Các loại hình học không gian cơ bản nhất

Với tài liệu về Các loại hình học không gian cơ bản nhất bao gồm: lý thuyết và bài tập cũng như những định nghĩa, tính chất, các dạng bài sẽ giúp bạn nắm vững kiến thức và học tốt môn Toán hơn.

1 1,652 07/01/2024


Các loại hình học không gian cơ bản nhất

I. Lý thuyết

Hình học không gian là những loại hình được mô phỏng trong không gian 3 chiều, nó sẽ tạo thành một khối trụ chứ không phải là một mặt phẳng. Một khối trụ sẽ được cấu tạo bởi nhiều mặt phẳng.

Chúng ta thường có các bài toán như tính diện tích toàn phần, diện tích xung quanh, diện tích mặt đáy, và cuối cùng thường gặp nhất đó là tính thể tính.

II. Các loại hình học không gian cơ bản

Hình hộp chữ nhật chính là một hình không gian có 6 mặt đều là hình chữ nhật.

Các loại hình học không gian cơ bản nhất (ảnh 1)

2. Hình lập phương

Hình lập phương chính là một khối đa diện gồm 6 mặt đều là hình vuông.

Các loại hình học không gian cơ bản nhất (ảnh 1)

Trong phần hình học không gian chúng ta được làm quen với hình khối lăng trụ, nó là một đa diện có hai mặt đáy là các đa giác tương đẳng và các mặt còn lại là hình bình hành

Hình chóp chính là một khối đa diện được tạo ra bằng cách kết nối một điểm của một đa giác và một điểm, được gọi là đỉnh. Mỗi cạnh và đỉnh tạo ra một hình tam giác được gọi là mặt bên

Các loại hình học không gian cơ bản nhất (ảnh 1)

Hình cầu chính là phần không gian nằm bên trong một bề mặt gồm các điểm trong không gian nằm cách tâm một khoảng cách không đổi

Các loại hình học không gian cơ bản nhất (ảnh 1)

Hình trụ là hình được tạo ra bởi hai đáy là hai hình tròn bằng nhau. Khi quay hình chữ nhật quanh một cạnh cố định thì chúng ta sẽ được một hình trụ.

Các loại hình học không gian cơ bản nhất (ảnh 1)

Trong hình học không gian, hình nón là hình được tạo ra bởi một tam giác vuông quay quanh trục của nó.

Các loại hình học không gian cơ bản nhất (ảnh 1)

III. Các dạng hình học không gian thường gặp và cách giải

Dạng 1: Tìm giao tuyến của hai mặt phẳng

Các loại hình học không gian cơ bản nhất (ảnh 1)

Để tìm giao tuyến của hai mặt phẳng, các em có thể áp dụng 1 trong 2 cách sau:

  • Cách 1: Tìm 2 điểm chung giữa hai mặt phẳng
    • Điểm chung thứ nhất: Thường là điểm đề cho sẵn, dễ thấy.
    • Điểm chung thứ hai: Mỗi mặt phẳng tìm một đường thẳng sao cho cả hai đường thẳng này đều nằm trên cùng một mặt phẳng thứ ba nhưng không song song. Giao điểm của hai đường thẳng chính là điểm chung cần tìm.

Nối hai điểm chung, các em sẽ tìm được giao tuyến của hai mặt phẳng.

  • Cách 2: Nếu hai mặt phẳng đã cho chứa hai đường thẳng song song với nhau thì giao tuyến cần tìm chính là đường thẳng đi qua điểm chung và song song với hai đường thẳng này.

Dạng 2: Tìm giao điểm của đường thẳng và mặt phẳng

Các loại hình học không gian cơ bản nhất (ảnh 1)

Tìm giao điểm của đường thẳng a và mặt phẳng (P) trong hình học không gian tức là tìm giao điểm của đường thẳng a với một đường thẳng b thuộc mặt phẳng (P).

Nếu không tìm ra được đường thẳng b này, các em hãy làm theo các bước sau:

  • Bước 1: Tìm một mặt phẳng (Q) chứa đường thẳng a.
  • Bước 2: Tìm giao tuyến b giữa 2 mặt phẳng (P) và (Q).
  • Bước 3: Tìm giao điểm giữa đường thẳng a và giao tuyến b.

Dạng 3: Chứng minh 3 điểm thẳng hàng

Các loại hình học không gian cơ bản nhất (ảnh 1)

Để chứng minh 3 điểm thẳng hàng trong hình học không gian, các em chỉ cần chứng minh 3 điểm này nằm trên giao tuyến của hai mặt phẳng riêng biệt.

Dạng 4: Chứng minh 3 đường thẳng đồng quy

Các loại hình học không gian cơ bản nhất (ảnh 1)

Khi gặp dạng toán chứng minh 3 đường thẳng đồng quy trong hình học không gian, các em có thể chứng minh bằng 2 cách sau:

  • Cách 1: Tìm giao điểm 2 đường thẳng nằm trên hai mặt phẳng riêng biệt. Sau đó chứng minh giao tuyến của hai mặt phẳng này chính là đường thẳng thứ 3.
  • Cách 2: Chứng minh 3 đường thẳng đều thuộc các mặt phẳng riêng biệt và cắt nhau từng đôi một.

Dạng 5: Tìm tập hợp giao điểm của 2 đường thẳng

Đối với bài toán tìm tập hợp giao điểm của 2 đường thẳng, các em hãy vận dụng kiến thức hình học không gian để giải lần lượt theo các bước như sau:

  • Bước 1: Tìm mặt phẳng (P) cố định chứa đường thẳng a.
  • Bước 2: Tìm mặt phẳng (Q) cố định chứa đường thẳng b.
  • Bước 3: Tìm giao tuyến c của hai mặt phẳng (P) và (Q). Tập hợp giao điểm cần tìm thuộc giao tuyến c.
  • Bước 4: Giới hạn.

Dạng 6: Dựng thiết diện của mặt phẳng và khối đa diện

Các loại hình học không gian cơ bản nhất (ảnh 1)

Dạng bài dựng thiết diện của mặt phẳng và khối đa diện sẽ trở nên đơn giản hơn khi các em làm theo cách giải dưới đây:

  • Tìm đoạn giao tuyến của mặt phẳng với các mặt của khối đa diện:
    • Đầu tiên, các em hãy tìm giao tuyến của mặt phẳng với một mặt của khối đa diện.
    • Sau đó, các em kéo dài giao tuyến này sao cho cắt các cạnh thuộc mặt này của khối đa diện.
    • Các em làm tương tự với các mặt khác của khối đa diện cho đến khi các giao tuyến khép kín.
    • Loại bỏ các đoạn thẳng bên ngoài khối đa diện, các em sẽ được thiết diện cần dựng.

Dạng 7: Chứng minh một đường thẳng đi qua một điểm cố định

Nếu các em gặp dạng bài tập hình học không gian này thì cũng đừng quá lo lắng. Các em hãy áp dụng phương pháp dưới đây để giải quyết dạng bài tập này một cách “nhanh, gọn, lẹ”:

  • Chứng minh đường thẳng a là giao tuyến của hai mặt phẳng (P) và (Q).
  • Mặt phẳng (P) cố định, mặt phẳng (Q) di động quanh một đường thẳng b.
  • Tìm giao điểm I của mặt phẳng (P) và b.
  • Suy ra được đường thẳng a đi qua điểm cố định I.

Dạng 8: Chứng minh 2 đường thẳng song song

Các loại hình học không gian cơ bản nhất (ảnh 1)

Đối với dạng bài chứng minh 2 đường thẳng song song trong hình học không gian, có 3 cách giải thông dụng mà các em có thể áp dụng như sau:

  • Cách 1: Chứng minh đường thẳng a và b đồng phẳng. Sau đó, áp dụng các phương pháp thường dùng để chứng minh song song trong hình học phẳng. Ví dụ như định lý Talet, sử dụng đường trung bình,…. Cuối cùng các em có thể kết luận a // b.
  • Cách 2: Sử dụng một đường thẳng thứ 3 là c. Chứng minh a và b song song với đường thẳng này. Theo tính chất bắc cầu, các em sẽ suy ra được a // b.
  • Cách 3: Vận dụng định lý của đường giao tuyến “Nếu hai mặt phẳng cắt nhau và lần lượt chứa hai đường thẳng song song cho trước thì giao tuyến của chúng sẽ cùng phương với 2 đường thẳng ấy.”

Dạng 9: Tìm góc giữa 2 đường thẳng chéo nhau

Dạng toán tìm góc giữa 2 đường thẳng chéo nhau cũng thường thấy khi học hình học không gian. Để giải được loại bài tập này, các em chỉ cần sử dụng phương pháp đơn giản như sau:

  • Bước 1: Lấy 1 điểm O tại 1 vị trí tùy ý.
  • Bước 2: Qua điểm O vừa chọn, lần lượt vẽ c // a, d // b.
  • Bước 3: Góc nhọn tạo thành giữa 2 đường thẳng c và d chính là góc giữa 2 đường thẳng chéo nhau mà ta đang cần tìm.

Dạng 10: Chứng minh đường thẳng song song với mặt phẳng

Các loại hình học không gian cơ bản nhất (ảnh 1)

Đối với dạng bài tập này, hãy áp dụng 1 trong 2 cách dưới đây:

  • Cách 1: Tiến hành chứng minh a song song với một đường thẳng b bất kì thuộc mặt phẳng (P). Nếu chưa tìm được b, các em hãy làm tuần tự các bước như sau:
    • Bước 1: Tìm một mặt phẳng (Q) có chứa a, (Q) không song song với (P).
    • Bước 2: Tìm b = (P) ∩ (Q).
    • Bước 3: Tiến hành chứng minh a // b.
  • Cách 2: Chứng minh a thuộc (Q) // (P).

Dạng 11: Dựng thiết diện song song với một đường thẳng cho trước

Các loại hình học không gian cơ bản nhất (ảnh 1)

Dựng thiết diện song song với một đường thẳng cho trước (Nguồn: Internet)

Dựng thiết diện song song với một đường thẳng cho trước trong hình học không gian không quá khó. Các em hãy dựa vào tính chất: Mặt phẳng song song với đường thẳng a, nếu cắt mặt phẳng nào chứa a thì sẽ cắt theo giao tuyến song song với a để “công phá” dạng bài tập này.

Dạng 12: Chứng minh 2 mặt phẳng song song

Các loại hình học không gian cơ bản nhất (ảnh 1)

Chứng minh 2 mặt phẳng song song có nghĩa là các em sẽ tiến hành chứng minh mặt phẳng thứ nhất chứa 2 đường thẳng cắt nhau lần lượt song song với mặt phẳng còn lại.

Dạng 13: Thiết diện cắt bởi một mặt phẳng song song với một mặt phẳng cho trước

Khi gặp dạng toán thiết diện cắt bởi một mặt phẳng song song với một mặt phẳng cho trước, các em hãy sử dụng định lý: “Nếu hai mặt phẳng song song bị cắt bởi một mặt phẳng thứ ba thì 2 giao tuyến song song nhau.“

1 1,652 07/01/2024


Xem thêm các chương trình khác: