Tìm m để hàm số đồng biến trên khoảng

Với tài liệu về Tìm m để hàm số đồng biến trên khoảng bao gồm: lý thuyết và bài tập cũng như những định nghĩa, tính chất, các dạng bài sẽ giúp bạn nắm vững kiến thức và học tốt môn Toán hơn.

 

1 285 25/07/2024


Tìm m để hàm số đồng biến trên khoảng

I. Lý thuyết

Chương trình phổ thông ta thường gặp dạng bài này đối với hàm số đa thức bậc 1 trên bậc 1, ta sẽ áp dụng chú ý sau:

- Hàm số f\left( x \right)=\frac{ax+b}{cx+d},\left( ad-bc\ne 0,c\ne 0 \right) đồng biến trên từng khoảng xác định khi và chỉ khi ad-bc>0

II. Ví dụ minh họa

Ví dụ 1: Có bao nhiêu giá trị nguyên âm của tham số m để hàm số y = {x^3} + mx - \frac{1}{{5{x^5}}} đồng biến trên khoảng (0; +∞)

Giải:

Ta có: y' = 3{x^2} + m + \frac{1}{{{x^6}}}

Hàm số đồng biến trên khoảng (0; +∞) khi và chỉ khi

\begin{matrix}
y' = 3{x^2} + m + \dfrac{1}{{{x^6}}} \geqslant 0,\forall x \in \left( {0; + \infty } \right) \hfill \\
   \Leftrightarrow 3{x^2} + \dfrac{1}{{{x^6}}} \leqslant m,\forall x \in \left( {0; + \infty } \right) \hfill \\ 
\end{matrix}

Xét hàm số g\left( x \right) = 3{x^2} + \frac{1}{{{x^6}}},\forall x \in \left( {0; + \infty } \right)

\begin{matrix}
  g'\left( x \right) =  - 6x + \dfrac{6}{{{x^7}}} = \dfrac{{ - 6\left( {{x^8} - 1} \right)}}{{{x^7}}} \hfill \\
  g'\left( x \right) = 0 \Leftrightarrow \left[ {\begin{array}{*{20}{c}}
  {x = 1} \\ 
  {x =  - 1\left( {ktm} \right)} 
\end{array}} \right. \hfill \\ 
\end{matrix}

Ta có bảng biến thiên:

Tìm m để hàm số đồng biến trên khoảng

Dựa vào bảng biến thiên ta có m ≥ -4

Suy ra các giá trị nguyên âm của tham số m thỏa mãn điều kiện đề bài là -4, -3; -2; -1

Vậy có 4 giá trị của tham số m thỏa mãn

Ví dụ 2: Tập hợp các giá trị của tham số m để hàm số y = x3 – 3x2+ (1 – m)x đồng biến trên khoảng (2, +∞) là:

Giải:

Ta có: y’ = 3x2 – 6x + 1 - m

Hàm số y = x3 – 3x2+ (1 – m)x đồng biến trên khoảng (2, +∞) nên y’ ≥ 0 với ∀x ∈ (2, +∞)

Suy ra: 3x2 – 6x + 1 ≥ m, ∀x ∈ (2, +∞)

=> \mathop {Min\left( {3{x^2} - 6x + 1} \right)}\limits_{x \in \left( {2; + \infty } \right)}  \geqslant m \Leftrightarrow 1 \geqslant m

Vậy m ∈ (-∞; 1] thỏa mãn điều kiện đề bài

III. Bài tập vận dụng

Bài 1: Tìm tất cả giá trị của m để hàm số

y=-\frac{1}{3}{{x}^{3}}+\left( m-1 \right){{x}^{2}}+\left( m+3 \right)x-1 đồng biến trên khoảng \left( 0,3 \right).

Giải:

Ta có: y'=-{{x}^{2}}+2\left( m-1 \right)x+3+m

Hàm số đồng biến trên \left( 0,3 \right)\Rightarrow y'\ge 0,\forall x\in \left( 0,3 \right)

\Rightarrow -{{x}^{2}}+2\left( m-1 \right)x+3+m\ge 0\Leftrightarrow m\ge \frac{{{x}^{2}}+2x+3}{2x+1}

Xét hàm số:

f\left( x \right)=\frac{{{x}^{2}}+2x+3}{2x+1} với \forall x\in \left( 0,3 \right)

\Rightarrow f\left( x \right)=\frac{{{x}^{2}}+2x+3}{2x+1},\forall x\in \left( 0,3 \right)

Lập bảng biến thiên kết luận m\ge \frac{12}{7}

Bài 2: Tìm m để hàm số y=\frac{\tan x-2}{\tan x-m} đồng biến trên \left( 0,\frac{\pi }{4} \right)

Giải:

y'=\frac{-m+2}{{{\left( \tan x-m \right)}^{2}}}\left( \tan x \right)'=\frac{-m+2}{{{\left( \tan x-m \right)}^{2}}}.\frac{1}{{{\cos }^{2}}x}

Để hàm số đồng biến trên \left( 0,\frac{\pi }{4} \right) thì:

y'>0,\forall x\in \left( 0,\frac{\pi }{4} \right)\Leftrightarrow \left\{ \begin{matrix}

-m+2>0 \\

m\ne \tan x,x\in \left( 0,\dfrac{\pi }{4} \right) \\

\end{matrix} \right.\Leftrightarrow \left\{ \begin{matrix}

m<2 \\

m\notin \left( 0,1 \right) \\

\end{matrix} \right.\Leftrightarrow \left[ \begin{matrix}

m\le 0 \\

1\le m<2 \\

\end{matrix} \right.

