Lý thuyết, cách xác định và bài tập các cách tính thể tích hình hộp chữ nhật

Với tài liệu về các cách tính thể tích hình hộp chữ nhật bao gồm: lý thuyết và bài tập cũng như những định nghĩa, tính chất, các dạng bài sẽ giúp bạn nắm vững kiến thức và học tốt môn Toán hơn.

 

1 101 05/08/2024


Thể tích hình hộp chữ nhật

A. Lý thuyết

1. Đường thẳng vuông góc với mặt phẳng. Hai mặt phẳng vuông góc

a) Đường thẳng vuông góc với mặt phẳng

– Đường thẳng d gọi là vuông góc với mặt phẳng ( P ) nếu đường thẳng d vuông góc với hai đường thẳng cắt nhau nằm trong mặt phẳng ( P ). Kí hiệu d ⊥ ( P ).

– Nếu một đường thẳng a vuông góc với mặt phẳng ( P ) tại điểm A thì nó vuông góc với mọi đường thẳng nằm trong ( P ) và đi qua điểm A.

Lý thuyết Thể tích của hình hộp chữ nhật | Lý thuyết và Bài tập Toán 8 có đáp án Lý thuyết Thể tích của hình hộp chữ nhật | Lý thuyết và Bài tập Toán 8 có đáp án

b) Hai mặt phẳng vuông góc

– Mặt phẳng ( P ) gọi là vuông góc với mặt phẳng ( Q ) nếu mặt phẳng ( P ) chứa đường thẳng vuông góc với mặt phẳng ( Q ). Kí hiệu ( Q ) ⊥ ( P ).

Lý thuyết Thể tích của hình hộp chữ nhật | Lý thuyết và Bài tập Toán 8 có đáp án

c) Ví dụ áp dụng

Ví dụ: Cho hình hộp chữ nhật ABCD.MNPQ. Chứng minh rằng ( AMQD ) ⊥ ( CPQD )

Lý thuyết Thể tích của hình hộp chữ nhật | Lý thuyết và Bài tập Toán 8 có đáp án

Lời giải:

Ta có:Lý thuyết Thể tích của hình hộp chữ nhật | Lý thuyết và Bài tập Toán 8 có đáp án

Mà DC ∈ ( DCPQ ) ⇒ ( AMQD ) ⊥ ( DCPQ )

2. Thể tích hình hộp chữ nhật

a) Thể tích hình hộp chữ nhật

Lý thuyết Thể tích của hình hộp chữ nhật | Lý thuyết và Bài tập Toán 8 có đáp án

Ta có V = a.b.h

b) Thể thích hình lập phương

Lý thuyết Thể tích của hình hộp chữ nhật | Lý thuyết và Bài tập Toán 8 có đáp án

Ta có: V = a3.

c) Ví dụ áp dụng

Ví dụ: Cho hình hộp chữ nhật ABCD.A'B'C'D' có AB = 12cm, AD = 16cm, AA' = 25cm. Tính thể tích hình hộp chữ nhật ABCD.A'B'C'D'.

Lời giải:

Lý thuyết Thể tích của hình hộp chữ nhật | Lý thuyết và Bài tập Toán 8 có đáp án

Ta có VABCD.A'B'C'D' = AB.AD.AA' = 12.16.25 = 4800( cm3 ).

B. Bài tập tự luyện

Bài 1: Cho hình hộp chữ nhật ABCD.A1B1C1D1 có ABCD là hình vuông. Gọi O là giao điểm của AC và BD, O1 là giao điểm của A1C1 và B1D1. Chứng minh rằng:

a) BDD1B1 là hình chữ nhật.

b) OO1 ⊥ ( ABCD )

Lời giải:

Bài tập Thể tích của hình hộp chữ nhật | Lý thuyết và Bài tập Toán 8 có đáp án

a) Từ giả thiết ABCD.A1B1C1D1 là hình hộp chữ nhật nên các mặt bên ( BB1A1A ),( BB1C1C ) là hình chữ nhật, do đó ta có:

Bài tập Thể tích của hình hộp chữ nhật | Lý thuyết và Bài tập Toán 8 có đáp án ⇒ BB1 ⊥ mp( ABCD )

Mặt khác đường chéo BD ⊂ mp( ABCD ) và đi qua B nên:

BB1 ⊥ BD ⇒ Bˆ1BD = 900

Chứng minh tương tự như trên, ta cũng được: BB1D1ˆ = BDD1ˆ = 900

Điều đó chứng tỏ tứ giác BDD1B1 có ba góc vuông nên là hình chữ nhật.

b) Chứng minh tương tự như câu a, ta có tứ giác ACC1A1 là hình chữ nhật

Áp dụng tính chất đường chéo và các hình vuông ABCD, A1B1C1D1 ta được O là trung điểm của AC và BD và O1 là trung điểm của A1C1 và B1D1

⇒ OO1 là đường trung bình của các hình chữ nhật BDD1B1 và ACC1A1

Do đó: OO1//BB1//DD1//AA1//CC1

Suy raBài tập Thể tích của hình hộp chữ nhật | Lý thuyết và Bài tập Toán 8 có đáp án

Bài 2: Các kích thức của hình hộp chữ nhật như trên hình vẽ. Tính độ dài của đoạn AC1 ?

Bài tập Thể tích của hình hộp chữ nhật | Lý thuyết và Bài tập Toán 8 có đáp án

Lời giải:

Vì ABCD.A1B1C1D1 là hình hộp chữ nên

CC1 ⊥ mp( ABCD ) ⇒ CC1 ⊥ AC hay tam giác ACC1 vuông tại C, đáy ABCD là hình chữ nhật nên tam giác ACD vuông tại D.

Áp dụng định lý Py – ta – go ta có:

Bài tập Thể tích của hình hộp chữ nhật | Lý thuyết và Bài tập Toán 8 có đáp án

Thay đẳng thức ( 1 ) vào ( 2 ) ta được:

AC12 = CD2 + AD2 + CC12 ⇒ AC1 = √ (CD2 + AD2 + CC12)

Hay AC1 = √ (302 + 402 + 1202) = √ (1302) = 130( cm )

Xem thêm các phần lý thuyết, các dạng bài tập Toán lớp 8 có đáp án chi tiết hay khác:

1 101 05/08/2024


Xem thêm các chương trình khác: