150 bài toán tư duy lớp 2 (2024) có đáp án

Với tài liệu về 150 bài toán tư duy lớp 2 (2024) có đáp án bao gồm: lý thuyết và bài tập cũng như những định nghĩa, tính chất, các dạng bài sẽ giúp bạn nắm vững kiến thức và học tốt môn Toán hơn.

1 1,679 07/01/2024


150 bài toán tư duy lớp 2

I. Các dạng toán

Dạng 1: Dạng toán nâng cao so sánh và thay thế

So sánh và thay thế là dạng toán toán thực tế, giúp học sinh hiểu rõ hơn về số đếm, khối lượng - những nội dung cơ bản trong chương trình toán lớp 2.

Một ví dụ quen thuộc nhất của dạng toán này là bài toán so sánh cân nặng của 2 vật. Thông thường bài toán này sẽ yêu cầu học sinh tìm ra cách để cân bằng khối lượng của hai bên cân hoặc tìm ra khối lượng của một vật chưa biết.

Ví dụ: Có ba con tôm hùm có trọng lượng bằng nhau, biết cân ở hai hình đang thăng bằng. Hỏi mỗi con tôm trong hình có trọng lượng bao nhiêu?

Dạng 2: Dạng toán nâng cao về suy luận, logic

Đối với dạng toán logic lớp 2, trẻ cần nhiều lập luận hơn là những con số tính toán. Một trong những cách để học sinh rèn luyện tính logic, lập luận tốt hơn là kẻ bảng.

Ví dụ như bài toán yêu cầu tìm con vật về đích chậm nhất trong cuộc đua. Trong một cuộc đua, có hươu, chó và thỏ cùng chạy đua với nhau. Thỏ không phải là con vật về đích đầu tiên, chó cũng không phải là con vật về đầu tiên nhưng cũng không phải là con về cuối cùng.

Bằng cách lập luận kẻ bảng, trẻ có thể tìm được lời giải. Cách này dần dần cũng rèn luyện cho trẻ một cách suy nghĩ, logic cao hơn.

Dạng 3: Dạng toán về sơ đồ, đoạn thẳng

Đây là dạng toán tiểu học rất quan trọng, nó yêu cầu học sinh cần phải biết cách thiết lập mối quan hệ giữa các đại lượng trong bài Toán. Cách đơn giản nhất để có thể nhìn nhận mối quan hệ giữa các đoạn thẳng là chia đoạn thẳng thành các phần bằng nhau.

Dạng 4: Dạng toán giả thiết tạm

Với dạng toán này, học sinh cần giả sử các tình huống để giải bài toán. Có nhiều cách để giả thuyết các tình huống dẫn đến nhiều cách giải khác nhau. Vì vậy đây là dạng toán phát huy khả năng sáng tạo, suy nghĩ đa chiều của trẻ.

Dạng 5: Dạng toán áp dụng nguyên lý Đi - rích - lê

Dạng toán này rất quan trọng, không chỉ áp dụng ở phạm vi Toán học mà còn có ý nghĩa đời sống rất quan trọng.

Một ví dụ rất đơn giản là một gia đình có 3 người thuê 1 phòng có 2 giường ở một khách sạn, vì thế sẽ có 2 người phải ngủ chung với nhau.

II. Bài tập vận dụng

Bài 1: Em hãy tìm số tiếp theo:

a) 1, 3, 5, 7, 9, .....

b) 1, 4, 7, 10, 13, .....

c) 1, 2, 4, 7, 11, 16, ....

Bài 2: Chỉ sử dụng các chữ số 1 và chữ số 2, có thể viết được bao nhiêu số có 1 hoặc 2 chữ số?

Bài 3: Viết số tự nhiên nhỏ nhất có 3 chữ số và tổng các chữ số bằng 20

Bài 4: Bạn Việt nghĩ đến số bé nhất có 3 chữ số khác nhau mà tổng các chữ số bằng 21, còn bạn Nam nghĩ đến số lớn nhất có 3 chữ số mà tổng các chữ số bằng 21. Em hãy tìm hiệu giữa số Nam nghĩ và số Việt nghĩ.

Bài 5: 5 năm trước, tổng số tuổi của An, Bình, Cường là 29 tuổi. Tính tổng số tuổi của ba người trên hiện nay.

Bài 6: Bình nói với Cường: “Nếu bạn đưa tớ 5 que tính, thì khi đó số que tính của mình sẽ bằng số que tính của bạn”. Hỏi Cường có nhiều hơn Bình bao nhiêu que tính?

Bài 7: Trong gia đình cần có ít nhất bao nhiêu đứa trẻ để mỗi đứa trẻ đều có ít nhất 1 anh hoặc em trai và có ít nhất 1 chị hoặc em gái

Bài 8: Ngày đầu tiên trong 1 tháng có 30 ngày là ngày Thứ Ba. Hỏi tháng đó có bao nhiêu ngày thứ Tư?

Bài 9: Biết rằng tổng tất cả các số trên mỗi đường tròn đều bằng 55. Tìm A và B

Bài 10: Sinh nhật của Nam là ngày hôm qua. Ngày mai là Thứ Bảy. Hỏi sinh nhật Nam là thứ mấy?

Bài 11: Trong hộp có 10 viên bi đỏ, 9 viên bi xanh, 7 viên bi vàng và 5 viên bi tím, các viên bi có kích thước giống hệt nhau. Không nhìn vào hộp, cần lấy ra ít nhất bao nhiêu viên bi để chắc chắn trong số các viên bi lấy ra có đủ 4 màu đỏ, xanh, vàng, tím?

Bài 12: Tính tổng: A = 99 – 98 + 97 – 96 + ... + 5 – 4 + 3 – 2 + 1

1 1,679 07/01/2024


Xem thêm các chương trình khác: