Điều kiện để hai đường thẳng cắt nhau, song song, trùng nhau, vuông góc

Với tài liệu về Điều kiện để hai đường thẳng cắt nhau, song song, trùng nhau, vuông góc bao gồm: lý thuyết và bài tập cũng như những định nghĩa, tính chất, các dạng bài sẽ giúp bạn nắm vững kiến thức và học tốt môn Toán hơn.

1 1,629 28/12/2023


Điều kiện để hai đường thẳng cắt nhau, song song, trùng nhau, vuông góc

I. Lý thuyết

Cho hai đường thẳng y=ax+b và y’=a’x+b’

1. Hai đường thẳng vuông góc với nhau: a.a’ = -1.

2. Hai đường thẳng song song với nhau: a = a’ và b ≠ b’.

3. Hai đường thẳng cắt nhau: a ≠ a’.

4. Hai đường thẳng trùng nhau: a = a’ và b = b’.

Hai đường thẳng được cho là vuông góc với nhau khi chỉ số a x a’= -1. Khi đó, chúng gặp nhau và tạo thành 1 góc 90 độ. Trường hợp song song là khi chỉ số a = a’ và b ≠ b’, trong trường hợp này thì 2 đường thẳng không có điểm chung và không giao nhau tại 1 số thời điểm. Khi chỉ số a ≠ a’ sẽ dẫn đến trường hợp 2 đường thẳng giao nhau. Trùng nhau ở trường hợp a = a’.

II. Bài tập vận dụng

Bài 1: Tìm m để hai đường thẳng y = (m + 1)x – 3 và y = (2m – 1)x + 4:

a) Song song

b) Vuông góc.

Hướng dẫn giải:

a) y = (m + 1)x – 3 và y = (2m – 1)x + 4 song song

⇔ m + 1 = 2m – 1

⇔ m = 2.

Vậy m = 2.

b) y = (m + 1)x – 3 và y = (2m – 1)x + 4 vuông góc

⇔ (m + 1)(2m – 1) = -1

⇔ 2m2 + m – 1 = -1

⇔ 2m2 + m = 0

⇔ m(2m + 1) = 0

Điều kiện để hai đường thẳng cắt nhau, song song, trùng nhau, vuông góc (ảnh 1)

Vậy với m= 0 hoặc m = -1/2 thì hai đường thẳng trên vuông góc.

Bài 2:

a) Tìm đường thẳng song song với đường thẳng y = 2x + 1 và cắt trục tung tại điểm có tung độ bằng 4.

b) Tìm đường thẳng vuông góc với đường thẳng y = 13x + 4 và đi qua A(2; -1).

Hướng dẫn giải:

a) Gọi đường thẳng cần tìm là (d): y = ax + b.

(d) song song với đường thẳng y = 2x + 1 ⇒ a = 2.

(d) cắt trục tung tại điểm có tung độ bằng 4 ⇒ b = 4.

Vậy đường thẳng cần tìm là y = 2x + 4.

b) Gọi đường thẳng cần tìm là (d’): y = kx + m

(d) vuông góc với đường thẳng y = 13x + 4 ⇔ k. 13 = -1 ⇔ k = -3.

(d) đi qua A(2; -1) ⇔ -1 = 2k + m = 2.(-3) + m ⇔ m = 5.

Vậy đường thẳng cần tìm là y = -3x + 5.

Bài 3: Đồ thị của hàm số y = 2x + 1 và y = 2x – 1 :

A. Song song

B. Vuông góc

C. Cắt nhau

D. Trùng nhau.

Lời giải:

Đáp án: A

Bài 4: Đường thẳng y = 2x + 1 vuông góc với đường thẳng nào dưới đây ?

A. y = 2x + 3

B. y = -2x + 3

C. y = 12x

D. y= -12x

Lời giải:

Đáp án: D

Bài 5: Đường thẳng y = (2m – 3)x + 1 và đường thẳng y = -x + 3 song song nhau thì giá trị của m là :

A. -1

B. 0

C. 1

D. 2

Lời giải:

Đáp án: C

Bài 6: Hai đường thẳng y = (m – 2)x + 3 và y = mx – 1 vuông góc với nhau thì giá trị của m là :

A. m = 0

B. m = 1

C. m = 2

D. m = 3.

Lời giải:

Đáp án: B

Bài 7: Hàm số có đồ thị vuông góc với đường thẳng y = 2x + 1 và đi qua điểm A(-1 ; 2) là :

A. y = 2x + 4

B. y = -2x.

C. y = -12x + 32

D. y = -12x - 32

Lời giải:

Đáp án: C

Bài 8: Tính góc tạo bởi hai đường thẳng y = -3x + 1 và y = 13x.

Hướng dẫn giải:

Đường thẳng (d1) : y = -3x + 1 có hệ số góc k1 = -3

Đường thẳng (d2) : y = 13x có hệ số góc k2 =13 .

Ta có : k1. k2 = -1

⇒ (d1) ⊥ (d2).

Hay góc tạo bởi (d1) và (d2) là 90o.

Bài 9: Cho hai đường thẳng (d1) y = (2 – m2)x + m – 5 và (d2) y = mx + 3m – 7.

a) Tìm m để d1 // d2.

b) Có giá trị nào của m để d1 và d2 trùng nhau không ?

Hướng dẫn giải:

a) d1 // d2

Điều kiện để hai đường thẳng cắt nhau, song song, trùng nhau, vuông góc (ảnh 1)

⇔ m = -2.

b) d1 và d2 trùng nhau

Điều kiện để hai đường thẳng cắt nhau, song song, trùng nhau, vuông góc (ảnh 1)

⇔ m = 1.

Bài 10: Cho đường thẳng (d) : y = -2x + 1. Xác định đường thẳng d’ đi qua M(-1 ; 2) và vuông góc với d.

Hướng dẫn giải:

Gọi đường thẳng cần tìm là y = kx + m

(d’) vuông góc với (d) ⇔ k.(-2) = -1 ⇔ k = 12 .

(d’) đi qua M(-1; 2) ⇔ 2 = k.(-1) + m hay m = 2 + k = 52 .

Vậy đường thẳng cần tìm là y = 12x + 52 .

Bài 11: Cho đường thẳng (d) : y = 2x + 1 và điểm M(1 ; 1). Xác định hình chiếu của M lên đường thẳng (d).

Hướng dẫn giải:

+ Tìm đường thẳng d’: y = kx + m qua M và vuông góc với d:

(d’) vuông góc với (d) ⇔ k.2 = -1 ⇔ k = -12 .

(d’) đi qua M(1; 1) ⇔ ⇔ m = 12 .

Vậy d’: y = -12x + 12 .

+ Hình chiếu H của M trên d chính là giao điểm của d và d’.

Hoành độ điểm H là nghiệm của phương trình:

2x +1 = -12x 12 ⇔ x = -15 ⇒ y = 35 .

Vậy hình chiếu của M trên d là H (-15; 35).

Bài 12: Cho hai hàm số y = kx + m -2 và y = (5 - k).x + (4 - m). Tìm m, k để đồ thị của hai hàm số

a, Trùng nhau

b, Song song với nhau

c, Cắt nhau

Bài 13:Cho hàm số y = (2m - 3)x + m - 5. Tìm m để đồ thị hàm số:

a, Tạo với 2 trục tọa độ một tam giác vuông cân

b, Cắt đường thẳng y = 3x - 4 tại một điểm trên Oy

c, Cắt đường thẳng y = -x - 3 tại một điểm trên Ox

Bài 14: Cho hai đường thẳng (d1): y = (m + 1)x + 2 và (d2): y = 2x + 1. Tìm m để hai đường thẳng cắt nhau tại một điểm có hoành độ và tung độ trái dấu

Bài 15: Tìm m để đồ thị của hàm số y = (m - 2)x + m + 3 và các đồ thị của các hàm số y = -x + 2 và y = 2x - 1 đồng quy

Bài 16: Cho hàm số y = 2x + 3k và y = (2m + 1)x + 2l - 3. Tìm điều kiện của m và k để đồ thị của hai hàm số là:

a, Hai đường thẳng cắt nhau

b, Hai đường thẳng song song với nhau

c, Hai đường thẳng trùng nhau

Bài 17: Cho hàm số y = mx + 4 và y = (2m - 3)x - 2. Tìm m để đồ thị của hai hàm số đã cho là:

a, Hai đường thẳng song song với nhau

b, Hai đường thẳng cắt nhau

c, Hai đường thẳng trùng nhau

d, Hai đường thẳng cắt nhau tại 1 điểm trên trục tung

Bài 18: Cho hai hàm số y = 2x + m - 3 và y = 5x + 5 - 3m. Tìm m để đồ thị của hai hàm số trên cắt nhau tại một điểm trên trục tung

Bài 19: Cho hai hàm số y = (m - 1)x + 3 và y = (3 - m)x + 1

a, Với giá trị nào của m thì đồ thị của hai hàm só là hai đường thẳng song song với nhau

b, Với giá trị nào của m thì đồ thị của 2 hàm số là hai đường thẳng cắt nhau

Bài 20: Cho hàm số y = mx - 2 (m khác 0). Xác định giá trị của m để đồ thị hàm số cắt hai trục tọa độ tạo thành tam giác có diện tích bằng 1.

Bài 21: Cho hàm số y = x + m. Tìm m để đồ thị hàm số song song với đường thẳng x - y + 3 = 0

1 1,629 28/12/2023


Xem thêm các chương trình khác: