Hình lăng trụ là gì? Lăng trụ đứng là gì, lăng trụ đều là gì? Tính chất và công thức hình lăng trụ
Vietjack.me giới thiệu bài viết Hình lăng trụ là gì? Lăng trụ đứng là gì, lăng trụ đều là gì? Tính chất và công thức hình lăng trụ bao gồm các định nghĩa, tính chất, các công thức và bài tập. Mời các bạn đón xem:
Hình lăng trụ là gì? Lăng trụ đứng là gì, lăng trụ đều là gì? Tính chất và công thức hình lăng trụ
I. Hình lăng trụ
1. Hình lăng trụ là gì?
Hình lăng trụ là một đa diện gồm có hai đáy là hai đa giác bằng nhau và nằm trên hai mặt phẳng song song, các mặt bên là hình bình hành, các cạnh bên song song hoặc bằng nhau
Theo đó, hai đáy này có thể là hình vuông, hình bình hình, hình tam giác hoặc hình chữ nhật,.. các mặt bên đều là hình bình hành và có các cạnh bên song song và bằng nhau.
2. Tính chất hình lăng trụ
Hình hộp là hình lăng trụ có đáy là hình bình hành
3. Thể tích hình lăng trụ
Thể tích hình lăng trụ bằng diện tích của mặt đáy và khoảng cách giữa hai mặt đáy hoặc là chiều cao.
V = B.h
Trong đó:
B: diện tích mặt đáy của hình lăng trụ
H: chiều cao của của hình lăng trụ
V: thể tích hình lăng trụ
II. Hình lăng trụ đứng
1. Hình lăng trụ đứng là gì?
Theo như khái niệm về hình lăng trụ ở trên, thì hình lăng trụ đứng là hình có:
-
Hai đáy của hình lăng trụ này là hai đa giác phẳng và bằng nhau, nằm trên hai mặt phẳng song song nhau.
-
Những mặt bên của hình lăng trụ đứng này đều là hình chữ nhật và vuông góc với những mặt phẳng có chứa những đa giác đáy.
Đối với hình lăng trụ dạng đứng, độ dài của cạnh bên chính là chiều cao của hình lăng trụ này, những cạnh bên song song và bằng nhau. Người ta thường gọi tên hình lăng trụ đứng theo tên của đa giác đáy như lăng trụ đứng tam giác, lăng trụ đứng tứ giác,.. Hình lăng trụ đứng có đáy là những đa giác đều sẽ gọi là lăng trụ đều.
2. Tính chất hình lăng trụ đứng
- Các cạnh bên của hình lăng trụ đứng vuông góc với đáy.
- Tất cả những mặt bên của hình lăng trụ đứng là hình chữ nhật.
- Những mặt phẳng chứa đáy song song với nhau.
- Chiều cao bằng cạnh bên của hình lăng trụ đứng.
Hình lăng trụ đứng là hình có đáy là hình bình hành thường có tên khác là hình hộp đứng. Hình lăng trụ đứng có đáy là đa giác đều sẽ được gọi tên theo đa giác đáy.
3. Công thức tính diện tích hình lăng trụ đứng
Diện tích các mặt xung quanh của hình lăng trụ đứng được tính bằng chiều cao của hình lăng trụ nhân với chu vi đáy.
Sxq = 2.p.h
Tronng đó:
-
p là nửa chu vi đáy
-
h là chiều cao
Từ công thức tính diện tích xung quanh của hình lăng trụ đứng ta suy ra được công thức tính diện tích toàn phần của nó.
Stp = Sxq + 2Sđ
Trong đó:
-
Sxq là diện tích xung quanh của hình lăng trụ đứng.
-
Sđ là diện tích đa giác ở đáy.
4. Công thức tính thể tích hình lăng trụ đứng
Thể tích của hình lăng trụ đứng được tính bằng diện tích của đáy nhân với chiều cao của hình lăng trụ.
V = S . h
Trong đó:
-
S là diện tích đáy
-
h là chiều cao
5. Một số hình lăng trụ đứng đặc biệt
a. Hình hộp đứng
Định nghĩa: Hình hộp đứng là hình hộp có cạnh bên vuông góc với mặt đáy.
Tính chất: Hình hộp đứng có 2 đáy là hình bình hành, 4 mặt xung quanh là 4 hình chữ nhật.
b. Hình hộp chữ nhật
Định nghĩa: Hình hộp chữ nhật là hình hộp đứng có đáy là hình chữ nhật.
Tính chất: Hình hộp chữ nhật có 6 mặt là 6 hình chữ nhật.
+ Hình chữ nhật có 12 cạnh, 8 đỉnh và 6 mặt.
+ Các đường chéo có hai đầu mút là 2 đỉnh đối nhau của hình hộp chữ nhật đồng quy tại một điểm
+ Diện tích của hai mặt đối diện trong hình hộp chữ nhật bằng nhau
+ Chu vi của hai mặt đối diện trong hình hộp chữ nhật bằng nhau
Thể tích khối hộp chữ nhật: V = a.b.h
c. Hình lập phương
Định nghĩa: Hình lập phương là hình hộp chữ nhật 2 đáy và 4 mặt bên đều là hình vuông.
Tính chất: Hình lập phương có 6 mặt đều là hình vuông.
+ Khối lập phương là hình đa diện đều loại {4; 3}. Các mặt là hình vuông, mỗi đỉnh là đỉnh chung của 3 mặt.
+ Khối lập phương có 6 mặt, 8 đỉnh, 12 cạnh.
Thể tích khối lập phương: V = a3
III. Hình lăng trụ đều
1. Hình lăng trụ đều là gì?
Hình lăng trụ đều là hình lăng trụ đứng có đáy là đa giác đều.
2. Tính chất hình lăng trụ đều
-
Hai đáy là hai đa giác đều bằng nhau do đó các cạnh đáy bằng nhau.
-
Cạnh bên vuông góc với mặt đáy.
-
Các mặt bên là các hình chữ nhật.
3. Một số hình lăng trụ đều
- Hình lăng trụ tam giác đều là hình lăng trụ có hai đáy là 2 hình tam giác đều.
- Hình lăng trụ tứ giác đều là hình lăng trụ đều có đáy là hình vuông.
- Hình lăng trụ ngũ giác đều là hình lăng trụ đều có đáy là hình ngũ giác.
+ Có 7 mặt: 5 mặt bên và 2 mặt đáy
- Hình lăng trụ lục giác đều là hình lăng trụ đều có đáy là lục giác.
+ Có 8 mặt: 6 mặt bên và 2 mặt đáy
IV. Bài tập về hình lăng trụ
Câu 1: Các mặt bên của một bát diện đều là hình gì?
A. Tam giác cân | C. Hình chữ nhật |
B. Tam giác đều | D. Hình vuông |
Đáp án: B
Câu 2: Xét các mệnh đề sau:
1. Hai khối đa diện đều có thể tích bằng nhau là hai đa diện bằng nhau.
2. Hai khối đa diện bằng nhau thì có thể tích bằng nhau.
3. Hai khối chóp có thể tích bằng nhau thì có chiều cao bằng nhau.
4. Hai khối lập phương có thể tích bằng nhau là hai đa diện bằng nhau.
5. Hai khối hộp chữ nhật có thể tích bằng nhau là hai đa diện bằng nhau.
Có bao nhiêu mệnh đề sai trong các mệnh đề sau?
A.1 | B. 2 | C. 3 | D. 4 |
Câu 3: Tính thể tích của hình lập phương có độ dài đường chéo bằng
A. 8
B. 24
C.12
D.16
Câu 4: Thể tích khối hộp chữ nhật ABC.A'B'C'D có các cạnh AB = 3, AD = 4, AA' = 5 là
A.
B.
C.
D.
Câu 5: Ông A dự định sử dụng hết 6,5 m2 kính để làm một bể cá bằng kính có dạng hình hộp chữ nhật không nắp, chiều dài gấp đôi chiều rộng (các mối ghép có dạng kích thước không đáng kể). Bể cá có dung tích lớn nhất bằng bao nhiêu (kết quả làm tròn đến hàng trăm)?
A.2.26 m3
B.1.61 m3
C.1.33 m3
D. 1.5 m3
Xem thêm các chương trình khác:
- Các dạng bài tập Tiếng Anh thông dụng nhất
- 3000 câu hỏi ôn tập môn Tiếng Anh có đáp án
- Toàn bộ kiến thức về cụm động từ | Định nghĩa và cách dùng
- 500 đoạn văn Tiếng Anh thông dụng nhất và cách làm
- 1000 câu hỏi ôn tập môn Công nghệ có đáp án
- 1000 câu hỏi ôn tập Giáo dục công dân
- 3000 câu hỏi ôn tập môn Vật lí có đáp án
- Tổng hợp Dạng bài - Công thức môn Vật lí
- Phương trình hóa học | Tổng hợp PTHH của các chất hữu cơ, vô cơ chính xác nhất
- Đồng phân & Công thức cấu tạo của các chất hữu cơ
- Nhận biết các chất Hóa học
- Cấu hình electron
- So sánh bán kính nguyên tử và bán kính ion
- 1000 câu hỏi ôn tập môn Hóa có đáp án
- Wiki các chất hóa học | Định nghĩa, tính chất, nhận biết, điều chế, ứng dụng
- Cách đọc danh pháp hóa học (chương trình mới) đầy đủ nhất
- Công thức Lewis của một số chất thường gặp (chương trình mới)
- Công thức electron của một số chất thường gặp (chương trình mới)
- Công thức cấu tạo của một số chất thường gặp (chương trình mới)
- Công thức hợp chất khí với hidro của các nguyên tố (phổ biến) | Cách viết công thức hợp chất khí với hidro
- Công thức hidroxit cao nhất của các nguyên tố (phổ biến) | Cách viết công thức hidroxit cao nhất
- Công thức oxit cao nhất của các nguyên tố (phổ biến) | Cách viết công thức oxit cao nhất
- 2000 câu hỏi ôn tập môn Tin học có đáp án
- 3000 câu hỏi ôn tập môn Lịch sử có đáp án
- 3000 câu hỏi ôn tập môn Địa lí có đáp án
- 2000 câu hỏi ôn tập môn Sinh học có đáp án
- Tổng hợp Dạng bài - Công thức môn Sinh học
- Tổng hợp về các tác giả văn học
- 3000 câu hỏi ôn tập môn Ngữ văn có đáp án
- Tổng hợp kiến thức Ngữ Văn
- Trò chơi Powerpoint | Game Powerpoint
- Tổng hợp bài thu hoạch BDTX Giáo viên mầm non (2024) theo Thông tư 12
- Tổng hợp bài thu hoạch BDTX Giáo viên tiểu học (2024)
- Tổng hợp bài thu hoạch BDTX Giáo viên THCS (2024)
- Tổng hợp bài thu hoạch BDTX Giáo viên THPT (2024)