Lý thuyết, cách xác định và bài tập các công thức tính diện tích hình thang

Với tài liệu về các công thức tính diện tích hình thang bao gồm: lý thuyết và bài tập cũng như những định nghĩa, tính chất, các dạng bài sẽ giúp bạn nắm vững kiến thức và học tốt môn Toán hơn.

 

1 33 05/08/2024


Diện tích hình thang

I. Lý thuyết

- Diện tích hình thang bằng nửa tích của tổng hai đáy với chiều cao S=12(a+b).h

trong đó: a, b là độ dài hai đáy, h là độ dài đường cao.

Trọn bộ Công thức Toán lớp 8 Chương 2: Đa giác. Diện tích đa giác quan trọng (ảnh 1)

Cho hình thang ABCD có AB // CD, AB = a, DC = b. Đường cao AH = h. Khi đó:

SABCD=12(AB+CD)AH=12(a+b).h

II. Các ví dụ

Ví dụ 1: Cho hình thang ABCD có A^=D^=90, AB = 3cm, BC = 5cm, CD = 6cm. Tính diện tích hình thang.

Lời giải:

Trọn bộ Công thức Toán lớp 8 Chương 2: Đa giác. Diện tích đa giác quan trọng (ảnh 1)

Kẻ BE vuông góc với CD tại E BED^=90

Xét tứ giác ABED có:

A^=D^=BED^=90

 Tứ giác ABED là hình chữ nhật.

AB = DE = 3cm (tính chất).

Ta có DC = DE + EC

EC = DC – DE = 6 – 3 = 3cm

Xét tam giác BEC vuông tại E ta có:

BE2+EC2=BC2 (định lý Py – ta – go)

BE2+32=52BE2=52-32BE2=25-9BE2=16BE=4cm

Diện tích hình thang ABCD là

SABCD=12(AB+CD).BE=12(3+6).4=18cm2.

Ví dụ 2: Cho hình thang cân ABCD (AB // CD, AB < CD). Biết AB = 10m, CD = 20cm, AD = 13cm. Tính diện tích hình thang ABCD.

Lời giải:

Trọn bộ Công thức Toán lớp 8 Chương 2: Đa giác. Diện tích đa giác quan trọng (ảnh 1)

Kẻ AE vuông góc với CD tại E AEC^=90

Kẻ BF vuông góc với CD tại F BFD^=90

AECDBFCDAE//BF

Xét tứ giác ABFE có:

AE // BF (chứng minh trên)

AB // EF (do ABCD là hình thang và E, F thuộc CD)

Do đó tứ giác ABFE là hình bình hành

Lại có: AEF^=90 nên tứ giác ABFE là hình chữ nhật.

AB=EF=10cm

Ta có: DE + EF + FC = DC

DE + 10 + FC = 20

 DE + FC = 20 – 10 = 10 (1)

Vì ABCD là hình thang cân

C^=D^AD=BC(tính chất)

Xét tam giác AED và tam giác BFC có:

AED^=BFC^=90

C^=D^(chứng minh trên)

AD = BC (chứng minh trên)

Do đó ΔAED=ΔBFC(cạnh huyền – góc nhọn)

ED=CF (hai cạnh tương ứng) (2)

Từ (1) và (2) ED=CF=5cm

Xét tam giác AED vuông tại E ta có:

AE2+ED2=AD2(định lý Py – ta – go)

AE2+52=132AE2+25=169AE2=169-25AE2=144AE=12cm

Diện tích hình thang ABCD là:

SABCD=12(AB+CD).AE=12(10+20).12=180cm2

Xem thêm các Công thức Toán lớp 8 quan trọng hay khác:

1 33 05/08/2024


Xem thêm các chương trình khác: