Tổng của cấp số nhân lùi vô hạn

Với tài liệu về Tổng của cấp số nhân lùi vô hạn bao gồm: lý thuyết và bài tập cũng như những định nghĩa, tính chất, các dạng bài sẽ giúp bạn nắm vững kiến thức và học tốt môn Toán hơn.

1 23 lượt xem


Tổng cấp số nhân lùi vô hạn

I. Lý thuyết

1. Định nghĩa

Cấp số nhân vô hạn với công bội q∈(−1;1) được gọi là cấp số nhân lùi vô hạn.

2. Công thức

Tổng của tất cả các số hạng trong một cấp số nhân lùi vô hạn là một giá trị hữu hạn và hoàn toàn có thể tính được.

Giả sử ta có cấp số nhân lùi vô hạn Un

Khi đó tổng của các số hạng thuộc Un là:

Sn = u1 + u2 + u3 + ..... + un-1 + un

S_{n}= u_{1}\frac{1-q^{n}}{1-q}

Giới hạn hai vế ta sẽ được:

S = \frac{u_{1}}{1-q}

Đây cũng chính là công thức tính tổng các cấp số nhân lùi vô hạn

II. Ví dụ minh họa

Ví dụ 1: Tính tổng của cấp số nhân lùi vô hạn Un với U_{n} = \left ( \frac{1}{3} \right )^{n}

Lời giải:

Ta có: u_{1}= \frac{1}{3}, q= \frac{1}{3}

Áp dụng công thức tính tổng cấp số nhân lùi vô hạn:

s= \frac{u_{1}}{1-q} \Leftrightarrow \frac{\frac{1}{3}}{1-\frac{1}{3}}= \frac{1}{2}

Ví dụ 2: Cho cấp số nhân lùi vô hạn có số hạng đầu là 4, công bội là \frac{1}{2} . Hãy tính tổng tất cả các số hạng thuộc cấp số nhân đó.

Hướng dẫn giải:

Áp dụng công thức ta tính được tổng tất cả các số hạng của cấp số nhân đó là:

S = \frac{4}{1-\frac{1}{2}}= 8

III. Bài tập vận dụng

Bài 1: Cho hình vuông ABCD có cạnh bằng a và có diện tích S1 . Nối 4 trung điểm A1, B1, C1, D1 ta được hình vuông thứ 2 có diện tích S2. Tiếp tục như thế, ta được hình vuông A1B2C2D2 có diện tích S3 .... Tiếp tục quá trình trên ta được hình vuông lần lượt có diện tích là S4, S5, S6, ..... , S100. Tính tổng \sum_{k=1}^{100}S_{k}

Hướng dẫn giải:

S_{n}= \frac{1}{2}S_{n -1}, S_{1}= a^{2}\Rightarrow \left ( S_{n} \right )Là cấp số nhân có công bội bằng \frac{1}{2}

Do \sum_{k=1}^{100}S_{k} = S_{1}\frac{q^{100}-1}{q-1}= a^{2}\frac{\left ( \frac{1}{2} \right )^{2}-100}{\frac{1}{2}-1}

Bài 2: Chi cấp số nhân (un) có u3 = 24 và u4 = 48. Hãy tính tổng 5 số hạng đầu tiên của cấp số đó

Hướng dẫn giải:

Gọi q là công bội của cấp số nhân (un), ta có: q = 48/24 = 2

Do đó, theo định lý 2, ta được: 24 = u3 = u1.22

Suy ra u1 = 6. Vì thế, theo định lý 3, ta được S5 = 6. (1-25) / (1-2) = 186

Bài 3: Cho dãy số (Un) với U_{n}= \frac{1}{2}- \frac{1}{4}+ \frac{1}{8}+ .... + \frac{\left ( -1 \right )^{n+1}}{2^{n}}. Tính tổng của dãy Un

Hướng dẫn giải:

Vì Un là tổng n số hạng đầu tiên của một cấp số nhân có U1 = 1/2 và q = (-1)/2

\Rightarrow S= \frac{u_{1}}{1-q}= \frac{1}{1+\frac{1}{2}}= \frac{1}{3}

Bài 4: Cho cấp số nhân lùi vô hạn (Vn) với số hạng đầu V1 = -1 và công bội q = x2. Tìm tổng của cấp số nhân lùi vô hạn trên và bốn số hạng đầu:

Hướng dẫn giải:

Ta áp dụng công thức S= \frac{v_{1}}{1-q}= \frac{-1}{1-x^{2}}

Từ đó bốn số hạng đầu của dãy là -1; -x2; -x4; -x6

Bài 5: Cho cấp số nhân lùi vô hạn (Vn) với số hạng đầu v1 = 2 và công bội q = x3 . Tính tổng của cấp số nhân lùi vô hạn trên và bốn hạng đầu

Hướng dẫn giải:

Ta áp dụng công thức S = S = \frac{v_{1}}{1-q}= \frac{2}{1-x^{3}}

Từ đó bốn số hạng đầu của dãy là 2; 2x3; 2x6; 2x9

Bài 6: Một cấp số nhân lùi vô hạn có tổng các số hạng bằng 56, tổng bình phương các số hạng bằng 448. Số hạng đầu tiên của cấp số nhân đó là?

Bài 7: Tính tổng của cấp số nhân lùi vô hạn sau: 2; -1; 1/2; -1/4; 1/8; ... \frac{\left ( -1 \right )^{n+!}}{2^{n}}; ....

Bài 8: Cấp số nhân lùi vô hạn có u1 = -50, S = 100. Tìm 5 số hạng đầu của cấp số đó

Bài 9: Cấp số nhân lùi vô hạn có u1 = -1; q=x. Tìm 3 số hạng đầu của cấp số nhân lùi vô hạn đó

Bài 10: Tính tổng của cấp số nhân lùi vô hạn sau: 5; \sqrt{5}; 1; \frac{1}{\sqrt{5}}; ...

1 23 lượt xem


Xem thêm các chương trình khác: