Viết phương trình đường thẳng đi qua 2 điểm

Với tài liệu về Viết phương trình đường thẳng đi qua 2 điểm bao gồm: lý thuyết và bài tập cũng như những định nghĩa, tính chất, các dạng bài sẽ giúp bạn nắm vững kiến thức và học tốt môn Toán hơn.

1 78 28/07/2024


Viết phương trình đường thẳng đi qua hai điểm

I. Lý thuyết

1. Sử dụng định nghĩa

Bài toán: Cho hai điểm A(a, b), B(c, d). Viết phương trình tổng quát của đường thẳng d đi qua hai điểm A và B.

Phương pháp:

Bước 1: Tính: AB = (c - a; d - b) (vectơ chỉ phương của đường thẳng d)

Bước 2: Xác định vectơ pháp tuyến của đường thẳng d: n = (b - d; c - a)

Bước 3: Phương trình đường thẳng d: (b - d).(x - a) + (c - a).(y - b) = 0

2. Sử dụng phương trình tổng quát

Bài toán: Cho hai điểm A(a, b), B(c, d). Viết phương trình tổng quát của đường thẳng d đi qua hai điểm A và B.

Phương pháp:

Bước 1: Gọi phương trình tổng quát của đường thẳng d là y = mx + n (*)

Bước 2: Thay tọa độ A, B vào phương trình tổng quát ta thu được hệ phương trình ẩn m, n

b = am + n; d = cm + n => (m; n) = (?; ?)

Thay m, n vừa tìm được vào phương trình (*) ta suy ra phương trình cần tìm.

II. Ví dụ minh họa

Ví dụ 1: Viết phương trình đường thẳng tham số, phương trình tổng quát đi qua 2 điểm A (1;2) và B (2;3). Vẽ đường thẳng vừa tìm được trên hệ tọa độ Oxy.

Giải

\overrightarrow {AB}  = \left( {1,1} \right)

Phương trình tham số: \frac{{x - 1}}{1} = \frac{{y - 2}}{1}

\overrightarrow n  = \left( { - 1,1} \right)

Phương trình tổng quát:

\begin{matrix}
   - 1.\left( {x - 1} \right) + 1.\left( {y - 2} \right) = 0 \hfill \\
   \Rightarrow y = x + 1 \hfill \\ 
\end{matrix}

Ví dụ 2: Viết phương trình đường thẳng y = ax + b biết

a) Đi qua 2 điểm A(-3,2), B (5,-4). Tính diện tích tam giác được tạo bởi đường thẳng và 2 trục tọa độ.

b) Đi qua A (3,1) song song với đường thẳng y = -2x + m -1

Giải

a. Gọi phương trình tổng quát là: y = ax + b

Do PTĐT đi qua 2 điểm A, B nên ta có:

\left\{ {\begin{array}{*{20}{c}}
  {2 =  - 3a + b} \\ 
  { - 4 = 5a + b} 
\end{array}} \right. \Rightarrow \left( {a;b} \right) = \left( { - \frac{3}{4}; - \frac{1}{4}} \right)

Vậy PT tổng quát cần tìm là: y =  - \frac{3}{4}x - \frac{1}{4}

Giao điểm của đường thẳng với trục Ox là: y = 0 \Rightarrow x =  - \frac{1}{3} \Rightarrow A\left( { - \frac{1}{3};0} \right)

\Rightarrow \overrightarrow {OA}  = \left( { - \frac{1}{3};0} \right) \Rightarrow \left| {\overrightarrow {OA} } \right| = \frac{1}{3}

Giao điểm của đường thẳng với trục Oy là: x = 0 \Rightarrow y =  - \frac{1}{4} \Rightarrow B\left( {0; - \frac{1}{4}} \right)

\Rightarrow \overrightarrow {OB}  = \left( {0; - \frac{1}{4}} \right) \Rightarrow \left| {\overrightarrow {OB} } \right| = \frac{1}{4}

\Rightarrow {S_{OAB}} = \frac{1}{2}.OA.OB = \frac{1}{2}.\frac{1}{3}.\frac{1}{4} = \frac{1}{{24}}

b. Gọi phương trình tổng quát là: y = ax + b

Do đường thẳng song song với y = -2x + m -1

⇒ a = -2

Phương trình đường thẳng trở thành y = -2x + b

Mà đường thẳng qua điểm A(3; 1)

⇒ 1 = 3.(-2) + b
⇒ b = 7

Vậy phương trình tổng quát là: y = -2x + 7

III. Bài tập vận dụng

Bài 1: Tìm m để đường thẳng đi qua hai điểm cực trị của đồ thị hàm số y = 2x3 + 3(m - 1)x2 + 6(m - 2)x - 1 song song với đường thẳng y = -4x + 1.

Giải

Ta có y' = 6x2 + 6(m - 1)x + 6(m - 2)

Hàm số có cực trị ⇔ y' = 0 có 2 nghiệm phân biệt

⇔ Δ' > 0 ⇔ 9(m - 1)2 - 36(m - 2) > 0 ⇔ 9(m - 3)2 > 0 ⇔ m ≠ 3

Thực hiện phép chia y cho y' ta có phương trình đường thẳng đi qua 2 điểm cực trị là:

d: y = (-m2 + 6m - 9)x - m2 + 3m - 3

Khi đó d song song với đường thẳng y = -4x + 1

Viết phương trình đường thẳng đi qua 2 điểm

Bài 2: Trong không gian với hệ tọa độ Oxyz; cho đường thẳng Δ đi qua A (1; 1; 3) và B (2; 0; 5)

Giải

Ta có: Cách viết phương trình đường thẳng đi qua 2 điểm cực hay

Δ đi qua A và B nên vectơ chỉ phương của Δ là u =Cách viết phương trình đường thẳng đi qua 2 điểm cực hay

Vậy phương trình tham số của Δ là: Cách viết phương trình đường thẳng đi qua 2 điểm cực hay

Phương trình chính tắc của Δ là:Cách viết phương trình đường thẳng đi qua 2 điểm cực hay

Cho t= - 1 ta được điểm H( 0;2; 1) thuộc đường thẳng Δ.

Cho t= -5 ta được điểm M( - 4; 6; - 7) thuộc đường thẳng Δ

Bài 3: Viết phương trình chính tắc của đường thẳng Δ biết Δ đi qua A (2; 1; 3) và B (1; -2; 1)?

Lời giải:

Vì đường thẳng Δđi qua 2 điểm A (2; 1; 3) và B (1; -2; 1) nên có véc tơ chỉ phương là u=Cách viết phương trình đường thẳng đi qua 2 điểm cực hay =(1;3;2)

Đồng thời đường thẳng Δ đi qua điểm A (2; 1; 3) nên có phương trình là Cách viết phương trình đường thẳng đi qua 2 điểm cực hay

Bài 4: Trong không gian với hệ tọa độ Oxyz; cho tam giác ABC có A( 1; 2; 3) ; B( 0; -2; 1) và C( 2; 0; 2). Gọi G là trọng tâm tam giác ABC. Viết phương trình đường thẳng AG là.

Giải

G là trọng tâm tam giác ABC nên tọa độ điểm G: Cách viết phương trình đường thẳng đi qua 2 điểm cực hay

Đường thẳng AG đi qua điểm G( 1; 0; 2) và có vectơ chỉ phương Cách viết phương trình đường thẳng đi qua 2 điểm cực hay

=> Đường thẳng AG không có phương trình chính tắc.

Bài 5: Cho hàm số y = 2x^{3} + 3.(m-1).x^{2} + 6.(m-2).x - 1. Tìm m để hàm số có đường thẳng đi qua hai điểm cực trị song song với đường thẳng y = -4x + 1

Bài 6: Cho đường thẳng AB với A(-2, 3) và B(4, -1). Hãy tìm phương trình tổng quát của đường thẳng AB.

Bài 7: Cho phương trình tổng quát của đường thẳng là 2x - 3y + 6 = 0. Tìm vị trí của các điểm cắt của đường thẳng với trục hoành và trục tung.

Bài 8: Cho Parabol (P): y =-x^{2}. Viết phương trình đường thẳng đi qua hai điểm A và B biết A và B là hai điểm thuộc (P) và có hoành độ lần lượt là 1 và 2.

1 78 28/07/2024


Xem thêm các chương trình khác: