÁC KỸ NĂNG GIẢI TOÁN CƠ BẢN.
1. Quy tắc tìm cực trị của hàm số.
Quy tắc 1.
Bước 1: Tìm tập xác định của hàm số.
Bước 2: Tính f'(x). Tìm các điểm tại đó f'(x) bằng 0 hoặc f'(x) không xác định.
Bước 3: Lập bảng biến thiên.
Bước 4: Từ bảng biến thiên suy ra các điểm cực trị.
Quy tắc 2.
Bước 1: Tìm tập xác định của hàm số.
Bước 2: Tính f'(x). Giải phương trình f'(x) và ký hiệu xi (i = 1,2,3...) là các nghiệm.
Bước 3: Tính f''(x) và f''(xi) .
Bước 4: Dựa vào dấu của f''(xi) suy ra tính chất cực trị của điểm xi .
2. Kỹ năng giải nhanh các bài toán cực trị hàm số bậc ba y = ax3 + bx2 + cx + d ( a ≠ 0).
- Ta có y' = 3ax2 + 2bx + c
Đồ thị hàm số có 2 điểm cực trị khi phương trình y' = 0 có hai nghiệm phân biệt ⇔ b2 - 3ac > 0 .
Và không có cực trị ⇔Δ’ = b2 − 3ac ≤ 0
- Cho hàm số y = ax3 + bx2 + cx + d có hai điểm cực trị phân biệt là A, B . Khi đó:
Phương trình đường thẳng AB :
Độ dài đoạn thẳng
Hoặc khi đó đường thẳng qua hai điểm cực trị liên quan tới: (CASIO hỗ trợ).
3. Kỹ năng giải nhanh các bài toán cực trị hàm trùng phương.
Cho hàm số: y = ax4 + bx2 + c (a ≠ 0) có đồ thị là (C) .
Ta có
(C) có ba điểm cực trị y' = 0 có 3 nghiệm phân biệt hay ab < 0
Hàm số có 3 cực trị là:
Độ dài các đoạn thẳng:
C. CÁC DẠNG BÀI TẬP THƯỜNG GẶP VÀ PHƯƠNG PHÁP GIẢI.
Dạng 1. Tìm các điểm cực trị của hàm số.
1. Phương pháp giải.
Quy tắc 1: Áp dụng định lý 2
- Tìm f’(x)
- Tìm các điểm xi (i = 1, 2, 3,…) tại đó đạo hàm bằng 0 hoặc hàm số liên tục nhưng không có đạo hàm
- Xét dấu của f’(x). Nếu f’(x) đổi dấu khi x qua điểm xo thì hàm số có cực trị tại điểm xo
Quy tắc 2: Áp dụng định lý 3
- Tìm f’(x)
- Tìm các nghiệm xi (i = 1, 2, 3,…) của phương trình f ‘(x) = 0
- Với mỗi xi tính f ”(xi)
- Nếu f ”(xi) < 0 thì hàm số đạt cực đại tại điểm xi
- Nếu f ”(xi) > 0 thì hàm số đạt cực tiểu tại điểm xi
2. Ví dụ minh hoạ.
Ví dụ 1. (Đề thi THPTQG năm 2021) Cho hàm số y = f(x) có bảng biến thiên như sau:
Giá trị cực đại của hàm số đã cho là
A. 3 B. -1. C. -5 D. 1 .
Lời giải
Dựa vào bảng biến thiên, giá trị cực đại của hàm số là y = f(-1) = 3 .
Chọn A.
Ví dụ 2. (Đề tốt nghiệp 2020 - Đợt 2 Mã đề 103) Cho hàm số f(x) có đạo hàm f'(x) = x(x + 1)(x - 4)3, ∀x ∈ R. Số điểm cực đại của hàm số đã cho là:
A. 2 . B. 3 . C. 4 . D. 1 .
Lời giải
Lập bảng biến thiên của hàm số f(x)
Vậy hàm số đã cho có một điểm cực đại.
Chọn D.
Ví dụ 3. (Đề tốt nghiệp 2020 - Đợt 1 Mã đề 101) Cho hàm số bậc bốn f(x) có bảng biến thiên như sau:
Số điểm cực trị của hàm số g(x) = x4[f(x + 1)]2 là
A. 11 . B. 9 . C. 7 . D. 5 .
Lời giải
Ta chọn hàm f(x) = 5x4 - 10x2 + 3 .
Đạo hàm
g'(x) = 4x3[f(x + 1)]2 + 2x4f(x + 1)f'(x + 1) = 2x3f(x + 1)[2f(x + 1) + xf'(x + 1)]
Ta có
=> Phương trình có bốn nghiệm phân biệt khác 0.
=> Phương trình có bốn nghiệm phân biệt khác 0 và khác các nghiệm của phương trình (∗) .
Vậy số điểm cực trị của hàm số g(x) là 9.
Chọn B.
Ví dụ 4. Viết phương trình đường thẳng đi qua hai điểm cực trị của đồ thị hàm số y = -2x3 + 3x2 + 1 .
A. y = x -1 B. y = x +1 C. y = -x +1 D. y = -x -1
Lời giải
Ta có
Suy ra đồ thị hàm số đã hai điểm cực trị là A(0,1) và B(1,2).
Khi đó, đường thẳng đi qua hai điểm cực trị chính là đường thẳng AB có phương trình y = x +1
Chọn B.
Cách 2. Lấy y chia cho y', ta được ⇔ .
Suy ra phương trình đường thẳng đi qua hai điểm cực trị là phần dư trong phép chia, đó là y = x +1
3. Bài tập tự luyện.
Câu 1. Cho hàm số f(x) xác định, liên tục và có đạo hàm trên khoảng (a,b). Mệnh đề nào sau đây là sai?
A. Nếu f(x) đồng biến trên (a,b) thì hàm số không có cực trị trên (a,b).
B. Nếu f(x) nghịch biến trên (a,b) thì hàm số không có cực trị trên (a,b).
C. Nếu f(x) đạt cực trị tại điểm x0 ∈ (a,b) thì tiếp tuyến của đồ thị hàm số tại điểm M(x0; f(x0)) song song hoặc trùng với trục hoành.
D. Nếu f(x) đạt cực đại tại x0 ∈ (a,b) thì f(x) đồng biến trên (a;x0) và nghịch biến trên (x0;b) .
Câu 2. Cho khoảng (a,b) chứa điểm x0, hàm số f(x) có đạo hàm trên khoảng (a,b) (có thể trừ điểm x0). Mệnh đề nào sau đây là đúng?
A. Nếu f(x) không có đạo hàm tại x0 thì f(x) không đạt cực trị tại x0
B. Nếu f'(x) = 0 thì f(x) đạt cực trị tại điểm x0
C. Nếu f'(x0) = 0 và f''(x0) = 0 thì f(x) không đạt cực trị tại điểm x0
D. Nếu f'(x0) = 0 và f''(x0) ≠ 0 thì f(x) đạt cực trị tại điểm x0
Câu 3. Phát biểu nào sau đây là đúng?
A. Nếu f'(x) đổi dấu từ dương sang âm khi x qua điểm x0 và f(x) liên tục tại x0 thì hàm số y = f(x) đạt cực đại tại điểm x0
B. Hàm số y = f(x) đạt cực trị tại x0 khi và chỉ khi x0 là nghiệm của f'(x) = 0
C. Nếu f'(x0) = 0 và f''(x0) = 0 thì x0 không là điểm cực trị của hàm số y = f(x)
D. Nếu f'(x0) = 0 và f''(x0) > 0 thì hàm số đạt cực đại tại x0
Xem thêm các dạng bài tập Toán lớp 12 có trong đề thi THPT Quốc gia khác:
Xem thêm các chương trình khác:
- Các dạng bài tập Tiếng Anh thông dụng nhất
- 3000 câu hỏi ôn tập môn Tiếng Anh có đáp án
- Toàn bộ kiến thức về cụm động từ | Định nghĩa và cách dùng
- 500 đoạn văn Tiếng Anh thông dụng nhất và cách làm
- 1000 câu hỏi ôn tập môn Công nghệ có đáp án
- 1000 câu hỏi ôn tập Giáo dục công dân
- 3000 câu hỏi ôn tập môn Vật lí có đáp án
- Tổng hợp Dạng bài - Công thức môn Vật lí
- Phương trình hóa học | Tổng hợp PTHH của các chất hữu cơ, vô cơ chính xác nhất
- Đồng phân & Công thức cấu tạo của các chất hữu cơ
- Nhận biết các chất Hóa học
- Cấu hình electron
- So sánh bán kính nguyên tử và bán kính ion
- 1000 câu hỏi ôn tập môn Hóa có đáp án
- Wiki các chất hóa học | Định nghĩa, tính chất, nhận biết, điều chế, ứng dụng
- Cách đọc danh pháp hóa học (chương trình mới) đầy đủ nhất
- Công thức Lewis của một số chất thường gặp (chương trình mới)
- Công thức electron của một số chất thường gặp (chương trình mới)
- Công thức cấu tạo của một số chất thường gặp (chương trình mới)
- Công thức hợp chất khí với hidro của các nguyên tố (phổ biến) | Cách viết công thức hợp chất khí với hidro
- Công thức hidroxit cao nhất của các nguyên tố (phổ biến) | Cách viết công thức hidroxit cao nhất
- Công thức oxit cao nhất của các nguyên tố (phổ biến) | Cách viết công thức oxit cao nhất
- 2000 câu hỏi ôn tập môn Tin học có đáp án
- 3000 câu hỏi ôn tập môn Lịch sử có đáp án
- 3000 câu hỏi ôn tập môn Địa lí có đáp án
- 2000 câu hỏi ôn tập môn Sinh học có đáp án
- Tổng hợp Dạng bài - Công thức môn Sinh học
- Tổng hợp về các tác giả văn học
- 3000 câu hỏi ôn tập môn Ngữ văn có đáp án
- Tổng hợp kiến thức Ngữ Văn
- Trò chơi Powerpoint | Game Powerpoint
- Tổng hợp bài thu hoạch BDTX Giáo viên mầm non (2024) theo Thông tư 12
- Tổng hợp bài thu hoạch BDTX Giáo viên tiểu học (2024)
- Tổng hợp bài thu hoạch BDTX Giáo viên THCS (2024)
- Tổng hợp bài thu hoạch BDTX Giáo viên THPT (2024)