Bài 3: Tập hợp tất cả các giá trị thực của tham số m để hàm số y = \frac{{x + 3}}{{x + m}} đồng biến trên khoảng (-∞; -6)

Giải:

Tập xác định: D = \mathbb{R}\backslash \left\{ { - m} \right\}

Ta có: y' = \frac{{m - 3}}{{{{\left( {x + m} \right)}^2}}}

Để hàm số đồng biến trên khoảng (-∞; -6) ta có:

y’ > 0 ∀x ∈ (-∞; -6)

\Leftrightarrow \left\{ {\begin{array}{*{20}{c}}
  {m - 3 > 0} \\ 
  { - m \notin \left( { - \infty ; - 6} \right)} 
\end{array}} \right. \Leftrightarrow \left\{ {\begin{array}{*{20}{c}}
  {m > 3} \\ 
  { - m \geqslant  - 6} 
\end{array} \Leftrightarrow } \right.\left\{ {\begin{array}{*{20}{c}}
  {m > 3} \\ 
  {m \leqslant 6} 
\end{array} \Leftrightarrow } \right.3 < m \leqslant 6

Vậy m ∈ (3; 6] thỏa mãn điều kiện đề bài

Bài 4: Cho hàm số y = f\left( x \right) = \frac{{mx - 4}}{{x - m}} (m là tham số thực). Có bao nhiêu giá trị nguyên của m để hàm số đã cho đồng biến trên khoảng (0; +∞)?

Giải

Tập điều kiện: x ≠ m

Ta có: y' = \frac{{ - {m^2} + 4}}{{{{\left( {x - m} \right)}^2}}}

Để hàm số đồng biến trên khoảng (0; +∞) thì

\Leftrightarrow \left\{ {\begin{array}{*{20}{c}}
  {y' > 0} \\ 
  {m \notin \left( {0; +  \in } \right)} 
\end{array}} \right. \Leftrightarrow \left\{ {\begin{array}{*{20}{c}}
  { - {m^2} + 4 > 0} \\ 
  {m \leqslant 0} 
\end{array}} \right. \Leftrightarrow \left\{ {\begin{array}{*{20}{c}}
  { - 2 < m < 2} \\ 
  {m \leqslant 0} 
\end{array} \Leftrightarrow  - 2 < m \leqslant 0} \right.

Do m là số nguyên nên m = -1 hoặc m = 0

Vậy có hai giá trị nguyên của m thỏa mãn điều kiện đề bài

Bài 5: Tìm tất cả các giá trị thực của m để hàm số y = \frac{{\tan x - 2}}{{\tan x - m}} đồng biến trên khoảng \left( {0;\frac{\pi }{4}} \right)

Giải

Đặt tanx = t. Với x = 0 => t = 0 với x = \frac{\pi }{4} \Rightarrow t = 1

Bài toán trở thành tìm m để hàm số y = \frac{{t - 2}}{{t - m}} đồng biến trên (0; 1)

Hàm số phân thức hữu tỉ đồng biến

y' > 0 \Leftrightarrow \frac{{2 - m}}{{{{\left( {1 - m} \right)}^2}}} > 0 \Leftrightarrow m > 2

Ngoài ra hàm phân thức có điều kiện tồn tại x \ne m

=> m không thuộc khoảng chứa x \Leftrightarrow \left[ {\begin{array}{*{20}{c}}
  {m \leqslant 0} \\ 
  {m \geqslant 1} 
\end{array}} \right.

Kết hợp 2 điều kiện trên ta được \left[ {\begin{array}{*{20}{c}}
  {m \leqslant 0} \\ 
  {1 \leqslant m \leqslant 2} 
\end{array}} \right.

Bài 6: Tìm giá trị của tham số a để hàm số y =  - \frac{1}{3}{x^3} + \left( {m - 1} \right){x^2} + \left( {m + 3} \right)x - 4 đồng biến trên khoảng (0; 3).

Bài 7: Tìm m để hàm số y=\frac{2{{x}^{2}}-3x+m}{x-1} đồng biến trên \left( 2,+\infty \right)

Bài 8: Tìm m để hàm số y=\sin x+mx đồng biến trên \mathbb{R}

Bài 9: Cho hàm số y = \frac{{\left( {m - 1} \right)\sqrt {x - 1}  + 2}}{{\sqrt {x - 1}  - 1}}. Tìm tất cả các giá trị của tham số m để hàm số đồng biến trên khoảng (17;37).

Bài 10: Hàm số: y = 2x3 - 3(2m + 1)x2 + 6m(m + 1)x + 1 đồng biến trên khoảng (2;+∞) khi giá trị m là?

1 285 25/07/2024


Xem thêm các chương trình khác: