Tứ diện đều là gì?

Với tài liệu về Tứ diện đều bao gồm: lý thuyết và bài tập cũng như những định nghĩa, tính chất, các dạng bài sẽ giúp bạn nắm vững kiến thức và học tốt môn Toán hơn.

 

1 59 28/07/2024


Tứ diện đều

I. Lý thuyết

1. Định nghĩa

Tứ diện đều được coi là một trong 5 khối đa diện đều. Nếu một hình tứ diện có các mặt bên là các tam giác đều thì đây được gọi là hình tứ diện đều.

2. Tính chất

- Tứ diện đều có các tính chất như sau:

+ Bốn mặt xung quanh là các tam giác đều bằng nhau.
+ Các mặt của tứ diện là những tam giác có ba góc đều nhọn.
+ Tổng các góc tại một đỉnh bất kì của tứ diện là 180.

+ Hai cặp cạnh đối diện trong một tứ diện có độ dài bằng nhau.
+ Tất cả các mặt của tứ diện đều tương đương nhau.
+ Bốn đường cao của tứ diện đều có độ dài bằng nhau.
+ Tâm của các mặt cầu nội tiếp và ngoại tiếp nhau, trùng với tâm của tứ diện.
+ Hình hộp ngoại tiếp tứ diện là hình hộp chữ nhật.
+ Các góc phẳng nhị diện ứng với mỗi cặp cạnh đối diện của tứ diện bằng nhau.
+ Đoạn thẳng nối trung điểm của các cạnh đối diện là một đường thẳng đứng vuông góc của cả hai cạnh đó.
+ Một tứ diện có ba trục đối xứng.
+ Tổng các cos của các góc phẳng nhị diện chứa cùng một mặt của tứ diện bằng 1.

3. Cách vẽ

Bước 1: Đầu tiên các bạn hãy xem hình tứ diện đều là môt hình chóp tam giác đều ABCD.
Bước 2: Tiến hành vẽ mặt là cạnh đáy ví dụ là mặt BCD.
Bước 3: Tiếp theo các bạn tiến hành vẽ một đường trung tuyến của mặt đáy BCD. Ví dụ đường trung tuyến này là BM.
Bước 4: Sau đó các bạn tiến hành xác định trọng tâm G của tam giác BCD này
Bước 5: Tiến hành dựng đường cao.
Bước 6: Xác định điểm A trên đường vừa dựng và hoàn thiện hình tứ diện đều.

4. Công thức

- Một tứ diện đều sẽ có 6 cạnh bằng nhau và 4 mặt tam giác đều sẽ có các công thức tính thể tích như sau:

+ Thể tích tứ diện ABCD: Thể tích của một khối tứ diện bằng một phần ba tích số của diện tích mặt đáy và chiều cao của khối tứ diện tương ứng: V=\dfrac{1}{3}.S_{BCD}.AH
+ Thể tích tứ diện đều tam giác S.ABC: Thể tích của một khối chóp bằng một phần ba tích số của diện tích mặt đáy và chiều cao của khối chóp đó: V=\dfrac{1}{3}.B.h

II. Ví dụ minh họa

Ví dụ 1: Hãy tính thể tích khối tứ diện đều ABCD biết:

a) cạnh AB = 4 cm

b) cạnh CD = 6 cm

c) cạnh BD = 3 cm

Hướng dẫn giải

Áp dụng công thức tính thể tích tứ diện đều cạnh a: V = \frac{a^{3}\sqrt{2}}{12}

a) Vì ABCD là tứ diện đều nên các cạnh có độ dài bằng nhau: BC = CD = DA = BD = AC = AB = 4 cm nên a= 4 (cm). Khi đó thể tích ABCD là: V = 7,54 cm3

b) Vì là tứ diện đều nên AB = BC = DA = BD = AC = CD = 6 cm nên a= 6 (cm). Khi đó thể tích ABCD là: V = 25,46 cm3

c) Vì là tứ diện đều nên AB = BC = CD = DA = AC = BD = 3 cm nên a = 3 (cm). Khi đó thể tích ABCD là: V = 3,18 cm3

Ví dụ 2: Cho hình chóp đều S.ABCD (đáy là hình vuông), đường SA vuông góc với mặt phẳng (ABCD). Xác định hình chóp này có mặt đối xứng nào.

Hướng dẫn giải:

Ta có: BD vuông góc với AC, BD vuông góc với SA.

Từ đó suy ra, BD vuông góc với (SAC) => (SAC) là mặt phẳng trung trực của BD.

Ta kết luận rằng, (SAC) là mặt đối xứng của hình chóp và đây là mặt phẳng duy nhất.

III. Bài tập vận dụng

Bài 1: Tìm số mặt phẳng đối xứng của hình tứ diện đều.

Hướng dẫn giải:

Các mặt phẳng đối xứng của hình tứ diện đều là các mặt phẳng chứa một cạnh và qua trung điểm cạnh đối diện. Vì vậy, hình tứ diện đều sẽ có 6 mặt phẳng đối xứng.

Bài 2: Hãy tính thể tích của khối tứ diện đều ABCD khi biết:

a, Cạnh AB = 5cm

b, Cạnh CD = 7cm

c, Cạnh BD = 4cm

d, Cạnh AC = 6cm

Giải:

Để tính được thể tích khối tứ diện đều cạnh a, ta có công thức: 𝑉=𝑎3212

a, Vì ABCD là một khối tứ diện đều, nên các cạnh của tứ diện đều có độ dài bằng nhau:

BC = CD = DA = BD = AC = AB = 5cm

a = 4cm

Áp dụng công thức tính thể tích khối tứ diện đều, ta có:

𝑉=5321214,73( cm3)

b, Vì ABCD là một khối tứ diện đều, nên các cạnh của tứ diện đều có độ dài bằng nhau:

BC = CD = DA = BD = AC = AB = 7cm

a = 7cm

Áp dụng công thức tính thể tích khối tứ diện đều, ta có:

𝑉=7321240,42( cm3)

c, Vì ABCD là một khối tứ diện đều, nên các cạnh của tứ diện đều có độ dài bằng nhau:

BC = CD = DA = BD = AC = AB = 4cm

a = 4cm

Áp dụng công thức tính thể tích khối tứ diện đều, ta có:

𝑉=432127,54( cm3)

d, Vì ABCD là một khối tứ diện đều, nên các cạnh của tứ diện đều có độ dài bằng nhau:

BC = CD = DA = BD = AC = AB = 6cm

a = 6cm

Áp dụng công thức tính thể tích khối tứ diện đều, ta có:

𝑉=6321225,45( cm3)

Bài 3: Cho một khối tứ diện đều ABCD, có cạnh AB bằng 2a, hãy tính thể tích khối tứ diện đều này.

Giải:

Áp dụng công thức tính thể tích khối tứ diện đều ABCD, ta có:

𝑉=(2𝑎)3212=2𝑎323( cm3)

Vậy, thể tích khối tứ diện đều ABCD là 2𝑎323.

Bài 4: Tính thể tích khối hộp ABCD.A’B’C’D’. Biết rằng AA’B’D’ là khối tứ diện đều cạnh a.

Cách giải:

Ta có: AA’B’D’ là tứ diện đều, suy ra đường cao AH có H là tâm của tam giác đều A’B’D’ cạnh a.

Do đó:

A′H=2/3A′O′=2/3.a.sqrt(3)/2=a.sqrt(3)/3

⇒AH2=AA′2−A′H2=a^2−a^2/3=2a^2/3

⇒AH=a.sqrt(2/3)=a.sqrt(6)/3

Suy ra:

Diện tích tam giác đều A’B’D’ là: SA′B′D′=a^2.sqrt(3)/4

Diện tích hình thoi A’B’C’D’ là: SA′B′C′D′=2sB′C′D′=a^2.sqrt(3)/2

Vậy thể tích khối hộp đã cho là: V=B.h=a^2.sqrt(3)/2.a.sqrt(6)/3=a^3.sqrt(2)/2

Bài 5: Cho tứ diện ABCD gần đều có các cặp cạnh đối bằng nhau AB = CD = a và AC = BD = b và AD = BC = c. Tính thể tích tứ diện ABCD.

Dựng tứ diện APQR sao cho B, C, D lần lượt là trung điểm của các cạnh QR, RP, PQ.

Ta có: AD = BC = 1/2 . PQ ⇒ AQ = 1/2 . PQ

Mà D là trung điểm của PQ ⇒ AQ vuông góc AP

Chứng minh tương tự ta có: AQ vuông góc AR, AR vuông góc AP

Ta có: V ABCD = 1/4 . V APQR = 1/4 . AP . AQ . AR

Xét các tam giác vuông APQ, AQR, ARP ta có:

AP^2 + AQ^2 = 4c^2, AQ^2 + AR^2 = 4a^2, AR^2 + AP^2 = 4b^2

Từ đó suy ra: AP = √2 . √(-a^2 + b^2 + c^2), AQ = √2 . √(a^2 – b^2 + c^2), AR = √2 . √(a^2 + b^2 – c^2).

Vậy V ABCD = √2/12 . √((-a^2 + b^2 + c^2).(a^2 – b^2 + c^2).(a^2 + b^2 – c^2))

Bài 6:Tính thể tích khối tứ diện đều cạnh a.

Lời giải:

Tính thể tích khối tứ diện đều cạnh a (ảnh 1)

Gọi ABCD là tứ diện đều cạnh a.

Gọi H là tâm đường tròn ngoại tiếp tam giác BCD

HB = HC = HD nên H nằm trên trục đường tròn ngoại tiếp tam giác BCD. (1)

Lại có: AB = AC = AD vì ABCD là tứ diện đều

HA là trục đường tròn ngoại tiếp tam giác BCD

HA ⊥ (BCD)

Vì tam giác BCD là tam giác đều nên H đồng thời trọng tâm tam giác BCD. Gọi M là trung điểm của CD.

Xét tam giác BCD ta có:

BM=BDsin60°=a32

Theo tính chất trọng tâm ta có:

BH=23BM=23.a32=a33

Áp dụng định lí Pytago vào tam giác vuông AHB ta được:

AH2=AB2BH2=a2a332=2a23

AH=a23

Diện tích tam giác đều BCD cạnh a là:

SBCD=12.a.a32=a234

Do đó, thể tích khối tứ diện đều ABCD cạnh a là:

V=13AH.SBCD=13.a23.a234=a3212(đvtt).

Bài 7: Cho hình chóp đều S.ABCD (đáy là hình vuông), đường SA vuông góc với mặt phẳng (ABCD). Xác định hình chóp này có mặt đối xứng nào.

Lời giải:

Ta có: BD vuông góc với AC, BD vuông góc với SA. Suy ra, BD vuông góc với (SAC). Từ đó ta suy ra (SAC) là mặt phẳng trung trực của BD. Ta kết luận rằng, (SAC) là mặt đối xứng của hình chóp và đây là mặt phẳng duy nhất.

Cho điểm M nằm trong hình tứ diện đều ABCD. Chứng minh rằng tổng các khoảng cách từ M tới bốn mặt của hình tứ diện là một số không phụ thuộc vào vị trí của điểm M. Tổng đó bằng bao nhiêu nếu cạnh của tứ diện đều bằng a?

Lời giải:

Gọi ,,, lần lượt là khoảng các từ M đến (ABC), (ACD), (ABD), (BCD). Khối tứ diện ABCD được chia thành 4 khối tứ diện MABC, MACD, MABD, MBCD.

Ta có:

Lại vì ===

Nên =(1/3).S_ΔABC (+++) (1)

Gọi h là chiều cao của tứ diện đều, ta có:

Từ (1) và (2) có: +++=h

Vậy khoảng cách từ M đến 4 mặt của hình tứ diện là một số không phụ thuộc vào vị trí của M.

* Xét tứ diện đều ABCD có cạnh là a. Ta tính h.

Gọi là trực tâm của tam giác đều BCD và M là trung điểm của CD

Ta có:

1 59 28/07/2024


Xem thêm các chương trình khác: