Lý thuyết, cách xác định và bài tập về góc nội tiếp

Với tài liệu về góc nội tiếp bao gồm: lý thuyết và bài tập cũng như những định nghĩa, tính chất, các dạng bài sẽ giúp bạn nắm vững kiến thức và học tốt môn Toán hơn.

 

1 123 05/08/2024


Góc nội tiếp

A. Lý thuyết

1. Định nghĩa

+ Góc nội tiếp là góc có đỉnh nằm trên đường tròn và hai cạnh chứa hai dây cung của đường tròn đó.

+ Cung nằm bên trong góc được gọi là cung bị chắn.

Lý thuyết Góc nội tiếp - Lý thuyết Toán lớp 9 đầy đủ nhất

Lý thuyết Góc nội tiếp - Lý thuyết Toán lớp 9 đầy đủ nhất

2. Định lý.

Trong một đường tròn, số đo của góc nội tiếp bằng nửa số đo của cung bị chắn.

Lý thuyết Góc nội tiếp - Lý thuyết Toán lớp 9 đầy đủ nhất

Lý thuyết Góc nội tiếp - Lý thuyết Toán lớp 9 đầy đủ nhất

+ ∠BAC là góc nội tiếp chắn cung nhỏ BC (như hình 1) và chắn cung lớn BC (như hình 2)

+ Ta có thể viết:Lý thuyết Góc nội tiếp - Lý thuyết Toán lớp 9 đầy đủ nhất

3. Hệ quả.

Trong một đường tròn:

+ Các góc nội tiếp bằng nhau chắn các cung bằng nhau.

+ Các góc nội tiếp cùng chắn một cung hoặc chắn các cung bằng nhau thì bằng nhau.

+ Góc nội tiếp (nhỏ hơn hoặc bằng 90°) có số đo bằng nửa số đo của góc ở tâm cùng chắn một cung.

+ Góc nội tiếp chắn nửa đường tròn là góc vuông.

4. Ví dụ cụ thể

Câu 1: Cho tam giác ABC cân tại A (∠A = 90°). Vẽ đường tròn đường kính AB cắt BC tại D, cắt AC tại E. Chứng minh rằng: Tam giác DBE cân.

Lời giải:

Lý thuyết Góc nội tiếp - Lý thuyết Toán lớp 9 đầy đủ nhất

Ta có:

Lý thuyết Góc nội tiếp - Lý thuyết Toán lớp 9 đầy đủ nhất

+ ∠BDA = 90° (vì ∠BDA là góc nội tiếp chắn nửa đường tròn)

⇒ AD ⊥ BC

Mà ΔABC cân tại A nên AD vừa là đường cao vừa là đường phân giác góc A.

Khi đó ta có:

Lý thuyết Góc nội tiếp - Lý thuyết Toán lớp 9 đầy đủ nhất

B. Bài tập tự luận

Câu 1: Cho đường tròn (O; R) đường kính BC cố định. Điểm A di động trên đường tròn khác B và C. Vẽ đường kính AOD. Xác định vị trí điểm A để diện tích ΔABC đạt giá trị lớn nhất, khi đó Toán lớp 9 | Lý thuyết - Bài tập Toán 9 có đáp án

Toán lớp 9 | Lý thuyết - Bài tập Toán 9 có đáp án

Lời giải:

Toán lớp 9 | Lý thuyết - Bài tập Toán 9 có đáp án

Câu 2: Cho nửa đường tròn đường kính AB = 2m, dây CD // AB (C ∈ AD^). Tính độ dài các cạnh của hình thang ABCD biết chu vi hình thang bằng 5cm.

Toán lớp 9 | Lý thuyết - Bài tập Toán 9 có đáp án

Lời giải:

Ta có:

Toán lớp 9 | Lý thuyết - Bài tập Toán 9 có đáp án

C. Bài tập tự luyện

Bài 1. Cho đường tròn (O) có các dây cung AB, BC, CA. gọi M là điểm chính giữa cung nhỏ AB. Vẽ dây MN song song với BC và gọi S là giao điểm của MN và AC. Chứng minh SM = SC và SN = SA?

Bài 2. Cho đường tròn (O), lấy điểm I không nằm trên đường tròn (O). Từ I kẻ hai dây cung AB và CD (A nằm giữa I và B; C nằm giữa I và D).

a) So sánh các cặp góc ACI^ABD^; IAC^BDC^.

b) Chứng minh các tam giác IAC và tam giác IDB đồng dạng;

c) Chứng minh IA.IB = IC.ID;

Bài 3. Cho tam giác ABC có ba góc nhọn, đường cao AH và nội tiếp đường tròn tâm O, đường kính AM.

a) Tính ACM^;

b) Chứng minh BAH^=OCA^;

c) Gọi N là giao điểm của AH với đường tròn (O). Tứ giác BCMN là hình gì? Vì sao?

Bài 4. Đường tròn (O) và hai dây MA, MB vuông góc với nhau. Gọi I, K lần lượt là điểm chính giữa của các cung nhỏ MA và MB.

a) Chứng minh ba điểm A, O, B thẳng hàng;

b) Gọi P là giao của AK và BI. Chứng minh P là tâm đường tròn nội tiếp tam giác MAB.

Bài 5. Cho đường tròn (O) có đường kính AB điểm D thuộc đường tròn. Gọi E là điểm đối xứng với A qua D.

a) Tam giác ABE là tam giác gì?

b) gọi K là giao điểm của EB với (O). Chứng minh rằng OD ⊥ AK.

Xem thêm lý thuyết và các dạng bài tập Toán lớp 9 khác:

1 123 05/08/2024


Xem thêm các chương trình khác: